Chứng khoán Mỹ “rơi tự do”!

Thursday, October 16, 2008 |


So với phiên giao dịch hoảng loạn xảy ra vào ngày Hạ viện Mỹ bác bỏ gói hỗ trợ 700 tỷ USD (ngày 29-9), thì biên độ giảm điểm của phiên này còn lớn hơn và nỗi lo sợ còn nhiều hơn - Ảnh: Reuters.
Ngày 15-10, Phố Wall lại rơi vào hoảng loạn khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã có ngày giảm điểm mạnh nhất trong 21 năm.

Chứng khoán Mỹ giảm từ 7,78% đến 9,03%

Sau khi có phiên tăng điểm “bất thường” vào ngày đầu tuần, chứng khoán Mỹ cũng lại có phiên giảm điểm “bất thường” vào ngày thứ Tư. Với biên độ giảm từ 7,78% đến 9,03%, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã có ngày giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/1987.

So với phiên giao dịch hoảng loạn xảy ra vào ngày Hạ viện Mỹ bác bỏ gói hỗ trợ 700 tỷ USD (ngày 29-9), thì biên độ giảm điểm của phiên giao dịch này còn lớn hơn và nỗi lo sợ còn nhiều hơn - lo về suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế Mỹ.

Ngay khi thị trường mở cửa, các chỉ số đã sụt giảm mạnh và đà giảm tiếp tục được duy trì cho đến 14 giờ chiều (giờ địa phương), điều bất thường đã xảy ra sau đó khi cả 3 chỉ số cùng “rơi tự do”, trong đó chỉ số Dow Jones đã mất 350 điểm trong vòng chưa đầy 2 giờ. Nhiều nhà đầu tư đã hết kiên nhẫn và bán tháo cổ phiếu trước cảnh báo của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Trong bài phát biểu của mình tại New York, Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke cảnh báo, khủng hoảng tài chính đang đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường. Điều này nhằm hạ nhiệt thị trường tài chính và góp sức cùng Bộ Tài chính cũng như các chính phủ nước ngoài để nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính”, ông Ben Bernanke nói.

Theo giới phân tích nhận định, sức ép về cuộc khủng hoảng tài chính cũng như việc doanh số bán lẻ ở Mỹ đã giảm 1,2% trong tháng Chín rất có thể sẽ buộc FED phải hạ lãi suất cơ bản từ 1,5% xuống 1,25% trong cuộc họp sẽ diễn ra vào hai ngày 28 và 29/10 tới.

Ngoài ra, các báo cáo tài chính quý 3 của hai tập đoàn lớn ở Mỹ cũng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường.

Ngân hàng JPMorgan Chase vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008, theo đó, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đạt 527 triệu USD, tương đương 11 cent/cổ phiếu, giảm 84% so với mức lợi nhuận 3,37 tỷ USD (97 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.

Một ngân hàng khác cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008, theo đó lợi nhuận sau thuế trong quý 3 của Wells Fargo đạt 1,64 tỷ USD, tương đương 49 cent/cổ phiếu, giảm 25% so với mức 2,17 tỷ USD (64 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.

Trong phiên giao dịch này, cổ phiếu của khối tài chính đã sụt giảm mạnh, trong đó, cổ phiếu Citigroup mất 12,84%, cổ phiếu Morgan Stanley sụt giảm 16,34%, cổ phiếu Goldman Sachs hạ 7,93%, cổ phiếu Merrill Lynch giảm 14,57%...

Bên cạnh đó, giá dầu giao tháng 11 tại NYMEX đã giảm 4,09 USD/thùng, tương đương -5,2% xuống 74,54 USD/thùng nên đã đẩy cổ phiếu khối năng lượng sụt giảm mạnh. Trong đó, cổ phiếu ExxonMobil và Chevron có mức giảm lần lượt là 13,95% và 12,49%.

