Đọc, hiểu báo cáo tài chính khó hay dễ?

Thursday, September 25, 2008 |

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, bảng cân đối kế toán của các công ty rất khó đọc. Nếu không phải là người có kiến thức cơ bản về tài chính kế toán thì không hiểu bảng này có ý nghĩa gì. Thực sự thì đây là một trong những nguồn thông tin rất quan trọng, cho biết sức mạnh tài chính của một công ty.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đối với các công ty niêm yết, nhà đầu tư chứng khoán dễ dàng thu thập báo cáo tài chính từ rất nhiều website của các công ty chứng khoán. Việc phân tích báo cáo tài chính là một việc làm quan trọng đối với những cổ đông - người có lợi ích sát sườn đối với thu nhập và các luồng tiền của công ty bởi những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu.

Việc phân tích báo cáo tài chính là phân tích các dữ liệu nhằm đánh giá tính linh hoạt - tức khả năng chi trả các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn của công ty; khả năng sinh lời, chính là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh; khả năng thanh toán, nghĩa là khả năng thực hiện những trách nhiệm nợ dài hạn của công ty.

Phân tích các hệ số tài chính sẽ cho thấy mối quan hệ đầy đủ ý nghĩa hơn giữa các giá trị riêng lẻ trong báo cáo tài chính.

Nếu như một con số riêng lẻ trong một báo cáo tài chính không thực sự nói lên nhiều điều thì, một hệ số tài chính riêng lẻ cũng có giá trị rất thấp nếu chúng ta không xét nó trong mối tương quan với các hệ số khác.

Từ những hệ số được phân tích, chúng ta sẽ có những so sánh quan trọng nhằm xem xét kết quả hoạt động của công ty trong mối tương quan với toàn bộ nền kinh tế; lĩnh vực ngành của công ty; các nhà cạnh tranh chủ yếu trong phạm vi ngành; kết quả hoạt động trước đây của công ty...

Trước khi đi vào phân tích các hệ số cụ thể, cần lưu ý rằng ngoài việc được coi là những công cụ phân tích có giá trị thì các hệ số tài chính, tự bản thân nó, cũng có một số hạn chế nhất định. Nó có thể cho chúng ta thấy tiềm năng phát triển cũng như điểm yếu của một công ty, nhưng những hệ số tài chính này sẽ không đưa ra những câu trả lời xác định, và nó cũng không đưa ra các dự đoán.

Các hệ số về khả năng thanh toán cho biết khả năng của công ty trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Khả năng thanh toán thường được phân tích bằng việc tính toán các hệ số sau:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số này thường được sử dụng để xem xét khả năng thanh toán nợ đến hạn thanh toán của công ty.

Ở đây, nợ ngắn hạn được sử dụng làm mẫu số bởi vì chúng là những khoản nợ cần phải được thanh toán gấp trong vòng một năm. Các nguồn tiền mặt sẵn có nhằm đáp ứng những nghĩa vụ này phải được trích chủ yếu từ nguồn tiền của công ty hoặc tiền được chuyển đổi từ các tài sản ngắn hạn khác.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn.

Để làm sáng tỏ tầm quan trọng của hệ số này, cần phải đánh giá khả năng thanh toán trong một giai đoạn dài và cần phải so sánh với mức trung bình của ngành, đồng thời cũng rất cần phải xem xét các yếu tố cấu thành hệ số này.

Cần ghi nhớ rằng, bảng cân đối kế toán được lập vào một ngày xác định, và số lượng tài sản lưu động có thể thay đổi đáng kể tại thời điểm phân tích so với thời điểm được ghi trên bảng cân đối kế toán. Hơn nữa, tài khoản các khoản phải thu và hàng tồn kho có thể không thực sự có khả năng thanh toán.

Ví dụ, một công ty nào đó có thể có hệ số khả năng thanh toán hiện thời tương đối cao nhưng chưa chắc công ty đó đã đáp ứng được các yêu cầu về tiền bởi vì tài khoản các khoản phải thu thường thuộc dạng có tính thanh khoản thấp, hay tài khoản hàng trong kho chỉ có thể bán được bằng cách giảm giá.

Do vậy, chúng ta cần xem xét các yếu tố khác, các biện pháp tính toán để xác định khả năng thanh toán của từng nhóm tài sản cụ thể.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này còn gọi là hệ số thử axit, là cách tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chính xác hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện thời bởi vì tử số đã bị loại bỏ bớt khoản mục hàng tồn kho. Tuy nhiên, hệ số này cũng cần được xem xét trong mối tương quan với chiều hướng phát triển của chính công ty và của các công ty khác trong ngành.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động- hàng trong kho/Nợ ngắn hạn.

Hệ số tài sản tiền tệ

Hệ số này sẽ xem xét dòng tiền phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tử số của hệ số này chính là tổng tất cả các nguồn tiền bao gồm tiền sẵn có, các chứng khoán khả mại và luồng tiền phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giá cổ phiếu của một công ty được quyết định bởi nhiều yếu tố và một báo cáo tài chính “đẹp” cũng góp phần để đẩy giá cao thêm.

Hiện nay bên cạnh 120 loại cổ phiếu, trái phiếu của các công ty được niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán chính thức, thì có một khối lượng khá lớn các loại cổ phiếu khác được giao dịch trên thị trường phi tập trung - OTC.

Cho đến nay chưa có con số chính thức và cũng rất khó có được con số chính xác về tổng trị giá cổ phiếu đang giao dịch OTC, nhưng ước tính tổng doanh số giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC còn lớn hơn cả thị trường chính thức, lên tới cả chục ngàn tỷ đồng.

Bởi vì, trên thị trường OTC các loại cổ phiếu đang giao dịch phần lớn là của các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, nhà máy điện..., những công ty không những có quy mô vốn điều lệ lớn, tổng giá trị cổ phiếu đang giao dịch cao, mà còn thường xuyên phải tăng vốn điều lệ theo chiến lược kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, người đầu tư trên thị trường này nên chú ý đến những dạng rủi ro sau đây.

Một là, tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn. Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Nhiều loại cổ phiếu giá giao dịch trên thị trường OTC cao gấp 8 lần đến 10 lần, thậm chí 12 - 14 lần mệnh giá gốc.

Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu.

Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó.

Như vậy, các nhà đầu tư mới cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro nói là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.

Hai là, tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức. Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức.

Nhà đầu tư L.V.B tại Hà Nội, trong giao dịch mua bán cổ phiếu của Techcombank với một người khác là V.T.H, cán bộ một ngân hàng thời điểm đầu năm 2006, đã xẩy ra tranh chấp quyền lợi về quyền chia cổ tức trị giá hàng trăm triệu đồng, đang phải nhờ đến cơ quan quản lý can thiệp và dự kiến phải đưa ra cơ quan bảo vệ pháp luật để phân xử.

Ba là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng. Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó.

Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức..., vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.

Thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần E, có trụ sở chính tại Tp.HCM, thời gian qua đã xẩy ra khá nhiều tranh chấp quyền lợi này. Nhiều người đang nhờ đến sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.

Bốn là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành. Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu.

Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau. Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này.

Năm là, rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá. Thông thường để chắc ăn và "nắm đằng chuôi", người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc.

Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được.

Sáu là, rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua. Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu.

Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình. Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó. Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua.

Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng.

Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì. Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹn trả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Theo VNECONOMY

Trên thị trường chứng khoán (TTCK) có nhiều nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu (CP) xuất phát từ nhưng mẹo do bạn bè mách bảo, các cú điện thoại của nhà môi giới hay nhưng đề xuất của một nhà phân tích nào đó. Họ thường mua CP khi thị trường đang trong giai doạn nóng bỏng, đến lúc thị trường trở lạnh, họ rất dễ hoảng loạn, bán tháo số CP nắm giữ để rồi hứng chịu một khoản thua lỗ. Đó là câu chuyện rất điển hình về những nhà đầu tư mới vào nghề.

Đầu tư chứng khoán về cơ bản là một quá trình bao gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Chọn lựa CP

Bước đầu tiên trong việc chọn lựa một CP là bắt đầu theo dõi diễn biến các CP. Đặt một CP vào danh sách theo dõi (Watch list) sẽ làm tăng sự chú ý của bạn đối với CP đó. Thật hiếm khi bạn tìm được một CP nào đó rồi mua ngay tức thì. Một danh sách quan sát là mấu chốt để lựa chọn CP thành công.

Nếu bạn theo trường phái phân tích kỹ thuật, thì khi đó diễn biến giá CP là lý do chính của việc lựa chọn một CP đó để theo dõi.

Còn nếu bạn theo trường phái phân tích cơ bản, thì tin tức về thu nhập hay bất kỳ một tin tức nào khác về công ty lại là lý do chính để bạn quan tâm đến CP này. Một khi CP đã nằm trong danh sách theo dõi, bạn có thể so sánh diễn tiến giá cả của CP đó với diễn tiến giá cả của các CP khác. Bạn cũng có thể tìm thấy các thông tin khác liên quan đến CP đó nhằm giúp bạn có cơ sở để ra quyết định.

Nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật có thể quan tâm đến việc tìm kiếm các thông tin có tính kỹ thuật về CP. Liệu CP có diễn biến giá cả giống như trong quá khứ không? Xu hướng giá CP trong 13 tuần, 26 tuần hay 52 tuần gần đây nhất là đi lên hay đi xuống? So với lúc bắt đầu được đưa vào danh sách, CP đó tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?

Nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản sẽ tìm kiếm tin tức, các bản bảo cáo thu nhập, báo cáo ngành hay báo cáo của nhà phân tích nhằm tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, khi chọn lựa CP để theo dõi, cách tốt nhất là các nhà đầu tư nên kết hợp các thông tin về phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật để xem liệu CP đó có đáng được theo dõi hay không.

May mắn lắm bạn cũng chỉ chọn được 2 đến 3 CP tốt trong số 10 lần chọn. Bởi vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy các CP giảm giá sẽ chiếm đa số trong danh sách theo dõi. Cần lưu ý rằng, chỉ nên đưa những CP tốt nhất trong danh sách theo dõi vào danh mục đầu tư của bạn.

Bước 2: Chấp nhận vị thế

Chấp nhận vị thế là công việc khá đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với nhà môi giới và thực hiện giao dịch. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều. Trước tiên là loại giao dịch mà bạn thực hiện: đoản hay trường (short or long). Mặc dù xu hướng chung của giá CP là di lên nhưng bất kỳ ai dã từng mắc phải một vị thế thua lỗ đều có thể hiểu rằng, trong ngắn hạn CP có nhiều khả năng đi xuống hơn là đi lên. Nhìn chung, bạn nên tránh nhưng vị thế đoản (vị thế bán non). Chúng ngốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng cơ hội dành cho vị thế đoản lại rất hiếm hoi. Nếu bạn thực hiện vị thế đoản, bạn cần phải giám sát vị thế đó cẩn thận gấp đôi so với vị thế trường.

