Như chúng ta đã biết phương pháp định giá cổ phần theo lý thuyết đó là sử dụng nguyên tắc chiết khấu dòng tiền, ở đây là chiết khấu cổ tức. Giá trị của một cổ phần được định nghĩa là:

P = ∑Cổ tức / (1+r)^n

Đây là công thức căn bản trong việc định giá cổ phần.
Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng công thức trên. Một số trường hợp chúng ta có thể sử dụng công thức đơn giản hơn đó là dựa vào P/E để tính giá cổ phần. Chẳng hạn nếu P/E của công ty ước tính khoảng 10 thì với EPS = 5, điều đó có nghĩa rằng giá cổ phần công ty sẽ là 50.
Hoặc để nhận định về tốc độ tăng trưởng của công ty, người ta có thể sử dụng thêm công thức:

P = EPS/r + PVGO với PVGO là hiện giá cơ hội tăng trưởng (giá trị đem lại từ những cơ hội đầu tư hiện tại của công ty)

Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây, chúng ta sẽ sử dụng các công thức định giá này trong trường hợp nào, khi nào thì nên sử dụng công thức này mà không sử dụng công thức kia??? Và theo bạn ở Việt Nam người ta dùng công thức nào ?
Mong các bạn đóng góp ý kiến !!! (Tác giả: Nam)

Thảo luận

O Việt Nam theo mình nghĩ công thức của bạn đưa ra khó có khả năng áp dụng được. Vì sao, hãy trả lời các câu hỏi:

1. Bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp ở Việt Nam có vận dụng dividend policy cho shareholders? Trong trường hợp doanh nghiệp không trả cổ tức thì sao? Ở trên thế giới Microsoft không trả dividend nhưng vẫn giá cổ phiếu lại rất cao vì nhà đầu tư họ không kỳ vọng vào dividend mà họ quan tâm đến capital gain (chênh lệch giá cổ phiếu)

2. Công thức này liệu có thực tế không? r theo mình nghĩ đó là cost of equity, làm sao tính được r ở một doanh nghiệp ở Việt Nam. Nếu muốn tính được r, các bạn phải có thông tin về: risk free rate, return on market, return on stock, và beta. Tính beta trong một thị trường chứng khoán chưa phát triển như Việt Nam quả là không khả thi.

3. Bạn tính beta bằng cách nào? Nếu dùng phương pháp regression (hồi quy), xin thưa rằng không có dữ liệu quá khứ bởi vì chẳng thể nào tìm được giá cổ phiếu hàng ngày của 1 công ty và daily VNI-index, có website nào để download giá lịch sử không??? Nếu bạn dùng phương pháp bottom-up để tính Beta, mình nghĩ là không ổn bởi vì bạn không có thông tin về các công ty đối thủ cạnh tranh và tính avarage unleverage beta.

4. Làm sao xác định được tốc độ tăng trưởng của cổ tức doanh nghiệp (g). Hình như mô hình mà bạn đưa ra không có g. Theo mình thì g = ROE*(1-payout ratio). Mà payout ratio = DPS/EPS. Thật là khó khi tính g ở các công ty ở Việt Nam.
5. Giả sử như bạn tính được g và r, theo bạn thì tốc độ tăng trưởng của dividend sẽ kéo dài trong bao lâu. Thật là khó phân tích trong môi trường thiếu thông tin như ở Việt Nam. Bạn là nhà phân tích, bạn có biết chiến lược kinh doanh của công ty hay không? Công ty có bao nhiêu projects? Project sinh lợi ra sao, đóng góp như thế nào vào tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp? Project kéo dài bao lâu....

5. Doanh nghiệp đang ở điểm nào trong chu kỳ kinh doanh (đang hình thành, đang tăng trưởng, hay suy thóai)...

6. Thông tin trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam có đáng tin cậy không?Đó là một vấn đề về Information asymmetry dẫn đến Agency problem (các nhà quản lý nắm nhiều thông tin hơn là các cổ đông), cho nên sự phân tích của cổ đông thường phiến diện.

Tóm lai, mô hình mà bạn đưa ra chỉ là một mô hình rất căn bản, hình như đó là Gordan Growth Model, khó có thể đưa ra thông tin đáng tin cậy về giá cổ phiếu ở Việt Nam. Ở các nước phát triển, các nhà phân tích thường dùng nhiều mô hình kết hợp chứ không đơn thuần chỉ dùng 1 mô hình, họ thường phân tích về industry, về risk, về accounting, rất nhiều thứ. Những mô hình thông dụng mà các nhà phân tích ở Anh, Mỹ, Úc thường dùng mà mình đã từng được học và thử nghiệm là:

1. DDM (2-stage, 3-stage): Phân tích chiết khấu cổ tức

2. FCFE (Free cash flow to equity)

3. Relative valuation (P/E): so sánh chỉ số (P/E) với các công ty trên thị trường. Sau đó dùng hàm hồi quy (regression) để phân tích

Thật ra mục đích của việc định giá cổ phằn là để xác định miss-priced security (xem giá cổ phiếu thấp hơn hay cao hơn số mà bạn tính, từ đó đưa ra quyết định mua, giữ, hay bán). Nếu bạn nào thích hãy cho mình email, mình sẽ gửi một bài viết của mình về một công ty ở nước ngoài mà mình đã từng phân tích (đây là một công ty thuộc oil and gas industry).

11 comments:

Unknown said...

Ban co the gui cho minh bai viet fan tich cua ban dc khong? Cam on ban nhieu. email cua minh la` minhnt7891@gmail.com

Unknown said...

Bạn có thể gửi bài viết cho mình vào mai.ntphuong@gmail.com được không? Cảm ơn bạn nhiều,

Unknown said...

email cua minh duong2289@yahoo.com
thanks in advance nếu bạn co thê gui email bai viet cho minh

Nguyen Trung said...

email cua minh la trung.nguyenbao@gmail.com
Cam on vi bai thao luan rat sau sac cua ban

Công Toàn said...

Mình nữa nhé. Mail mình là: Mr.NcToan@gmail.com

tngan91 said...

mail của mình là nguyentuyetngan0108@gmail.com
cám ơn tác giả nhièu về bài viết bổ ích nhé

tngan91 said...

mail của mình là nguyentuyetngan0108@gmail.com
cám ơn bạn nhé

Le Duc Tho said...

Could you please send me your paper via leductho@gmail.com many thanks

Unknown said...

ban co the gui bai viet phan tich cua ban cho minh vao email: x103115@student.uwasa.fi duoc khong? cam on ban nhieu.

Unknown said...

Bạn có thể gửi bài viết của bạn cho mình theo mail phamthanhhuyen1111@gmail.com đc ko, cảm ơn bạn

Unknown said...

Chào bạn,
Bạn có thể gửi bài viết của bạn vào email: ms.son04@gmail.com được không?
Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn rất nhiều!