Khối lượng giao dịch trên sàn New York phiên này đạt 1,68 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 mã giảm điểm thì có 1 mã lên điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq đạt 2,54 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 733,08 điểm, tương đương -7,87%, đóng cửa ở mức 8.577,91.

Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 150,68 điểm, tương đương -8,47%, chốt ở mức 1.628,33.

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 90,03 điểm, tương đương -9,03%, đóng cửa ở mức 907,84.

Chứng khoán châu Âu sụt giảm từ 6,5 đến 7,16%

Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục có thêm một ngày hoảng loạn khi các chỉ số chính bất ngờ sụt giảm mạnh sau hai ngày lên điểm ấn tượng trước đó.

Ngay khi thị trường mở cửa, ba chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đã đồng loạt mất điểm và tiếp tục giảm điểm những giờ tiếp sau đó. Đến đầu giờ chiều các thị trường đã gia tăng tốc độ giảm điểm và đóng cửa ngày giao dịch ở mức đáng thất vọng khi mất 6,5% đến 7,16% giá trị.

Những nỗ lực ứng cứu thị trường tài chính vẫn được thực hiện ở nhiều nước nhưng các biện pháp tình thế này vẫn chưa đủ mạnh để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng hơn và tác động mạnh hơn.

Hàng nghìn tỷ USD đã được các chính phủ châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu công bố rót vào thị trường nhưng hiệu quả của nó vẫn chưa rõ ràng trong khi nỗi lo về khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục đẩy các chỉ số chứng khoán ngày một giảm sâu hơn.

Minh chứng cụ thể nhất là chỉ số FTSEurofirst 300 của 300 tập đoàn hàng đầu châu Âu đã giảm 40% (tính đến 15/10) so với cùng kỳ năm ngoái. Rõ ràng đây là mức báo động đỏ đối với nền tài chính châu Âu nói riêng và nền kinh tế khu vực này nói chung.

Trong phiên này, nhiều nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu khối khai mỏ, công nghiệp do lo ngại suy thoái kinh tế sẽ làm giá cả kim loại cũng như sản phẩm công nghiệp sẽ đi xuống do cầu sẽ giảm.

Bên cạnh đó, cổ phiếu của khối năng lượng cũng giảm mạnh không kém khối khai mỏ và công nghiệp vì giá dầu đã giảm xuống 75 USD/thùng khi thị trường châu Âu đóng cửa ngày giao dịch.

Tất cả đã khiến chứng khoán châu Âu có thêm một ngày giao dịch hoảng loạn và ngày càng khó đoán trước xu thế của thị trường.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 314,62 điểm, tương đương -7,16%, đóng cửa ở mức 4.079,59, khối lượng giao dịch đạt 2,54 tỷ cổ phiếu.

Chỉ số DAX của Đức phiên này trượt 6,49%, khối lượng giao dịch đạt 77,53 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 6,82%, khối lượng giao dịch đạt 259,77 triệu cổ phiếu.

Chứng khoán châu Á “hụt hơi”

Những thị trường kết thúc ngày giao dịch sớm như Trung Quốc, Hàn Quốc... đều có biên độ giảm điểm không đáng kể trong khi thị trường Hồng Kông, Singapore - hai thị trường kết thúc ngày giao dịch muộn, đã có mức sụt giảm rất mạnh.

Chứng khoán Nhật phiên giao dịch ngày 15/10 tiếp tục lên điểm sau khi tăng hơn 14% phiên trước đó. Sự phục hồi trong gần một giờ trước khi thị trường đóng cửa khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ.

Ngay khi thị trường mở cửa, nhà đầu tư đã tăng mạnh lệnh bán nhằm hiện thực hóa lợi nhuận của các danh mục đầu tư sau khi thị trường đã tăng mạnh một ngày trước đó.

Điều này đã đẩy chỉ số Nikkei 225 sụt giảm và tiếp tục duy trì đà giảm điểm trong cả buổi sáng, nhưng thị trường đã bất ngờ tăng vọt vào phút chót đưa chỉ số này có thêm một ngày giao dịch thành công.