Kế đến là việc chọn lựa nhà môi giới. Nếu bạn là một nhà đầu tư tư nhân bạn có lẽ chỉ cần đến một nhà môi giới phần dịch vụ (discount broker). Đây là nhà môi giới cung cấp dịch vụ cơ bản nhất cho bạn, tức là chỉ thực hiện lệnh giúp bạn và ăn hoa hồng.

Bước 3: Giám sát vị thế

Giám sát các vị thế đã thực hiện là phần quan trọng nhất của quá trình đầu tư. Tất cả những thông tin và sự điều tra nghiên cứu đưa bạn đến chỗ ra quyết định giao dịch. Giám sát vị thế là lúc bạn theo dõi và đánh giá quyết dịnh đầu tư của mình. Khi vị thế đó nằm ở vị trí bấp bênh giữa lỗ và lãi, bạn cần phải hết sức chú ý đến những vị thế này. Khi CP mà bạn chọn tăng giá đều đều và bạn có cơ sở để tin rằng, đó là CP tốt thì bạn nên tính đến chuyện mua thêm CP này. Nếu CP mà bạn chọn giảm giá liên tục bạn cũng nên cân nhắc bán đi CP đó nhằm hạn chế thua lỗ.

Bước 4: Kết thúc vị thế

Nhà đầu tư thường bán CP khi giá CP đạt đến mức giá mục tiêu (target price) hay CP không diễn biến theo như mong đợi của anh ta. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư không biết bán khi nào và bán như thế nào để kết thúc một vị thế và mang lại kết quả tốt nhất. Thông thường, bạn nên bán CP khi những nhân tố cơ bản cho thấy sự sa sút đáng kể, chắng hạn như, thu nhập và lợi nhuận công ty giảm sút trong nhiều năm liền, thị phần thu hẹp dần do cạnh tranh gay gắt hay nội bộ ban giám đốc luôn lục đục...

theo Thời báo Kinh tế Việt Nam

1. Chỉ đầu tư những gì mình có.
Bạn chỉ nên đầu tư trên số tiền bạn đang sở hữu và bạn không cần nó trong một thời gian dài, ít nhất từ 3-4 tháng trở lên.

Có nhiều người nông nổi vay mượn tiền chơi chứng khoán, về mặt tâm lý thì họ đã tự đưa vào thế bất lợi, bắt buộc phải «thắng đậm» để trả lại số tiền vay mượn, trạng thái này dẫn đến những hành động thiếu thận trọng, càng thua càng muốn gỡ gạc, cay cú sát phạt lớn. Thái độ như vậy rất nguy hiểm cho người mới tập tành chơi chứng khoán.

Ở Âu Châu, các sách vở chuyên về chứng khoán khuyên nên bắt đầu mua chứng khoán ở mức 2.500€ cho mỗi cuộc mua bán, ít tiền hơn thì không có lời vì phải trả tiền giao dịch cho nhà môi giới quá nhiều. Thiết nghĩ, 2.500 Euros cũng không phải là nhiều đối với một người có công ăn việc làm. Nếu bạn sở hữu 10.000€ thì bạn nên phân chia nó ra làm 4 phần (mỗi phần 2.500€), mua 3-4 cổ phần mà bạn cho là có triển vọng nhất.

2- Chọn Broker - Nhà môi giới.
Người đầu tư cá nhân không thể mua chứng khoán thẳng ở thị trường chứng khoán mà phải qua trung gian. Trước đây, những công ty trung gian còn giới thiệu, mời chào cổ phiếu lẫn quỹ đầu tư của họ cho nên còn gọi là những nhà môi giới.

Còn hiện nay, với tình hình công nghệ truyền thông hiện đại, ai ai cũng có thể tự mình tìm những thông tin thị trường, mua bán như những người chuyên nghiệp, danh từ môi giới mất dần ý nghĩa của nó, gọi là công ty trung gian thì sát nghĩa hơn.

Các công ty trung gian hiện nay đang cạnh tranh nhau ráo riết về giá cả, dịch vụ... Dù bạn đã có ngân khoản ở một công ty trung gian trên mạng, thỉnh thoảng bạn cũng nên xem thử coi có công ty nào khác thích hợp hơn với bạn không. Không có trung gian chứng khoán nào tiện lợi cho người đầu tư cá nhân bằng các công ty trung gian trên mạng vì chi phí mua bán cổ phần rất thấp mà dịch vụ và những lợi ích của nó mang lại thì quá nhiều. Nhiều ngân hàng truyền thống phải tự mở chi nhánh trung gian trên mạng hay tìm cách mua lại những công ty trung gian độc lập vì họ bị áp lực nặng nề. Sự lựa chọn công ty trung gian này rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định mức thành công của bạn.

Bạn nên so sánh ba điều sau đây.

- Giá cả :
Mỗi lần bạn mua hay bán cổ phiếu đều phải trả cho công ty trung gian một khoản chi phí, chi phí càng thấp chừng nào thì bạn có thể mua bán với số vốn ít chừng ấy.

Để dễ tính toán, bạn nên mua bán khi tiền chi phí chỉ tương đương hay thấp hơn 1 % tiền vốn, chẳng hạn như chi phí giao dịch của một phi vụ mua rồi bán là 20 €, thì bạn mua cổ phần hơn 2000 €. Vậy thì chỉ cần cổ phần của bạn lên hơn 1% là bạn đã có lời. Nếu bạn mua chỉ có 100 €, thì bạn chỉ lời khi cổ phần của bạn lên hơn 20%.

- Tin tức (information) biểu đồ (graph) và các cách ban lệnh (order):

Cách mua bán của bạn sẽ lệ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của công ty trung gian. Thông tin, phân tích cơ bản, sự dự đoán, bảng đấu giá, cách đặt lệnh, cách phân tích cơ bản, kỹ thuật v.v... càng phong phú chừng nào thì càng có lợi chừng ấy. Bạn có thể dựa trên những tin tức đó mà thiết lập nhiều chiến lược mua bán khác nhau, nhận thấy được những cơ hội mà người khác chưa thấy. Và khi một trong những chiến lược của bạn hết còn hữu hiệu thì bạn chuyển qua những chiến lược khác dễ dàng hơn.

- Sự mau chóng của những mệnh lệnh order:

Các mệnh lệnh mua bán khi qua trung gian và chuyển đến thị trường phải nhanh chóng và chính xác, thậm chí đối những đối với day trader, họ phải xem được bảng đấu giá và ban mệnh lệnh được ngay lập tức. Về cách bảo mật thì các công ty này khá an toàn vì bạn phải có password để vào ngân khoản riêng của bạn, sau đó phải có code riêng để xác nhận lệnh mua bán và cuối cùng là số tiền mà bạn thắng chỉ được chuyển đến những ngân khoản riêng mà bạn đã ấn định trước. Đừng ngần ngại tốn thời gian để chọn tìm và so sánh những công ty trung gian chung quanh bạn để dễ kiện tụng nếu có vấn đề.

3. Mua rẻ bán đắt, hay bán đắt rồi mua lại rẻ.
Công ty trung gian nào cho phép bạn mua bán với nhiều loại mệnh lệnh giới hạn (at limit) chừng nào thì bạn càng dễ vạch ra những chiến lược mua bán chừng ấy. Mua cổ phiếu ở giá rẻ và bán lại với giá cao thì ai cũng biết. Nhưng hình thức bán khống, bán trước mua sau thì ít người rành nhưng rất được giới đầu cơ dùng. Ví dụ:

Anh X đến tiệm vàng bán trước 1.000 € của thân nhân ở nước ngoài sẽ gởi về, anh lấy tiền với giá cả hiện tại 20.000 VDN/ € và, sau một tháng anh X đem 1.000 € trả sau cho tiệm vàng. Giá Euros lúc này chỉ còn 17.000 VDN/ €. Anh X lời được 3.000.000 VDN.
Bạn có thể giao kèo với công ty trung gian, bán trước những chứng khoán mà bạn nghĩ rằng nó sẽ xuống với giá hiện tại và mua lại với giá cả trong tương lai. Nếu giá cổ phần lên thì bạn lổ và cổ phần xuống thì bạn …lời.

Điều chú ý là không phải công ty trung gian nào cũng chịu mua bán khống và chỉ những công ty cổ phần có nguồn vốn thực sự dồi dào mới được chấp nhận buôn bán theo kiểu này.
Bạn nên biết phương pháp mua bán này để có một nhận thức cân bằng, không mơ ước cổ phần lên theo một chiều và có thể thắng bất kể khi thị trường lên hay xuống.

4. Dùng stop loss.
Bạn nên dùng stop loss ngay sau khi bạn mua cổ phần và giá của stop loss phải được ấn định trước khi bạn mua. Tâm trí con người tỉnh táo nhất là lúc chưa mua bán gì cả. Khi bạn đã nhập cuộc vào thị trường rồi thì bạn bắt đầu bị lạc vào “mê hồn trận”, day dứt giữa hai thái cực : sợ hãi và tham lam. Nỗi sợ hãi làm cho bạn muốn bán và lòng tham khiến bạn muốn giữ cổ phần.
Người yếu bóng vía thì phải tự vạch ra một chiến lược, mua bán một cách máy móc với phần trăm giá cả đã được quyết định trước và dù cổ phần có giao động ra sao thì vẫn phải tuân thủ tuyệt đối chiến lược của mình, không được đổi ý giữa chừng trong trạng thái tâm lý giao động.

5. Giữ cổ phần lời, bán cổ phần lỗ.
Có phần may rủi trong chứng khoán mà chúng ta không thể kiểm soát được, chúng ta phải chấp nhận như vậy. Chúng ta phải bán những cổ phần lỗ để đừng bị lỗ thêm và giữ cổ phần lời để lời thêm. Thường thường, người mua chứng khoán khi họ nghĩ rằng chứng khoán đang ở mức thấp nhất, sẽ lên trong nay mai. Nếu không may giá chứng khoán rớt xuống thêm, phản ứng tự nhiên của một người bình thường là mua thêm vì nó rẻ hơn dự đoán. Đó là một sai lầm quan trọng, có thể làm hao hụt tài sản một cách nhanh chóng.