Mặc dù các cổ phiếu blue-chip của các nhà xuất khẩu lớn sụt giảm mạnh nhưng nhờ mức tăng ấn tượng của các cổ phiếu phòng thủ, đặc biệt là khối dược phẩm nên đã giúp thị trường lên điểm.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 99,9 điểm, tương đương 1,06%, đóng cửa ở mức 9.547,47.

Liên quan đến thị trường Hàn Quốc, ngày 15/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này, ông Kang Man-Soo cho biết, mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Hà Quốc đề ra khó có thể thành hiện thực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, cầu về hàng hóa đã giảm trong khi xuất khẩu lại đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của nền kinh tế xếp thứ tư của châu Á này.

“Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 4%, nhưng dường như điều này thật khó vì kinh tế toàn cầu đang suy giảm. Tôi lo ngại về sự phát triển của nền kinh tế trong năm 2009”, ông Kang Man-Soo nói.

Đồng Won liên tục mất giá so với USD trong năm 2008 và có lúc đã xuống thấp hơn 30% giá trị so với đầu năm, mức sụt giảm này tương đương với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á, 1997/1998. Trong ngày giao dịch hôm thứ Tư, đồng Won tiếp tục giảm 2,5% so với USD.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này đã bất ngờ đảo chiều đi xuống sau khi có hai ngày giao dịch thành công đầu tuần. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI giảm 27,41 điểm, tương đương -2%, chốt ở mức 1.340,28.

Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 0,86%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 3,24%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 4,96%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiếp tục mất điểm ngày thứ hai liên tiếp với biên độ giảm 1,12%.

Theo DUY CƯỜNG - VnEconomy.vn

|


Diễn biến xấu tại thị trường chứng khoán thế giới đã đưa Vn-Index đảo chiều xuống sâu hơn sau hai phiên hưng phấn đi lên sát mốc 400 điểm. Giới đầu tư bắt đầu lo đáy cũ - 366 điểm có thể bị test trong nay mai.

Tin xấu từ phố Wall đêm qua như gáo nước lạnh hắt vào tâm lý hưng phấn của giới đầu tư sau hai phiên tăng liên tiếp. Làn sóng bán tháo nổ ra ngay từ đợt khớp lệnh đầu tiên, kéo Vn-Index xuống tới 4,21%, tương đương 16,71 điểm, mở cửa tại 380,44 điểm. Lượng giao dịch trong đợt một đạt 4,69 triệu chứng khoán, giá trị 137,91 tỷ đồng.

Diễn biến những phút đầu đợt hai đi theo xu hướng quen thuộc của những phiên điều có giá mở cửa điều chỉnh giảm mạnh. Sau khi trên 90% số mã giảm sàn trong đợt một, xu hướng đi xuống đã chững lại và có xu hướng đảo chiều trong đợt hai. Chiều hướng này của thị trường bắt nguồn từ việc bên cầu nhận thấy giá cổ phiếu xuống mức hợp lý và bắt đầu mua vào.

Một số mã như SSI, STB, DPM, hay HPG lấy lại phần lớn số điểm trừ. Hai cổ phiếu hiếm BMC và LBM đã quay về giá tham chiếu. Đặc biệt đại gia công nghệ FPT sau khi hạ điểm trong đợt mở cửa đã vọt lên trần trong đợt khớp lệnh liên tục. Những chuyển biến trên giúp Vn-Index vào giữa đợt hai chỉ còn giảm trên 2%.

Chuỗi tăng điểm của Vn-Index chỉ tồn tại vẻn vẹn 2 phiên. Ảnh: Hoàng Hà.
Chuỗi tăng điểm của Vn-Index chỉ tồn tại vẻn vẹn 2 phiên. Ảnh: Hoàng Hà.