6. Thị trường luôn luôn có lý chứ không phải là lòng tự ái của bạn.
Nhiều người nghiên cứu thị trường rồi …tự quyết định rằng thị trường đang lên hay đang xuống. Dù người đầu tư cá nhân có tiền bạc đến đâu đi chăng nữa thì cũng là những con «tép riu» so với những người đầu tư chuyên môn. Những tay market makers này có nguồn tài khoản dồi dào từ những quỹ đầu tư có thể làm mưa làm gió, nâng lên hay kéo xuống bất cứ cổ phần nào mà họ muốn. Khi họ quyết định bán cổ phần với một số lượng lớn thì bạn phải bán theo trước khi quá trễ dù cho bạn không hiểu lý do tại sao rồi có thể mua lại với giá thấp hơn. Bạn nên luôn luôn nhớ rằng thị trường luôn luôn có lý dù cho đôi lúc bạn thấy nó rất bất hợp lý.

7. Theo xu hướng.
Có ba xu hướng mà bạn phải theo dõi, một là xu hướng thị trường chứng khoán, hai là xu hướng lãnh vực liên quan và ba là xu hướng của cổ phần mà bạn đang giao dịch.

Chẳng hạn như cổ phần Renault thuộc về thị trường Euronext của Âu Châu, thuộc về lãnh vực kỹ nghệ xe hơi vừa mới thắng Formular 1 và có vị tân giám đốc Carlos Ghosn là người tài ba, ba xu hướng này đang tiến triển tốt thì cổ phần Renault sẽ lên.

Muốn biết xu hướng đang lên hay xuống thì có nhiều cách phân tích kỹ thuật, căn bản khác nhau dù không cách nào là tuyệt đối hoàn hảo. Nó rất quan trọng đến mức có thể nói biết xu hướng thị trường là biết chơi chứng khoán.

8. Rút kinh nghiệm từ thất bại của bản thân.
Trí nhớ con người có hạn, chúng ta nên ghi lại những thành công và thất bại để làm kinh nghiệm. Khi mua một cổ phần thì bạn nên ghi rõ với tối đa chi tiết như lý do tại sao mua, xu hướng thị trường, tin tức liên quan đến cổ phần, stop loss và sell limit…; khi bạn bán ra thì bạn cũng ghi rõ tới tối đa chi tiết và rút kết luận, kinh nghiệm…

Không có kinh nghiệm nào cay đắng và làm bạn nhớ lâu bằng kinh nghiệm rút từ những thất bại của bản nhân mình. Khi bạn chép ra những lý do đã làm bạn thất bại thì cũng như bạn ôn lại những tình huống đó một lần nữa.

9. Đừng chờ mong gì mà chuẩn bị đối phó với mọi tình huống.
Tôn Tử nói: Người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới tìm phương sách đánh bại kẻ địch. Thắng lợi có thể thấy trước («thắng khả tri») nhưng không nhất thiết đòi hỏi phải thắng cho bằng được («i nhi bất khả vi»). Không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa. Người giỏi thủ giấu quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh, bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng («thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng»). Cho nên người giỏi dụng binh bao giờ cũng đặt mình vào thế bất bại mà cũng không bỏ qua cơ hội nào để thắng địch.

Với những người mới chơi chứng khoán thì quan trọng nhất là đừng nghĩ làm gì khi thắng mà là làm gì để hạn chế sự lỗ lã. Nếu bạn không tìm được cơ hội thì cứ quan sát tiếp và đừng đem tiền mua cho bằng được một thứ gì đó rồi ân hận. Người háo thắng nên tự kiềm chế mình bằng cách không tính đến tiền thắng mà chỉ chú ý số tiền bị lỗ. Nếu không lỗ lã thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ có lời trên thị trường chứng khoán.

Cạm bẫy T+3

|

Quy trình thanh toán chứng khoán trên sàn với công thức T + 3 - sau 3 ngày kể từ khi mua, cổ phiếu (CP - cả chứng chỉ quỹ) mới về tới tài khoản - đang trở thành cạm bẫy đối với nhiều nhà đầu tư “lướt sóng” ngắn.

Bị thua khi cổ phiếu mới về tới tài khoản:

Trong phiên giao dịch cuối tuần trước (24-8), các nhà đầu tư “lướt sóng” đã nộp 388 lệnh đặt mua 144.660 CP BMC (Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định), trong khi số chào bán chỉ có 52.080 CP, tức cầu lớn gấp 2,78 lần số cung. Giá BMC trong ngày hôm ấy tăng kịch trần (quy tròn +5%), tức tăng từ 495.000 đồng, lên 519.000 đồng/CP.

Đến phiên sau, ngày 27-8 (nghỉ thứ bảy và chủ nhật), vì sức mua thị trường tiếp tục mạnh nên giá giao dịch của BMC lên đến 544.000 đồng/CP, tăng thêm 25.000 đồng/CP. Những người mua CP BMC cuối tuần trước nghĩ rằng mình đã trúng đậm. Họ mong CP về đến tài khoản sớm để bán kiếm lời.

Nhưng trong ngày 28-8, giá CP này bất ngờ gãy đổ trước sự kinh ngạc của nhiều nhà đầu tư “lướt sóng” ngắn. Trong suốt cả 3 đợt giao dịch, giá BMC giảm liên tục, đến lúc đóng cửa chỉ còn 517.000 đồng/CP, giảm 27.000 đồng so với hôm trước.

Tính từ cuối tuần trước đến ngày này thì thời gian làm việc mới được 2 ngày (T+2), CP mua chưa về đến tài khoản nên nhà đầu tư không thể bán ra. Dù biết giá của nó đang rơi nhưng họ bất lực, không thể bán tháo để cắt lỗ.

Đến ngày 29-8, nếu giá không đổi chiều, với đà lao dốc thế này (-5%), giá BMC có thể xuống còn 492.000 đồng/CP. Như vậy, những nhà đầu tư “lướt sóng” ngắn cuối tuần trước bị thua nặng khi CP mới về tới tài khoan.

Không mua - bán một cục

Những nhà đầu tư ngắn hạn thường tạo ra “sóng” để lướt. Họ kiếm lợi nhuận ngay trong những con “sóng” này. Nhịp độ từng con “sóng” thường gắn liền với thời gian T+3. Các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thường dự tính mua nhanh, bán nhanh, trong thời hạn T+3.

Do thị trường có rất nhiều chuyên gia cự phách, vốn lớn, nên họ đã gom CP lúc thị trường ế ẩm. Khi “gió” đổi chiều, họ có thể tạo ra “sóng” để thu hút người mua. Khi thấy số lượng mua nhiều, giá CP bị đẩy lên cao thì họ xả CP ra bán, giá CP xuống thấp. Những nhà đầu tư bị cuốn vào mua lúc giá cao, không thể bán tháo khi “sóng” lặng nên thường bị “sập” vì cạm bẫy T+3.

Trong bất cứ thời điểm nào, thị trường cũng có những con “sóng” để cho các nhà đầu tư “lướt”. Khi xu hướng tăng mạnh thì “sóng” cao, kéo dài nhiều ngày, phương thức T+3 luôn thắng. Nhưng trong giai đoạn thị trường ế ẩm, nhịp độ “sóng” rất ngắn thì phương thức T+3 không còn hiệu quả, mà phương thức T+2, T+1 tỏ ra tốt hơn.

Để thực hiện được điều này, những nhà đầu tư có kinh nghiệm thường mua vào khi thị trường ế ẩm, nhằm mục đích nắm giữ CP lâu dài. Khi thấy những con “sóng” bị đẩy lên cao, họ chỉ bán tối đa 1/3 số CP có trong tài khoản.

Rồi một hoặc hai ngày sau khi thấy “sóng” lặng (giá xuống), họ lại mua vào bù đắp số lượng CP đã bán, vì vậy chiến lược đầu tư lâu dài vẫn không bị ảnh hưởng, mà hằng ngày vẫn có tiền lời. Vì tiền chưa về, nên nhà đầu tư tạm ứng của công ty chứng khoán với lãi suất khoảng 0,04%/ngày (1,2%/tháng), 3 ngày sau khi tiền bán CP về tới tài khoản, công ty sẽ trừ nợ.

Do không mua một cục, không bán một cục, mà chỉ mua - bán một phần giá trị trong tài khoản vào bất kỳ ngày nào khi thấy giá phù hợp nên những nhà đầu tư này tránh được cạm bẫy T+3.

Investor's Business Daily (IBD) là tờ nhật báo của một tổ chức tư vấn và đầu tư uy tín trên thị thị trường chứng khoán quốc tế. Dưới đây là một số gợi ý đánh giá cổ phiếu tốt mà IBD đưa ra.


Chỉ tiêu lợi nhuận

Thu nhập dòng hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hay xét trên một đơn vị cổ phiếu (EPS). Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước.

Một cổ phiếu tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.

Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những cổ phiếu có P/E thấp (P/E: Chỉ số giá chia cho thu nhập của mỗi cổ phiếu), và cho rằng những cổ phiếu có chỉ số này cao là đắt và không nên mua.

Thực tế cho thấy, những cổ phiếu tốt nhất thường có chỉ số này cao. Nên chọn cổ phiếu của những công ty thua lỗ trước khi công ty đó trở lại trạng thái có lãi khi các nhà đầu tư khác phát hiện ra nó.

Một số tiêu chí chọn lựa cổ phiếu căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm: Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; lựa chọn những công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất; lựa chọn công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất; lựa chọn công ty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước.

Lượng hàng bán (doanh thu)

Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa cổ phiếu tốt hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập.

Một số biểu hiện có thể xem xét khi một công ty gia tăng lượng hàng bán như nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, công ty giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, công ty cải thiện sản phẩm cũ.

Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó.

Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa những vấn đề. công ty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.

Với những nhà bán lẻ, nếu mở thêm một cửa hàng mới cũng làm tăng thêm lượng hàng bán ngay cả khi lượng hàng bán ở những cửa hàng cũ đang xấu đi.

Cũng cần lưu ý đến việc công ty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nó chưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán.

Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu

Lợi nhuận dòng đánh giá tỉ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỉ lệ lợi nhuận dòng/doanh thu. Con số này càng lớn thì công ty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động.

Lợi nhuận dòng có thể là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên.

Tuy nhiên, cũng cần phải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng truởng thu nhập. Mức tăng về lợi nhuận dòng sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của công ty khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiệu quả. Nếu lợi nhuận có xu hướng giảm, đó có thể là tín hiệu cho thấy công ty đang đánh mất lợi thế cạnh tranh.

Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động tài chính đóng góp cho sự phát triển của công ty. ROE cho biết công ty sử dụng tiền của cổ đông có tốt hay không. Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng lợi nhuận và quản lý hiệu quả.

Nói chung, nên tránh những công ty có chỉ số này nhỏ hơn 17%. Hầu hết mọi ngành, chỉ số này của những công ty hàng đầu thường đạt trong khoảng 20% đến 30%, cá biệt có những công ty đạt trên 40%. Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công nghệ mới đã cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất.

(Theo Lao Động)

I. Phân tích nhân tố vĩ mô tác động Đến thị trường chứng khoán

1. Môi trường chính sách và pháp luật
v Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đến bản thân TTCK và hoạt động của
các doanh nghiệp. Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác động tốt
hoặc xấu tới TTCK, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm.
v Môi trường chính trị – xã hội luôn có những tác động nhất định đến hoạt động
của TTCK. Yếu tố chính trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các hoạt
động chính trị, sửa đổi chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK.
v Môi trường pháp luật là yếu tố quan trọng tác động tới TTCK.
Do vậy môi trường pháp lý cần đuợc xem xét trên các góc độ:
§ Hệ thống hành lang pháp lý của TTCK được xây dựng như thế nào, có đủ bảo
vệ quyền lợi chính đáng của người đầu tư hay không?
§ Những mặt khuyến khích, ưu đãi, hạn chế được quy định trong hệ thống pháp
luật.
§ Sự ổn định của hệ thống luật pháp, khả năng sửa đổi và ảnh hưởng của chúng
đến TTCK.

2. Các ảnh hưởng kinh tế vĩ mô
Có 3 nhân tố vĩ mô cơ bản nhất tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư trên
TTCK:
v Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi
trường tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở
nước ngoài.
v Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và
tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát không hợp lý sẽ gây khó
khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới
doanh nghiệp.
v Lãi suất: Lãi suất Trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, những thay
đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán,
khi lãi suất chuẩn tăng làm cho giá cả của các loại chứng khoán khác giảm
xuống, ngược lại lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của chứng khoán tăng
lên.
Khi nền kinh tế phát triển tốt thì TTCK có xu hướng đi lên và ngược lại khi kinh tế
giảm sút thì TTCK đi xuống. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển của
nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của TTCK. Vì vậy, các
nhà đầu tư cần phải cố gắng dự đoán tình hình kinh tế để tìm ra những đỉnh điểm
của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ để tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường chứng
khoán một cách hợp lý nhất.

II. Phân tích ngành

Trong nền kinh tế, có rất nhiều ngành khác nhau như: dược phẩm, hoá chất,
công nghệ thông tin, cơ khí, dịch vụ tài chính….Trong quá trình phân tích cần
xác định ngành nào có triển vọng phát triển để có quyết định đầu tư hợp lý. Vì
vậy, ngoài việc nghiên cứu chính bản thân ngành đó, còn phải nghiên cứu các
vấn đến có ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất như: chính sách xuất,
nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, các quy định về thuế của Chính phủ đối với
một ngành cụ thể nào đó.
v Trước khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ, bạn cần phải phân tích
hoạt động toàn ngành trước những vấn đề:
§ Lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của ngành đó.
§ Cần theo dõi động thái hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đúng
lúc.
§ Vào cùng một thời điểm các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do
đó cần đánh giá mức độ rủi ro của từng ngành để xác định mức lợi suất đầu tư
tương xứng cần phải có.
§ Phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro trong tương
lai.


III. Phân tích tài chính công ty

Việc phân tích các báo cáo tài chính là việc phân tích các dữ liệu có trong các
báo cáo tài chính (chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) nhằm đánh giá:
§ Tính linh hoạt, nghĩa là khả năng chi trả các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn
của công ty.
§ Khả năng thanh toán, khả năng thực hiện trách nhiệm nợ dài hạn của công ty.
§ Khả năng sinh lời, là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các hệ số tài chính cơ bản cần phân tích:
I. Hệ số khả năng thanh toán
v Các hệ số về khả năng thanh toán cho biết khả năng của công ty trong việc
thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Ta thường xét đến các hệ số sau:
Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho

1. Hệ số thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn
v Hệ số này nói lên việc công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn
hạn vì công ty không gặp khó khăn nào trong việc chuyển từ tài sản lưu động
khác về tiền mặt.
v Hệ số này > 1 thì được đánh giá là an toàn vì công ty có thể trang trải các
khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán.
v Đây là hệ số phản ánh sự chắc chắn nhất khả năng của công ty đáp ứng nghĩa
vụ nợ hiện thời. Hệ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt.

II. Khả năng lợi nhuận
v Việc tính toán khả năng lợi nhuận chỉ ra số lợi nhuận mà một công ty đạt được
sau khi có doanh thu.
v Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp.
v Hệ số lợi nhuận cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả hay nghĩa là doanh
thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động, điều đó rất có lợi cho quá trình hoạt
động của doanh nghiệp.
v Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng của một công ty so với
doanh thu của nó.
v Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản
thân 1 ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ
có hệ số lợi nhuận cao hơn.
Tiền + Các chứng khoán có thể bán trên thị trường
3. Hệ số thanh toán tức thời = T ng n ng n h n
Tiền + Các chứng khoán khả mại
2. Hệ số thanh toán tức thời = Tổng nợ ngắn hạn
Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi
3. Hệ số thu nhập cổ phiếu phổ thông = Mệnh giá CP Pthông + Thặng dư vốn + Lợi nhuận để lại

Lợi nhuận hoạt động
1. Hệ số lợi nhuận = Doanh thu
Lợi nhuận hoạt động
Lợi nhuận ròng
2. Hệ số lợi nhuận ròng = Doanh thu
v Tỷ lệ này là một trong các biện pháp quan trọng đo lường khả năng tạo lợi
nhuận của công ty năm nay so với các năm khác. Công thức này so sánh số
thu nhập của các cổ đông phổ thông mỗi năm với giá trị của các cổ phiếu công
ty. Hệ số này càng cao càng tốt.
4. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần.
v Hệ số này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Hệ số
này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh các cổ phiếu trên thị
trường.
v Thông thường hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho
thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty.
v Chỉ tiêu này được dùng để xác định giá trị của một cổ phiếu theo số liệu trên
sổ sách, một nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này để so sánh với giá
trị thị trường của cổ phiếu, nếu chỉ tiêu này càng thấp hơn so với giá trị thị
trường của cổ phiếu đó thì càng đỡ rủi ro.


III. Đánh giá thu nhập
1. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
v EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu của cổ đông phổ thông.
v Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên
mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn.
2. Hệ số giá / thu nhập
v Hệ số P/E là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quyết định đầu tư
chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu có ảnh hưởng quyết định
Tổng tài sản - Tổng số nợ - Cổ phiếu ưu đãi
Giá trị sổ sách =
của cổ phiếu phổ thông Số cổ phiếu phổ thông
Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi
EPS =
Số lượng cổ phiếu phổ thông
Giá thị trường
P/E =
Thu nhập của mỗi cổ phiếu
Lợi nhuận ròng
ROE =
Vốn cổ đông
đến giá thị trường của cổ phiếu đó còn hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa
giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
v P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu
lần, hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu đồng cho một đồng thu nhập.
v Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu.
v P/E cao có nghĩa là người đầu tư dự kiến công ty sẽ tăng trưởng nhanh và cổ
tức sẽ tăng cao trong tương lai.
v Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông phổ thông
dưới dạng cổ tức. hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng nhận được sự
quan tâm của các nhà đầu tư, bởi lẽ họ sẽ được trả mức cổ tức cao cho mỗi
cổ phiếu nắm giữ.
v Hệ số này thể hiện tỷ lệ giữa mức cổ tức chi trả so với giá trị thị trường hiện
thời của cổ phiếu, nó phản ánh lợi tức mong đợi của nhà đầu tư khi mua một
loại cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.
v Nếu tỷ lệ này càng cao thì càng được các nhà đầu tư quan tâm.
Cổ tức chi trả cho mỗi cổ phiếu phổ thông hàng năm
3. Hệ số chi trả cổ tức = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Cổ tức hàng năm của mỗi cổ phiếu phổ thông
4. Lợi tức hiện thời = Giá thị trường hiện thời

Nguồn Vinase.com

Xin giới thiệu một số chiến thuật kinh doanh cổ phiếu của những nhà kinh doanh cổ phiếu lớn tại thị trường Mỹ, được đúc kết trong cuốn “Lessons from the Greatest Stock Traders of All Time” - tạm dịch “Những bài học từ những nhà kinh doanh cổ phiếu thành công nhất” của John Boik, và cuốn “The 21 Irrefutable Truths of Trading” tạm dịch “21 sự thật về kinh doanh cổ phiếu” của John Hayden.

Chiến thuật kinh doanh “không cảm xúc” và “phân tích cơ bản” của Bernard Baruh
Bernard Baruh, xuất thân là nhân viên văn phòng của một công ty môi giới chứng khoán, là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công. Ông kiếm được bộn tiền nhờ vào dự đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1907 và 1929. Không chỉ là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công, ông còn làm việc cho chính phủ của Tổng thống Woodrow Wilson.

Bernard Baruh quan niệm rằng thị trường chứng khoán phản ảnh tình hình kinh tế, chứ thị trường chứng khoán không quyết định được nền kinh tế. Và ông cũng tin tưởng mãnh liệt rằng, kết quả kinh doanh được quyết định bởi tâm lý của những người kinh doanh cổ phiếu. Ông sử dụng cái đầu “lạnh”, chứ không để cảm xúc len vào khi kinh doanh chứng khoán. Ông là người đầu tiên đưa ra chiến lược phân tích cơ bản trong kinh doanh. Trong đó ông nhấn mạnh đến ba yếu tố: độ lớn tài sản của công ty, giá trị của sản phẩm đối với người mua, và năng lực của ban lãnh đạo, trong việc chọn cổ phiếu của mình.

Chiến thuật “Kim tự tháp” và “Thăm dò” của Jess Livermore
Jess Livermore, xuất thân từ nhân viên của một công ty chứng khoán, là người có những chuỗi thành công và cả thất bại lớn trên thị trường kinh doanh chứng khoán. Ông cũng kiếm được cả núi tiền nhờ vào việc tiên đoán sự sụp đổ của thị trường vào năm 1907 và 1929. Tuy vậy, năm 1940, ngay sau khi ông viết cuốn sách nổi tiếng “How to Trade in Stocks”, ông bị thất bại, phá sản và tự tử.