Tuy nhiên, lượng mua vào không đủ vực dậy chỉ số chính đang đi xuống. Trong nửa cuối thời gian khớp lệnh liên tục, phần lớn các mã trên HOSE đều đo sàn do không gượng được trước lượng bán mạnh tiếp tục đổ vào thị trường. Vn-Index kết thúc đợt khớp lệnh thứ hai tại 384,97 điểm, xuống 12,18 điểm, tương đương 3,07%. Số chứng khoán trao tay là 11,46 triệu, giá trị khoảng 335,83 tỷ đồng.

Tính thanh khoản trong những phút khớp lệnh đóng cửa tiếp tục ở mức thấp khi chỉ có khoảng 1,3 triệu chứng khoán được khớp. Từ đó, tổng lượng thực hiện đạt 12,73 triệu chứng khoán, giá trị 370,01 tỷ đồng. Vn-Index ngừng giao dịch tại 384,61 điểm, thấp hơn phiên trước 12,54 điểm, tương đương 3,16%.

Khối ngoại hôm nay mua bán khá tích cực với xu hướng nhả hàng mạnh hơn gom vào. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ mua vào 5,06 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trong khi lượng bán lên tới 7,67 triệu chứng khoán, trong đó có 1,5 triệu trái phiếu.

Giao dịch thỏa thuận phiên này chiếm tới gần một phần ba tổng giao dịch toàn sàn với 5,2 triệu chứng khoán, trị giá khoảng 257,9 tỷ đồng. Đóng góp vào sự gia tăng đột ngột của giao dịch thỏa thuận là hai giao dịch lô lớn cùng có giá trị 1,5 triệu của cổ phiếu VTO và trái phiếu Chính phủ.

Sau khi tạm thời tránh xa khu vực đáy nhờ hai phiên tăng, cú đo sàn hôm nay khiến giới đầu tư lại một lần nữa đối mặt với thực tại, đáy 366 điểm có thể sẽ tiếp tục bị phá vỡ trong nay mai.

Một chuyên gia chứng khoán cho biết, theo mô hình "vai - đầu - vai" trong phân tích kỹ thuật, nếu đáy 366 bị phá vỡ lần thứ hai, nhiều khả năng Vn-Index sẽ giảm xuống 350, thậm chí 300 điểm. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho hay, các yếu tố hỗ trợ thị trường hiện này có khá nhiều, như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết là chấp nhận được, hay giá xăng dầu tiếp tục giảm.

Toàn thị trường có 25 mã tăng, 14 mã đứng giá, và 125 cổ phiếu giảm giá.

Tại sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index chốt ở 124,28 điểm, hạ 7,84 điểm, ứng với 5,93%. Tổng lượng trao tay đạt 7,92 triệu cổ phiếu, giá trị 216,5 tỷ đồn

Dữ liệu u ám về kinh tế Mỹ vừa được công bố đẩy giới đầu tư vào một đợt hoảng loạn mới, khiến chỉ số Dow Jones có ngày sụt giảm lớn thứ hai trong lịch sử và cuốn phăng thêm 1.000 tỷ USD khỏi phố Wall.

Kết thúc ngày giao dịch 15/10, Dow Jones sụt 733 điểm, chỉ kém kỷ lục giảm gần 778 điểm vào ngày 29/9 vừa qua, sau khi Hạ viện Mỹ từ chối thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính. Với mức sụt giảm này, chỉ số công nghiệp đã mất 7,9% giá trị, và là lớn nhất từ tháng 10/1987 đến nay.

Standard & Poor's 500 (SPX) tuột mất 90 điểm, cũng là mức giảm lớn thứ hai trong lịch sử. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 8,5%.

Với việc các chỉ số đồng loạt lao dốc, hôm qua giới đầu tư tiếp tục chứng kiến 1.000 tỷ USD "bốc hơi" khỏi phố Wall. Đây cũng là ngày thị trường có tổn thất lớn thứ hai trong lịch sử, chỉ sau 29/9 với 1.200 tỷ USD.