Chiến thuật “Kim tự tháp” do ông phát triển: mua vào nhiều hơn những cổ phiếu đang tăng giá và bán ra những cổ phiếu đang rớt giá, là một trong những chiến thuật được các nhà kinh doanh cổ phiếu áp dụng cho đến bây giờ. Chiến thuật thứ hai là chiến thuật “Thăm dò”. Trong chiến thuật này ông sẽ thực hiện việc mua có tính cách thăm dò một số cổ phiếu. Sau một thời gian ngắn, dựa vào hiệu quả lợi nhuận của những cố phiếu thăm dò này, hoặc là ông bán hẳn; còn không thì sẽ mua thật nhiều để đưa vào kim tự tháp của mình. Jess Livermore, cũng giống như phần lớn các nhà kinh doanh cổ phiếu lớn khác, quyết định dựa vào nghiên cứu và phân tích của bản thân, chứ ít khi dựa vào tư vấn của các chuyên gia, hay các công ty tư vấn.

Chiến thuật “kinh doanh tập trung” và “hành động nhanh” của Gerald M. Loeb
Thừa hưởng một lượng tài sản lớn, Gerald Loeb có nhiều thuận lợi hơn các nhà kinh doanh, đầu tư khác. Một điều khá lý thú là vào năm khi Benjamin Graham - một trong những “ông tổ” về đầu tư, viết cuốn “Phân tích chứng khoán”, kêu gọi các nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ lại để được nhận giá trị thật của cổ phiếu trong tương lai, thì Gerald M. Loeb viết cuốn “Chiến đấu cho sự tồn tại trên trị trường chứng khoán” với quan điểm hoàn toàn đối nghịch. Ông quan niệm rằng, các nhà kinh doanh phải hết sức năng động trong việc mua bán, và thị trường là chiến trường. Trái với quan điểm truyền thống của đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư, chiến thuật của ông là “kinh doanh tập trung”, tức là chỉ mua một số loại cổ phiếu sau khi đã lựa chọn kỹ càng và chấp nhận rủi ro của những cổ phiếu đó. Chiến thuật thành công thứ hai của ông là “hành động nhanh”. Ông luôn quyết định mua và bán thật nhanh trước khi những diễn biến lớn xảy ra.

Chiến thuật “Kỹ thuật và cơ bản” và “lý thuyết hộp” của Nicolar Darvas
Nicolar Darvas là một nhà kinh doanh nghiệp dư. Nghề nghiệp chính của ông là vũ công. Thế nhưng, với sự tập trung cao độ vào kinh doanh, ông đã kiếm được 2 triệu đô la, đó là số tiền lớn vào những năm 50 của thế kỷ trước. Ông là người phát triển lý thuyết hộp. Theo lý thuyết này, giá cổ phiếu lên và xuống trong những giới hạn nhất định, và tạo ra một cái “hộp”. Đến một thời điểm nào đó, giá của cổ phiếu sẽ vượt qua cái hộp này, và tạo ra một cái “hộp” mới. Mua vào những cổ phiếu ngay giai đoạn nó thoát ly cái hộp cũ sẽ tạo ra những lợi nhuận cao. Ông cũng là người đề ra phương pháp phân tích kỹ thuật - phối hợp với cơ bản. Tuy quan tâm cả hai, nhưng ông nghiêng về yếu tố kỹ thuật - chuyển động của giá, và số lượng cổ phiếu mua bán - hơn là yếu tố cơ bản - tình hình kinh doanh và năng lực quản lý của công ty.

Chiến lược CANSLIM của William J. O’Neil
Xuất thân là một người môi giới chứng khoán, William O’Neil trở thành nhà kinh doanh thành công và vẫn tiếp tục kinh doanh cho đến bây giờ. Ông là người sáng lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều sách về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu. Ông là người phát triển lý thuyết kinh doanh chứng khoán gọi là CANSLIM. Theo lý thuyết này của ông, giá một cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng khi có một hay nhiều đặc điểm sau đây:

C - Current Quarter: Lợi nhuận trong quí tăng trưởng ít nhất 25%.
A - Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%.
N - New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới.
S - Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao.
L - Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu.
I - Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu.
M - Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng của nó.

Những điểm quan trọng

Mặc dù những nhà kinh doanh thành công có những chiến thuật, chiến lược khác nhau nhưng họ chia sẻ những điểm chung sau:
- Cần có một khoản tiền dự trữ đề phòng những rủi ro. Khoản dự trữ này sẽ giúp nhà kinh doanh tiếp tục kinh doanh chứ không thụ động phụ thuộc vào kết quả của những “phi vụ” trước.
- Cắt lỗ càng sớm càng tốt. Khi đã lỡ mua cổ phiếu bị xuống giá, cắt ngay. Không bao giờ giữ cố phiếu đang giảm giá và chờ giá sẽ cao trở lại.
- Mua giá cao và bán giá cao hơn. Để kinh doanh thành công, không chỉ là mua thấp bán cao, mà còn là mua giá cao và bán ra cao hơn.
- Đôi khi rút khỏi thị trường. Không phải lúc nào nhà kinh doanh cũng thành công, mà phải biết rút khỏi thị trường.
O’Neil, Darvas và Loeb thường không thích tham gia thị trường đang xuống giá, trong khi đó Livermore lại không tham gia khi thị trường đều đặn, bình ổn.
- Mua tập trung chứ không nên đa dạng hóa danh mục đầu tư.
- Quan tâm đặc biệt đến khối lượng giao dịch và giá. Đối với những nhà kinh doanh cổ phiếu, hai chỉ số này quan trọng hơn bất cứ chỉ số nào, kể cả P/E, các loại tỷ suất lợi nhuận.
- Sau khi thực hiện các phi vụ, phải bỏ thời gian phân tích để rút kinh nghiệm, tại sao mình thua hay thắng phi vụ đó.
- Cống hiến toàn thời gian. Để kinh doanh thành công, phải dành công sức, thời gian. Ngay cả trường hợp Darvas là vũ công nhưng cũng dành một thời gian lớn hàng ngày (trên 8 tiếng) để theo dõi và thực hiện việc kinh doanh.
- Thực hiện các cuộc nghiên cứu phân tích độc lập, các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công phải biết tự nghiên cứu và phân tích, không nên dựa vào ý kiến tư vấn của người khác.
- Quyết định dựa vào dữ kiện, không dựa vào cảm xúc. Ví dụ như nhà kinh doanh không tiếc khi phải bán ra cổ phiếu, không quá mừng rỡ mà bán lúa non khi giá cổ phiếu vẫn còn đang lên.
- Quan trọng nhất là phải chấp nhận rủi ro. Một chiến lược đầu tư gọi là hiệu quả khi có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cao lợi nhuận. Trong khi đó, các chiến lược kinh doanh hầu như phải chấp nhận mức rủi ro cao vì chính rủi ro cao đó là nguồn gốc của lợi nhuận cao. Nhà kinh doanh vì vậy phải chấp nhận những phi vụ thất bại, và đừng nên kỳ vọng rằng lúc nào họ cũng thắng được thị trường.

(vinashares.com)

OTC không tự do

|

Cùng với sự đi lên của thị trường chứng khoán niêm yết, thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung - OTC cũng phát triển rất nhanh.

Thị trường OTC viết tắt theo cụm từ tiếng Anh là “Over the Counter”, để chỉ việc giao dịch cổ phiếu ngoài sàn giao dịch chứng khoán, hay còn gọi là thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung. Cụm từ viết tắt OTC thể hiện tính thông lệ quốc tế mà Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển thị trường chứng khoán, thị trường giao dịch cổ phiếu dứt khoát không nằm ngoài những giao dịch và tính toán đó.

Song hiện nay đang có những quan điểm và nhận thức khác nhau về vấn đề này, vậy thực chất của nó ra sao?

Trước hết chưa thể gọi thị trường OTC là thị trường chứng khoán tự do, bởi vì các cổ phiếu được giao dịch chưa đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chưa bị điều chỉnh bởi pháp luật về giao dịch chứng khoán. Do đó chỉ có thể gọi là thị trường giao dịch cổ phiếu mà thôi.

Song bản thân giao dịch trên thị trường này hiện nay ở nước ta không chỉ có cổ phiếu mà có cả trái phiếu có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu. Ước tính hiện nay trên thị trường đang có khoảng 6 loại trái phiếu dạng này, đó là trái phiếu của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), các ngân hàng thương mại: Á Châu, Quân đội, Cổ phần Sài Gòn, Ngoại thương Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam...

Thứ hai là, không thể gọi thị trường OTC là thị trường tự do. Giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC tuy không chịu sự quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán và pháp luật chuyên ngành về chứng khoán, nhưng chịu sự quản lý Nhà nước về chuyên ngành kinh doanh, điều chỉnh pháp luật về giao dịch dân sự và hình sự, pháp luật chuyên ngành kinh doanh, Luật Doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty cổ phần, quy định về cổ phần; các quy định về cổ phiếu, vốn điều lệ, kiểm toán và các quy định khác có liên quan.

Do đó những người mua bán cổ phiếu OTC đều bám theo các quy định pháp luật nói trên để thực hiện các giao dịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho phòng ngừa tới mức thấp nhất rủi ro.

Văn phòng hội đồng quản trị của các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm cổ phần, doanh nghiệp cổ phần khác nói chung, hầu như đều ban hành văn bản mẫu về hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu, đơn xin chuyển nhượng... Những quy định và điều khoản ràng buộc trong đó đều bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, tức là cả bên mua và bên bán, quyền lợi về chia cổ tức, mua cổ phiếu tăng vốn... dựa trên điều lệ của công ty cổ phần và các quy định pháp luật khác có liên quan. Nếu như các hành vi lừa đảo thì cũng chịu các chế tài của luật hình sự.

Các tranh chấp về dân sự cũng được giải quyết theo Luật Dân sự. Thanh tra chuyên ngành: ngân hàng, tài chính... cũng có nội dung thanh tra và chức năng thanh tra giải quyết những vấn đề liên quan cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, của ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán cổ phần và công ty bảo hiểm cổ phần... cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết giao dịch OTC cũng hầu hết được ghi rõ các giao dịch chuyển nhượng chỉ có giá trị khi làm thủ tục qua văn phòng hội đồng quản trị của doanh nghiệp đó.

Thủ tục chuyển nhượng cũng hết sức chặt chẽ với việc xuất trình sổ hộ khẩu, chứng minh thư, chữ ký gốc... Các ngân hàng thương mại cổ phần bắt buộc phải thực hiện kiểm toán độc lập hay kiểm toán quốc tế hàng năm và phải công bố công khai thực trạng tài chính trước đại hội cổ đông, trước công luận.

Bởi vậy trong thực tiễn ở nước ta, hơn 2 năm qua, thị trường OTC cũng phát triển rất nhanh, giao dịch sôi động, với hàng trăm loại cổ phiếu được giao dịch OTC, tổng số vốn hoá cũng lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, nhưng chưa gây ra vụ kiện tụng hay tranh chấp nào ầm ĩ trong xã hội, trên thị trường, cũng chưa thấy toà dân sự, hay mức độ cao hơn phải xử lý các trường hợp tranh chấp giao dịch trên thị trường OTC.

Cũng nắm bắt nhu cầu giao dịch trên nên đã hình thành tự phát nơi đăng ký giao dịch cổ phiếu OTC trên trang web của các công ty kinh doanh chứng khoán, như: ANS, ABCS, BVSC... hoặc các trang chuyên về giao dịch OTC, như: SanOTC, OTC24h...

Trong đó, nếu như trong mục rao vặt OTC của địa chỉ BVSC, các thông tin giao dịch mua bán cổ phiếu chỉ được duyệt và đưa trên mạng 1 lần trong ngày thì địa chỉ SanOTC được xét duyệt và đăng tin liên tục trong ngày. Đây được coi là hai địa chỉ có tần suất giao dịch sôi động nhất và hiệu quả nhất trong việc khớp nối thông tin giữa cung và cầu về mua bán cổ phiếu OTC hiện nay.

Các địa chỉ trang web nói trên không chỉ đăng thông tin giữa nhu cầu mua và bán mà còn thông tin về các công ty có cổ phiếu giao dịch OTC, thông tin khác liên quan đến phân tích thị trường OTC.

(Theo Thời Báo Kinh Tế VN)


Phố Wall lại có thêm một phiên giảm điểm khi giới đầu tư vẫn lo lắng về kế hoạch giải cứu thị trường tài chính. Tuy nhiên, thông tin tỷ phú Warrent Buffett đầu tư 5 tỷ USD vào Goldman Sachs đã hãm đà xuống dốc trên thị trường.

Chỉ số Dow Jones giảm nhẹ 0,27% xuống 10.825,17 điểm. Standard & Poor 500 đi xuống 0,2%, hiện có giá trị 1.185,87 điểm. Riêng Nasdaq đi lên 0,11%, chốt ở mức 2.155,68 điểm. Diễn biến trái chiều của chỉ số Nasdaq bắt nguồn từ dự đoán của giới phân tích rằng mức độ tiêu thụ của các mặt hàng công nghệ sẽ tăng sau khi kế hoạch bơm tiền vào thị trường tài chính được thông qua.

Giới đầu tư đang rất trông chờ vào quyết định thông qua đạo luật hỗ trợ thị trường tài chính của Quốc hội Mỹ. Ảnh:msnbcmedia4.msn.com.
Giới đầu tư đang rất trông chờ vào quyết định thông qua đạo luật hỗ trợ thị trường tài chính của Quốc hội Mỹ. Ảnh:msnbcmedia4.msn.com.

Hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang ông Ben Bernanke đã thúc giục Ủy ban Kinh tế của Thượng viện thông qua đạo luật dùng 700 tỷ đôla hỗ trợ khối tài chính. Ông nhấn mạnh, việc trì hoãn sẽ khiến khủng hoảng lan rộng từ ngành ngân hàng ra những khu vực khác của nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn nghi ngờ về mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng của kế hoạch.

Cùng ngày, khối tài chính có phản ứng khá tích cực trước việc tỷ phú Warren Buffett quyết định đầu tư 5 tỷ đôla vào Goldman Sachs. Cổ phiếu của cả Berkshire Hathaway, tập đoàn thuộc sở hữu của Buffett, và Goldman cùng tăng điểm. Với nhiều nhà đầu tư một khi Buffett đầu tư vào đâu, có nghĩa là ở đó sẽ không có rủi ro.

Tuy nhiên, một chuyên gia lại nghi ngờ quyết định của Buffett. Theo ông chưa thể biết liệu chứng khoán Mỹ đã đến đáy hay chưa. Theo đó, dù giá cổ phiếu tài chính nói chung và toàn thị trường nói riêng đang ở mức thấp chưa từng có tuy nhiên, tình trạng tương tự đã tiếp diễn kể từ tháng 9 năm ngoái, và hiện giá chứng khoán vẫn tiếp tục giảm.

Tại Sở giao dịch New York, giá dầu thô giao sau cho tháng 11 giảm 88 cent xuống mức 105,73 đôla một thùng.

Chứng khoán châu Âu lại giao dịch trong thế chờ đợi thông tin từ cường quốc số một thế giới. Chỉ số FTSE 100 của Anh xuống 0,79%. Chỉ số DAX của Đức giảm nhẹ 0,26%. Chứng khoán Pháp bị trừ 0,61%.

Trước đó, thị trường cổ phiếu châu Á, có một phiên khá dễ chịu khi các chỉ số chính cùng đóng cửa cao hơn tham chiếu. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 0,2%. Trong đó điểm nhấn của ngày nằm ở việc tập đoàn Nomura và Mitsubishi tuyên bố mua lại cổ phần của Lehman Brothers và Morgan Stanley. Giới phân tích hy vọng, việc các công ty Nhật mua lại một số định chế tài chính Mỹ sẽ mang lại sự ổn định cho thị trường khu vực và thế giới.

Chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hong Kong và Shanghai Composite của Trung Quốc tiến thêm lần lượt 0,47% và 0,7%.

(Theo Reuters)

Các bạn có thể tham khảo mã chứng khóan, tên công ty, vốn điều lệ, khối lượng cổ phiếu lưu hành, ngày niêm yết ở đây.

HoSE: http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/Chungkhoan.aspx
HaSTC: http://www.hastc.org.vn/danhsach_TCDKGD.asp?actType=1&menuup=402000&TypeGrp=1&menuid=114120&menulink=114120&menupage=danhsach_TCDKGD.asp&stocktype=2

Cổ phiếu ngành sữa xuống giá

|

Hôm nay (25/9), cổ phiếu của Công ty cổ phần sữa VN (Vinamilk), Công ty sữa Hà Nội đều xuống giá do thông tin xấu về thị trường sữa trong nước và Trung Quốc những ngày vừa qua.

Ảnh minh họa.

Tại thị trường HOSE, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 470,43 điểm, tăng 15,38 điểm (tương đương tăng 3,38%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 17.547.350 đơn vị, tăng 32,66% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 697,671 tỷ đồng, tăng 47,63% so với phiên trước.

Trong tổng số 164 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn có 129 mã tăng giá, 29 mã giảm giá và 6 mã đứng giá tham chiếu.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường thì có 9 cổ phiếu tăng trần. Chỉ có duy nhất mã VNM của công ty sữa Vinamilk giảm 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,12%) xuống còn 93.000 đồng.

Về khối lượng khớp lệnh, STB tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với 1,89 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công.

Trên sàn Hà Nội, kết thúc phiên giao dịch chỉ số HASTC-Index đạt mức 157,04 điểm, tăng 5,57 điểm (tương đương tăng 3,68%). Tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 10.690.900 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch đạt 369,73 tỷ đồng.

Toàn phiên trên sàn Hà Nội chỉ có 27 mã giảm giá, 4 mã đứng giá tham chiếu, 5 mã không có giao dịch trong khi có tới 115/152 mã tăng giá. Đáng chú ý trong phiên này có mã HNM (công ty sữa Hà Nội) đã giảm sàn do ảnh hưởng từ những thông tin xấu trên thị trường sữa trong nước và tại Trung Quốc trong những ngày qua.

Hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 95 mã cổ phiếu với khối lượng mua vào là 4.784.890 đơn vị.

VTC

Trong khi các mã blue-chips đang chững lạI thì xu hướng lên giá của nhóm cổ phiếu giá thấp (penny stocks ) đang tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư.


Sau khi tham vấn một chuyên gia chứng khóa, anh Thanh Tùng, một nhà đầu tư trên sàn Agribank nhẩm tính, trên thực tế, nếu thị trường đi lên, 1 blue-chip lời được 5% thì những mã vừa và nhỏ cũng có mức lợi nhuận tối đa là 5%.

Như vậy nếu đầu tư vào nhóm cổ phiếu giá thấp 20-25.000 đồng/CP, cuối năm sẽ thu cổ tức là 2.000 – 2.500 đồng/CP xem ra còn hời hơn việc đầu tư vào loạI blue-chips giá 100.000 đồng/CP mà cũng chỉ thu được có 4.000 đồng/CP.

Không những thế, vốn đầu tư cho các cổ phiếu penny stosks cũng ít hơn so với các blue-chip SSI, FPT... “Như vậy với mong muốn có lợi nhuận, các nhà đầu tư ít vốn hoàn toàn có được mức lời hợp lý khi đầu tư vào penny stosk chứ không nhất thiết cứ chăm chăm lao vào các mã blue-chip giá cao để mong có cơ hội kiếm lời” anh Tùng hào hứng.

Theo số liệu của các sàn giao dịch, khoảng 1 tháng trở lại đây, lượng cầu đối với nhóm cổ phiếu nhỏ đã tăng lên rất cao. Hiện toàn thị trường có khoảng 50/162 mã chứng khoán có giá dưới 20.000 đồng. Nhiều phiên liên tiếp các penny stocks như: UIC, PXM, BTA DPR, ALP, VIP, HTV… điển hình trong sự tăng giá lần này. Trong các phiên giao dịch, lượng đặt mua luôn cao gấp hàng trăm lần lượng bán.

“Một số penny stock trong số 50 mã trên đang có giá trị tăng đột biến so với hồi tháng 7”, Thanh Vân, sinh viên Học viện Ngân hàng, đồng thời cũng là nhà đầu tư trên sàn Habubank cho biết.

Vân khoe đang có trong tay danh sách 20 cổ phiếu tiềm năng do công ty chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) vừa công bố.

“Không ít trong số đó là những cổ phiếu mini giá nhỉnh hơn 20.000 đồng một chút như HMC, SMC, GHA, HAP, RAL, SAS, RHC... “, nhà đầu tư trẻ nói.

Cô sinh viên chuyên ngành tài chính này quả quyết, thời điểm này đầu tư vào cổ phiếu của nhóm các công ty có giá trị thấp là phương án hợp lý vì sẽ an toàn, hứa hẹn khả năng sinh lời cao khi nền kinh tế qua cơn bĩ cực.

Các chuyên gia tài chính vẫn luôn nhắc nhà đầu tư lưu ý, phải tỉnh táo, sáng suốt sàng lọc những cổ phiếu ưu tú nhất trong nhóm penny stock để có thể đầu tư dựa trên những nhóm ngành ảnh hưởng lợi ích kinh tế vĩ mô từ nay cho đến cuối năm.

Dân 'lướt sóng' chứng khoán

|

Kiến thức tài chính cao, thần kinh “thép”, khả năng phán đoán tâm lý đám đông cực tốt, giác quan nhanh nhạy, sức khoẻ dẻo dai và công bằng, khách quan, đó là những đặc tính của dân "lướt sóng” - những nhà đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn.