Sau một ngày phố Wall lao dốc không phanh, sáng nay thị trường châu Á tiếp tục chứng kiến cơn bão giảm giá. Ảnh chụp đầu sáng nay tại Tokyo của AP.

Giới chuyên gia cho rằng, thị trường sụt giảm là hệ quả tất yếu của việc có nhiều rủi ro đối với kinh tế Mỹ. Một loạt thông tin bất lợi về nền kinh tế lớn nhất thế giới, gồm một báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ (DOC), bản dự báo của Cục Dự trữ liên bang (FED) và những nhận xét không mấy khả quan của chủ tịch FED Ben Bernanke đã cùng lúc đẩy phố Wall vào một phiên sụt giảm lịch sử.

Hôm 15/10, Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho thấy, doanh số bán lẻ sụt mạnh nhất trong vòng 3 năm qua, cùng lúc với việc hoạt động sản xuất tại khu vực New York xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Trong cùng ngày, chủ tịch FED Bernanke đưa ra nhận định, dù Chính phủ Mỹ đã có những công cụ cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính và tín dụng, song những việc này cần có thời gian.

FED cũng công bố dữ liệu cho thấy hoạt động kinh tế tại cả 12 khu vực tại Mỹ đều suy giảm. Viễn cảnh kinh tế cũng rất ảm đạm, do phần lớn doanh nghiệp không được vay vốn như mong muốn. Việc các ngân hàng thiếu thanh khoản đã khiến nền kinh tế vốn đang ốm yếu càng thêm khó khăn, nhiều doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường và người tiêu dùng cũng không thể vay vốn.

Theo giới chuyên gia, sức khỏe của nền kinh tế Mỹ vẫn là yếu tố quyết định diễn biến trên thị trường phố Wall. Chuyên gia Timothy Ghriskey của hãng quản lý tài sản Solaris nhận xét: "Rủi ro hiện vẫn rất cao vì chúng ta không biết tình trạng kinh tế suy giảm sẽ kéo dài trong bao lâu". Ông này cũng cho rằng, phố Wall đang trở nên mất kiên nhẫn, bởi các biện pháp giải cứu tài chính mà Chính phủ Mỹ công bố sẽ không thể có tác dụng một sớm một chiều.

Tại thị trường châu Á, trong số các chỉ số quan trọng, chỉ Nikkei 225 của Nhật tăng 1,1%, sau khi đã có ngày tăng mạnh 14% hôm 14/10. Còn thị trường Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore đều sụt giảm, trong đó Hang Seng của Hong Kong để mất tới 5%.

Các thị trường châu Âu cũng không thoát khỏi xu hướng đi xuống. Tại Anh, FTSE 100 giảm 7,08%, trong khi DAX của Đức mất 6,49%, còn CAC-40 của Pháp sụt 6,82%.


Kết quả lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank (mã STB) đã thông qua việc thay đổi kế hoạch phát hành cổ phiếu năm 2008.

Theo đó, STB hủy kế hoạch phát hành thêm 88,9 triệu cổ phiếu, tương đương 20% vốn cổ phần cho cổ đông hiện hữu, 3 triệu cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ cốt cán của ngân hàng và gần 1,3 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, cổ đông STB cũng thông qua việc điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm, từ 2.000 tỷ đồng xuống còn 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức vẫn đảm bảo ở mức 14-16% một năm theo như nghị quyết của Đại hội cổ đông 2007. Không chỉ STB, một loạt doanh nghiệp niêm yết khác thời gian qua cũng đã thay đổi chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm nay.

Đóng cửa phiên hôm nay, mã STB đóng cửa ở mức giá 21.700 đồng, khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường với 2,3 triệu cổ phiếu. Thị trường đang chờ đợi báo cáo quý III của nhà băng này.

Tiếp tục đà giảm giá mạnh mẽ triền miên nhiều ngày qua, tới chiều 16/10, giá dầu đã rơi xuống tới ngưỡng 72 USD/thùng.