Trên thế giới, những nhà đầu tư ngắn hạn được gọi là các “day trader” hoặc “week trader”. Họ là những người mua bán cổ phiếu với chu kỳ rất ngắn, tính theo ngày, tuần, thậm chí có những người bằng các mẹo của mình mua bán nhỏ hơn giới hạn T+3.

Những người mua bán ngắn hạn có kiến thức cao, biết phân tích, xử lý thông tin và ra quyết định mua bán một cách chủ động, khác hẳn với những người đầu tư theo phong trào hành xử một cách thụ động, làm theo sự xúi giục hay hành vi của đối tượng khác. Có nhiều nhà đầu tư theo phong trào cũng xác định sẽ mua bán ngắn hạn, nhưng lại không biết các yếu tố cần có để trở thành đối tượng này cũng như cách thức hành xử trên thị trường.

Bản chất công việc của những nhà đầu tư ngắn hạn là tìm kiếm lợi nhuận dựa trên những dao động (dù là nhỏ nhất) của giá chứng khoán trên thị trường. Trong khi những người đầu tư theo phong trào thường chỉ mua chứng khoán với hy vọng giá cả tăng 5% hay 10%/ngày để kiếm chênh lệch lớn trong thời gian ngắn. Thậm chí, có khi chỉ cần “nghe nói” giá của cổ phiếu X sẽ tăng 20%, thì những đối tượng này sẵn sàng mua vào và hy vọng sẽ lên đến mức đó.

Về tâm lý, những nhà đầu tư ngắn hạn thường có tâm lý vững vàng, trong khi những nhà đầu tư theo phong trào thì dễ dao động, khiến hy vọng lắm nhưng thất vọng cũng nhiều. Do tìm kiếm lợi nhuận từ những dao động nhỏ của thị trường, nên nhà đầu tư ngắn hạn sẵn sàng bán ra khi có lãi, do vậy giúp cho giá chứng khoán ổn định và sự luân chuyển vốn của thị trường lớn.

Nhà đầu tư theo phong trào với hy vọng giá tăng mạnh và mang lại lợi nhuận lớn, do vậy khi giá tăng mạnh, nhưng chưa đến mức kỳ vọng thì họ không bán và “chờ” lên tiếp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến khi thị trường tăng thì tranh mua ít bán, khi xuống thì tranh nhau bán, ít người mua và thị trường nóng lạnh bất thường và không ổn định.

Những diễn biến trần - sàn ồ ạt thời gian qua phần nào cho thấy, một bộ phận rất lớn nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán là đầu tư theo phong trào. Yếu tố tâm lý đám đông phổ biến, nên có những biểu hiện của một số đối tượng tác động vào các nhà đầu tư này để thực hiện hành vi lũng đoạn thị trường.

Trái lại, nhà đầu tư ngắn hạn chuyên nghiệp luôn chủ động trước các diễn biến thị trường, nhờ các phẩm chất: Kiến thức tài chính tốt, thần kinh “thép”, khả năng phán đoán tâm lý đám đông...

Đối với những nhà đầu tư này, các cổ phiếu đều được đánh giá dựa trên khả năng lợi nhuận thu được từ các biến động giá, ít khi phân biệt blue-chips hay cổ phiếu “hạng ruồi”. Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, yếu tố may mắn, “liều lĩnh” và quan hệ rộng cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của các khoản đầu tư.

(Theo Lao Động)

Ý nghĩa của các chữ số màu xanh, vàng đỏ:

+ Màu xanh: Biểu tượng cho sự thay đổi tăng giá

+ Màu đỏ: Biểu tượng cho sự thay đổi giảm giá

+ Màu vàng: Biểu tượng cho sự đứng giá (không thay đổi)

Các thông tin cơ bản được thể hiện trong bảng điện tử:

- Cột mã chứng khoán: Là mã hiệu (tên viết tắt) của chứng khoán được đăng ký và niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK).

- Cột giá tham chiếu: Là giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.

- Cột giá trần: Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán chứng khoán.

+ Trên TTGDCK TP HCM: Giá trần = Giá tham chiếu + 5% *Giá tham chiếu

+ Trên TTGDCK Hà Nội: Giá trần = Giá tham chiếu + 10% * Giá tham chiếu

-Cột giá sàn: Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua, bán CK.

+ Trên TTGDCK TP HCM: Giá sàn = Giá tham chiếu - 5% * Giá tham chiếu

+ Trên TTGDCK Hà Nội: Giá sàn = Giá tham chiếu - 10% * Giá tham chiếu

- Cột giá mở cửa: Là mức giá thực hiện đầu tiên trong ngày giao dịch.

- Cột giá đóng cửa: Là mức giá thực hiện cuối cùng trong ngày giao dịch.

- Cột giá khớp lệnh: Là mức giá tại đó khối lượng CK được giao dịch nhiều nhất.

- Cột khối lượng khớp lệnh: Là khối lượng CK được thực hiện tại mức giá khớp lệnh.

- Cột chênh lệch (+/-): Là thay đổi của mức giá hiện tại so với giá tham chiếu trong ngày giao dịch (= giá hiện tại – giá tham chiếu).

- Cột mua: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt mua cao nhất tương ứng với các khối lượng đặt mua tại các mức giá cao nhất đó. Khi kết thúc phiên giao dịch Bảng điện tử sẽ hiện thị các thông tin về khối lượng CK tương ứng với các mức giá chưa được khớp lệnh (dư mua).

- Cột bán: gồm 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt bán thấp nhất tương ứng với các khối lượng đặt bán tại các mức giá thấp nhất đó. Khi kết thúc phiên giao dịch Bảng điện tử sẽ hiện thị các thông tin về khối lượng CK tương ứng với các mức giá chưa được khớp lệnh (dư bán).

Phiên giao dịch ngày 25/9, thị trường chứng khoán Việt Nam đã lại tăng điểm trở lại khá mạnh với sự hồi phục của hầu hết các mã cổ phiếu Blue-chips, thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường ở các mã này.

Sau phiên giao dịch trước đó, thị trường giảm sút về mọi mặt, trong đợt 1 hôm nay, thị trường vẫn không thể hiện rõ ràng xu hướng, tuy nhiên nhiều cổ phiếu lớn tăng giá sớm đã giúp VN-Index tăng nhẹ trở lại 4,01 điểm (tương đương tăng 0,88%) lên 459,06 điểm.

Những quyết định khó khăn ở những phút đầu đã khiến giao dịch tiếp tục ảm đạm với chỉ gần 3,6 triệu đơn vị được giao dịch với giá trị là 154,57 tỷ đồng.

Những chuyển biến mạnh hơn bắt đầu tư giữa đợt khớp lệnh liên tục khi được sự hỗ trợ khá tốt từ các mã Blue-chips mang tính dẫn dắt thị trường, bảng giao dịch điện tử dần lấy lại được màu xanh khi các cổ phiếu khác cũng theo đà tăng theo.

Giao dịch đợt 2 khép lại với số điểm VN-Index có được là khá cao, cụ thể kết thúc đợt 2, VN-Index tăng 15,12 điểm (tương đương tăng 3,32%) lên 470,17 điểm. Khối lượng giao dịch cũng được cải thiện hơn khá nhiều với hơn 14,76 triệu dơn vị được giao dịch, giá trị là 594,43 tỷ đồng.

Đợt 3 khép lại là cũng là đợt tăng điểm mạnh nhất trong hôm nay và cũng là mức đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index hồi phục mạnh khi tăng 15,38 điểm (tương đương tăng 3,38%) lên 470,43 điểm.

Giao dịch cũng đã tăng lên khá mạnh với hơn 17,5 triệu đơn vị cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh thành công với giá trị tương ứng là 697,67 tỷ đồng. Tăng khoảng 30% so với khối lượng phiên trước đó và tăng gần gấp đôi về giá trị giao dịch.

Trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết nếu như đầu phiên đa phần là giữ ở mức tham chiếu hoặc giảm nhẹ thì chốt phiên cổ phiếu tăng giá đã chiếm gần 80%, tức là đã có 129 mã tăng giá (trong đó có 70 mã tăng giá trần), 6 mã đứng giá và 29 mã giảm giá (trong đó có 10 mã giảm sàn).

Top 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất sàn TP HỒ Chí Minh phiên này là nhân tố chính đóng góp sức tăng mạnh mẽ của VN-Index phiên này khi có đến 9/10 nhóm này tăng kịch trần.

Cụ thể, các mã tăng trần là: FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT (+4.500 đồng lên 95.000 đồng/cp), PVD của PV Drilling (+4.500 đồng lên 94.500 đồng/cp), DPM của Đạm Phú Mỹ (+2.500 đồng lên 59.500 đồng/cp), SSI của Chứng khoán Sài Gòn (+2.500 đồng lên 54.500 đồng/cp), HPG của Hoà Phát (+2.500 đồng lên 59.000 đồng/cp), STB của Sacombank (+1.200 đồng lên 25.400 đồng/cp), VIC của Vincom (+4.000 đồng lên 91.000 đồng/cp), PPC của Nhiệt điện Phả Lại (+1.600 đồng lên 33.600 đồng/cp)...

Một loạt các tên tuổi khác cũng tăng giá phiên này như VSH của Thuỷ điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, ITA của ITACO, SJS của Sudico, REE của Cơ điện Lạnh, KDC của Kinh Đô, DQC của Điện Quang, GMD của Gemadept...

Trong khi đó mã duy nhất nhóm này tách khỏi xu hướng là VNM của Vinamilk khi giảm khá mạnh (-4.000 đồng xuống 93.000 đồng/cp). Giới đầu tư một phần lo ngại những khó khăn mà doanh nghiệp này gặp phải trước những thông tin bất lợi trên thị trường sữa mặc dù Vinamilk đã có những công bố đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình.

Ngoài ra nhóm giảm giá phiên này còn có một số mã khác đáng chú ý như NKD của Kinh Đô miền Bắc, BMI của Bảo Minh, ALP của Alphanam, SC5 của CTCP Xây dựng số 5, VIS của Thép Việt-Ý và các cổ phiếu nhỏ.

Về khối lượng khớp lệnh, STB tiếp tục duy trì vị trí đầu (1,89 triệu cp), HPG (1,34 triệu cp), DPM (0,91 triệu cp), SAM (0,78 triệu cp), PPC (0,64 triệu cp), SSI (0,63 triệu cp), FPT (0,5 triệu cp)...

Chi tiết giao dịch ngày 25/9:
(Đơn vị giá: 1.000đ; Đơn vị KL: 1 CP)

Mã CK

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Giá đóng cửa

Thay đổi

%Thay đổi

Khối lượng

ABT

36.5

36

36.5

0.5

1.39

7,660

ACL

42.8

40.5

42.8

2

4.90

31,720

AGF

26

25.5

26

0.6

2.36

51,450

ALP

15.1

14.4

14.4

-0.7

-4.64

74,950

ALT

35

35

35

0.4

1.16

2,000

ANV

44.7

43.8

44.7

2.1

4.93

68,280

ASP

13.8

13

13.7

0.4

3.01

21,470

BBC

23.6

22

23.6

1.1

4.89

54,680

BBT

6

5.8

6

0.2

3.45

61,000

BHS

18

17.1

18

0.5

2.86

10,830

BMC

118

116

118

5

4.42

59,400

BMI

30

27.9

28.1

-1.1

-3.77

73,720

BMP

48.9

48.6

48.9

2.3

4.94

4,960

BPC

13.7

13

13.7

0.3

2.24

7,450

BT6

54.5

51.5

51.5

-0.5

-0.96

2,090

BTC

34.3

34.3

34.3

-1.8

-4.99

100

CAN

13

12.3

12.9

0.3

2.38

9,080

CII

35.7

34.6

35.7

1.2

3.48

49,650

CLC

20

19.3

19.9

0.7

3.65

1,930

CNT

21.1

20.5

21.1

0.6

2.93

22,520

COM

35

34

34.9

1.1

3.25

11,010

CYC

19.6

18

19.6

0.9

4.81

51,290

DCC

14.7

13.5

14.7

0.6

4.26

17,280

DCL

61

58.5

61

2.5

4.27

36,430

DCT

12.8

12.4

12.8

0.6

4.92

98,830

DDM

29

27.2

29

0.4

1.40

138,260

DHA

25

24.6

24.6

0.6

2.50

24,820

DHG

138

135

138

6

4.55

85,130

DIC

19.9

19.5

19.8

0.8

4.21

23,480

DMC

69

68

69

1

1.47

4,060

DNP

13.3

12.8

13.3

0.6

4.72

27,910

DPC

14.5

13.7

14.5

0.2

1.40

7,200

DPM

59.5

58

59.5

2.5

4.39

910,350

DPR

61.5

60

61.5

2.5

4.24

68,010

DQC

32

30.1

32

0.4

1.27

159,010

DRC

37

35

37

1.7

4.82

25,580

DTT

13.5

12.3

13.5

0.6

4.65

16,800

DXP

29.1

29.1

29.1

1.3

4.68

4,350

DXV

11.7

11

11.6

0.3

2.65

42,970

FBT

21.2

21.2

21.2

1

4.95

31,180

FMC

14.3

13.8

14.3

0.3

2.14

64,490

FPC

22.8

22.7

22.7

-0.1

-0.44

1,050

FPT

95

91.5

95

4.5

4.97

502,610

GIL

19.4

18.9

19.4

0.9

4.86

37,410

GMC

21.5

19.6

21.5

1

4.88

4,850

GMD

55.5

52

55.5

2.5

4.72

121,590

GTA

14.2

13.2

13.4

-0.3

-2.19

3,320

HAP

27.3

26

27.3

1.3

5.00

85,910

HAS

15.9

15.5

15.8

0.6

3.95

15,680

HAX

25

23.6

25

0.7

2.88

6,850

HBC

24

23.4

24

0

0.00

39,410

HBD

12.6

11.6

11.6

-0.4

-3.33

2,020

HDC

36.4

34.9

36.4

0.4

1.11

14,800

HMC

24.4

23.3

24.4

0.7

2.95

79,320

HPG

59

57.5

59

2.5

4.42

1,341,480

HRC

50.5

49

50.5

2.3

4.77

41,350

HSI

20.5

20

20.5

0.5

2.50

8,060

HT1

15.7

14.8

15.2

-0.2

-1.30

95,340

HTV

14.8

13.5

14.8

0.6

4.23

92,130

ICF

11.8

11.5

11.8

0.5

4.42

34,700

IFS

12.5

12

12.5

0.3

2.46

3,550

IMP

93

91

93

4

4.49

17,500

ITA

56

53.5

56

2.5

4.67

207,090

KDC

56.5

55

56.5

2.5

4.63

65,420

KHA

15.8

14.6

15.3

0

0.00

100,920

KHP

13.3

12.5

13

-0.1

-0.76

185,030

KMR

13.1

12.5

12.5

-0.6

-4.58

197,530

L10

15

14.4

14.4

-0.7

-4.64

5,480

LAF

23.1

22

23.1

1.1

5.00

40,750

LBM

29.1

27.8

29.1

1.3

4.68

86,050

LGC

40

38

38.5

-1.5

-3.75

56,870

LSS

16.8

16

16.8

0.8

5.00

16,750

MAFPF1

4.9

4.6

4.9

0.1

2.08

15,170

MCP

14.9

14.5

14.8

0.3

2.07

4,770

MCV

15.9

15.5

15.5

-0.8

-4.91

266,880

MHC

14.7

13.6

14.7

0.5

3.52

97,230

MPC

16

15.3

16

0.4

2.56

214,330

NAV

18.4

17.8

18.4

0.8

4.55

23,130

NHC

48.3

46.5

48.3

2.3

5.00

13,150

NKD

58.5

55

55

-2

-3.51

16,060

NSC

29.6

28.3

29.6

1.4

4.96

19,360

NTL

60

57.5

59

0.5

0.85

95,170

PAC

44.5

42

44.5

0.7

1.60

67,230

PET

25.7

24

25.7

1.2

4.90

174,120

PGC

14.4

13.7

14.4

0.6

4.35

35,460

PIT

18.4

17.4

18.2

0.6

3.41

48,420

PJT

16.1

15

16

0.6

3.90

21,270

PMS

23.7

23.7

23.7

1

4.41

220

PNC

13.5

12.7

12.7

-0.3

-2.31

1,850

PPC

33.6

32.8

33.6

1.6

5.00

642,050

PRUBF1

5

4.9

5

0

0.00

102,040

PVD

94.5

91

94.5

4.5

5.00

422,360

PVT

20

19.5

20

0.9

4.71

322,150

RAL

38.8

36.9

38.8

1.8

4.86

68,130

REE

43

40.1

43

2

4.88

331,690

RHC

25

23.3

25

1

4.17

710

RIC

20.2

19.7

20

-0.7

-3.38

42,750

SAF

23.8

22.2

23.8

1.1

4.85

50

SAM

24.3

23.4

24.2

0.8

3.42

780,550

SAV

16.6

15.3

16.6

0.6

3.75

12,200

SBT

12.3

11.7

12.3

0.5

4.24

197,340

SC5

34.9

32.9

33.5

-1

-2.90

75,150

SCD

21.5

20.7

21.5

-0.2

-0.92

2,180

SDN

25.2

25.2

25.2

-1.3

-4.91

370

SFC

44

39.9

44

1

2.33

2,710

SFI

59

56.5

59

2.5

4.42

57,370

SFN

13.5

13.4

13.5

0.6

4.65

7,790

SGC

18

17.4

17.4

-0.9

-4.92

9,070

SGH

101

96.5

100

3.5

3.63

3,970

SGT

37

34.3

37

1.2

3.35

221,880

SHC

44.3

40.6

44.3

2.1

4.98

39,960

SJ1

17.9

16.6

17.3

0.2

1.17

5,760

SJD

15.6

15.1

15.6

0.3

1.96

24,300

SJS

112

108

112

5

4.67

267,270

SMC

34.1

33

33.6

0.6

1.82

23,410

SSC

25.5

24.5

25.5

0

0.00

37,080

SSI

54.5

52

54.5

2.5

4.81

637,140

ST8

33.1

30.6

33.1

1.4

4.42

5,080

STB

25.4

24.5

25.4

1.2

4.96

1,895,560

SZL

59.5

54.5

59.5

2.5

4.39

56,750

TAC

53

52

53

2.5

4.95

77,700

TCM

14.2

13.6

13.9

0.3

2.21

64,620

TCR

14

12.9

14

0.5

3.70

9,970

TCT

118

112

118

5

4.42

9,460

TDH

44.2

42

44

1.7

4.02

74,030

TMC

34

31.8

34

1

3.03

11,060

TMS

42.1

40.8

41.5

-1.4

-3.26

20,390

TNA

22.3

22

22.3

1

4.69

5,770

TNC

15.1

14.6

15.1

0.7

4.86

74,730

TPC

12.1

12.1

12.1

-0.6

-4.72

28,500

TRC

65

62.5

65

3

4.84

44,870

TRI

18

17.1

18

0

0.00

6,610

TS4

16.2

14.8

16.2

0.7

4.52

43,670

TSC

61

59

61

2

3.39

36,330

TTC

13.2

12

13.2

0.6

4.76

29,020

TTF

24.5

23.8

24.5

0

0.00

25,780

TTP

24.8

23.5

24.8

1.1

4.64

176,400

TYA

18.3

17.7

18.3

0.8

4.57

103,770

UIC

14.7

13.4

14.3

0.2

1.42

53,260

UNI

23

22.5

23

0.2

0.88

35,580

VFC

15.5

14.4

15

-0.1

-0.66

82,830

VFMVF1

11.7

11.2

11.7

0.5

4.46

291,440

VFMVF4

6.8

6.5

6.8

0.3

4.62

103,700

VGP

28.2

28

28.2

0.2

0.71

10,510

VHC

34.4

33.5

34

-0.4

-1.16

34,020

VHG

14.8

13.8

14.8

0.5

3.50

73,500

VIC

91

87

91

4

4.60

138,590

VID

12.1

11.8

12

0.4

3.45

150,010

VIP

17.7

16.9

17.7

0.8

4.73

346,980

VIS

30.8

30.3

30.3

-1.5

-4.72

62,320

VKP

13.3

12.8

13.3

0.5

3.91

51,210

VNA

37.2

35.5

37.2

1.7

4.79

186,290

VNE

12.2

11.7

12.2

0.5

4.27

109,640

VNM

95

92.5

93

-4

-4.12

402,720

VNS

25.5

24.5

25.5

0.3

1.19

50,240

VPK

11.5

11.2

11.5

0.5

4.55

17,580

VPL

118

116

118

5

4.42

192,980

VSC

73.5

71

73.5

3.5

5.00

36,990

VSG

19.2

19

19

-0.9

-4.52

138,580

VSH

31.9

31.5

31.9

1.5

4.93

309,090

VTA

11.2

10.7

10.8

-0.4

-3.57

19,520

VTB

18.6

17.1

18.6

0.6

3.33

5,710

VTC

15

14.2

14.2

-0.5

-3.40

4,430

VTO

17.6

17

17.6

0.8

4.76

414,110

ATPVietNam