Cụ thể, giá dầu thô giao tháng 11/2008 trên thị trường New York phiên vừa qua đã giảm tới 4,09 USD/thùng, tương đương 5,2%, xuống mức 75,54 USD/thùng.

Đến thời điểm này trên thị trường châu Á, giá dầu thô giao tháng 11/2008 vẫn nối tiếp đà suy thoái và đã giảm tiếp 1,97 USD/thùng, tương đương 2,64%, xuống mức 72,57 USD/thùng.

Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 13 tháng qua. Nói cách khác, giá dầu giờ đã quay về mức của hơn 1 năm trước đây, khi cơn sốt dầu khủng khiếp chưa nổ ra.

Giá dầu giảm mạnh là do hiện nhiều người đang lo ngại kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ, sẽ tiếp tục giảm tăng trưởng.

Kinh tế giảm tăng trưởng sẽ làm giảm bớt nhu cầu dầu của những quốc gia tiêu thụ nhiều dầu trên thế giới, qua đó làm giảm sức ép lên nguồn cung, nên đã giúp cho giá dầu giảm mạnh.



CTCP Đầu tư & Công nghiệp Tân Tạo (mã chứng khoán: ITA) thông báo phát hành cổ phiếu thưởng cho Cán bộ công nhân viên.

Theo đó, song song với đợt phát hành 17.249.960 cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2 năm 2007 cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 15% Công ty sẽ phát hành 3.670.000 cổ phiếu thưởng cho Cán bộ công nhân viên, Ban Giám đốc và những người có công đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 (theo danh sách đã được HĐQT phê duyệt).

Đối với nhà đầu tư khi giao dịch cổ phiếu ITA việc thưởng 3.670.000 cổ phiếu cho Cán bộ công nhân viên, Ban Giám đốc và những người có đóng góp vào kết quả hoạt động kinh đoanh năm 2007 của ITA sẽ không được điều chỉnh vào thị giá của cổ phiếu ITA giao dịch trên HOSE. Tuy nhiên, việc thưởng cổ phiếu này đã làm tăng tổng số lượng cổ phiếu lưu hành thực tế thêm 3.670.000 cổ phiếu do đó sẽ làm giảm tương ứng giá trị cổ phiếu.

Cổ phiếu phát hành thưởng cho Cán bộ công nhân viên, Ban Giám đốc, các cá nhân... sẽ được phân phối theo danh sách do HĐQT thông qua trực tiếp tại trụ sở Công ty.

Lợi nhuận 7 tháng đầu năm 2008 ITA đã đạt 262,5 tỷ đồng, tăng 143,4% so với năm 2007, trong đó 73% doanh thu và lợi nhuận mang lại từ hoạt động kinh doanh nhà xưởng, đất đai trong Khu công nghiệp và 27% từ các dịch vụ tiện ích phục vụ trong Khu công nghiệp như: cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, điện, phí hạ tầng...

Trong 7 tháng đầu năm, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam FDI đạt 45,3 tỷ USD tăng 3,3 lần so với năm 2007, xu thế của FDI đang chuyển dịch từ Trung Quốc về Việt Nam và phần lớn FDI đầu tư vào Khu Công Nghiệp, chính vì vậy lượng khách hàng đến tìm hiểu và làm việc tại các Khu Công Nghiệp của Tập đoàn Tân Tạo tăng gấp 2 lần so với trước đây.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/10/2008, cổ phiếu ITA giảm 1.700 đồng/cổ phiếu (4,74%) ở mức 34.200 đồng/cổ phiếu với 316.210 cổ phiếu được giao dịch.

Ngày

Giá

Thay đổi

% thay đổi

Khối lượng

15/10/2008

34.200

-1.700

-4,74

316.210

14/10/2008

35.900

1.700

4,97

643.420

13/10/2008

34.200

-1.700

-4,74

26.890

10/10/2008

35.900

-1.800

-4,77

25.480

09/10/2008

37.700

-1.900

-4,8

191.110



Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn.

Giải thưởng dựa trên đánh giá hoạt động của Sacombank trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008 theo các tiêu chí như: khả năng tăng trưởng bền vững và ổn định, giá trị thương hiệu, tầm nhìn chiến lược, năng lực quản lý rủi ro, tiềm năng phát triển trong tương lai, tính bền vững của nguồn thu, năng lực bán hàng, khả năng sáng tạo sản phẩm, khả năng thâm nhập thị trường và chính sách đầu tư vào nguồn nhân lực.

Sau Finance Asia, Global Finance là tổ chức quốc tế thứ 2 bình chọn Sacombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trong năm 2008.

Cũng trong năm nay, Global Finance còn trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2007” cho Sacombank.

Global Finance là tạp chí về thị trường tài chính - ngân hàng Mỹ và toàn cầu, có trụ sở chính đặt tại New York (Mỹ), phát hành hàng tháng tại 160 quốc gia với 50.000 bản và khoảng 180.000 lượt độc giả và cũng là tổ chức nghiên cứu hoạt động của các ngân hàng và bình chọn các giải thưởng xuất sắc của năm tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 2008 là năm đầu tiên Global Finance tiến hành bình chọn “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” và Sacombank vinh dự là ngân hàng Việt Nam đầu tiên đạt giải thưởng này.(Nguồn: TBKT, 16/10)

Tiếp tục chịu tác động từ thị trường chứng khoán toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch ngày 16/10 cũng ảm đạm không kém khi bất ngờ giảm mạnh.

Bất chấp tâm lý được hồi phục đôi chút trong 2 phiên giao dịch vừa qua với sắc xanh phủ kín bảng giao dịch điện tử, phiên giao dịch này tiếp tục chịu ảnh hưởng khá mạnh từ thị trường chứng khoán quốc tế.

Trước phiên giao dịch trên sàn GDCK Tp Hồ Chí Minh diễn ra, chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh với biên độ từ 7-9%. Còn thị trường khu vực Châu Á trong buổi sáng nay cũng lao dốc với biên độ giảm điểm của các chỉ số chứng khoán đều rất cao.

Với những diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, chỉ số VN-Index cũng chung số phận khi để mất đến 16,71 điểm (tương đương giảm 4,21%) xuống còn 380,44 điểm. Khối lượng giao dịch trong đợt này giảm xuống còn gần 4,7 triệu đơn vị với giá trị là 137,9 tỷ đồng.

Sang đợt khớp lệnh liên tục, dấu hiệu ấm trở lại của thị trường được thể hiện khi tâm lý giới đầu tư bình tĩnh hơn trước những phản ứng có phần “thái quá” theo diễn biến trên thị trường toàn cầu mặc dù đang trong giai đoạn các công ty niêm yết lần lượt công bố kết quả kinh doanh trong Quý III và ghi nhận những báo cáo ban đầu các doanh nghiệp vẫn đạt được những kết quả nhất định.

Trong đợt 2 này, VN-Index đã có lúc chỉ còn giảm trên dưới 2% và đó cũng là tất cả những gì VN-Index nỗ lực đạt được, kết thúc đợt 2, chỉ số này vẫn giảm khá mạnh 12,18 điểm (tương đương giảm 3,07%) xuống 384,97 điểm.

Giao dịch vẫn không mấy được cải thiện khi chỉ có hơn 11,4 triệu đơn vị được chuyển nhượng sau 75 phút khớp lệnh liên tục, giá trị tương ứng là 335,8 tỷ đồng.

Kết thúc 15 phút cuối cùng để xác định kết quả giao dịch phiên này, chung cuộc chỉ số VN-Index đã lại đảo chiều giảm 12,54 điểm (tương đương giảm 3,15%) xuống còn 384,61 điểm.

Tổng khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh thành công phiên này giảm một nửa so với phiên giao dịch trước đó, cụ thể đã có hơn 12,7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh thành công với giá trị là 370 tỷ đồng (so với 24,78 triệu đơn vị và giá trị 751,6 tỷ đồng phiên trước đó).

Trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết phiên này, chỉ có 25 mã tăng giá (trong đó có 12 mã tăng giá trần), có đến 123 mã giảm giá (trong đó có 67 mã giảm sàn) còn lại là 14 mã giữ mức giá tham chiếu với 2 mã không có giao dịch là BTC của Cơ khí Xây dựng Bình Triệu và PMS của CTCP Cơ khí Xăng dầu.

Phiên này ghi nhận những nỗ lực của nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn trên sàn tuy nhiên ngoại trừ FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT tăng nhẹ (+1.000 đồng lên 76.000 đồng/cp), các mã khác đều vẫn xuống giá.

Điểm qua một số tên tuổi nhóm này như: VNM của Vinamilk giảm sàn (-4.000 đồng xuống 85.500 đồng/cp), SSI của Chứng khoán Sài Gòn (-2.000 đồng xuống 38.500 đồng/cp), DPM của Đạm Phú Mỹ (-2.000 đồng xuống 52.000 đồng/cp), STB của Sacombank (-800 đồng xuống 21.700 đồng/cp)...

Một số mã cổ phiếu tăng giá trong phiên này có TSC của Vật tư Kỹ thuật NN Cần Thơ, NTL của Nhà từ Liêm, TMS của Traximex SaiGon, VIS của Thép Việt-Ý, VHC của Vĩnh Hoàn, BBT của CTCP Bông Bạch Tuyết, GMD của Gemadept...

Về khối lượng giao dịch, STB vẫn vượt trội hơn các mã còn lại (2,26 triệu cp), sau đó không có mã nào vượt trên 1 triệu đơn vị như: SAM của Sacom (0,62 triệu cp), HPG của Hoà Phát (0,5 triệu cp), DPM (0,5 triệu cp), VTO của Vận tải Xăng dầu VITACO (0,47 triệu cp), FPT (0,45 triệu cp)...

Chi tiết giao dịch ngày 16/10:
(Đơn vị giá: 1.000đ; Đơn vị KL: 1 CP)

Mã CK

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Giá đóng cửa

Thay đổi

%Thay đổi

Khối lượng

ABT

32.5

31.3

31.3

-1.6

-4.86

6,050

ACL

34.8

34.5

34.8

-1.5

-4.13

57,310

AGF

22

21.5

21.5

-1.1

-4.87

20,100

ALP

11.9

11.4

11.4

-0.6

-5.00

56,450

ALT

28.6

26.6

28.6

0.7

2.51

1,160

ANV

30.3

30.3

30.3

-1.5

-4.72

86,940

ASP

13

12.6

13

0.1

0.78

67,280

BBC

18

17.8

17.9

-0.8

-4.28

44,800

BBT

6.1

6.1

6.1

0.2

3.39

36,600

BHS

14.6

14.6

14.6

-0.7

-4.58

115,040

BMC

99

94.5

95

-4

-4.04

61,360

BMI

20.4

20.4

20.4

-1

-4.67

2,310

BMP

39.4

37.5

37.6

-1.8

-4.57

8,740

BPC

13.3

12.7

13.3

0

0.00

1,440

BT6

54.5

53.5

54.5

-1.5

-2.68

2,310

BTC






0

CAN

12.5

12.2

12.5

-0.3

-2.34

10,080

CII

27.5

26

27

0

0.00

152,530

CLC

18.4

17.5

18.4

0

0.00

1,310

CNT

15.6

15.4

15.4

-0.8

-4.94

23,950

COM

33.9

30.7

32.3

0

0.00

2,470

CYC

15.5

14.4

15

0

0.00

26,490

DCC

13.7

12.6

12.8

-0.4

-3.03

9,390

DCL

55

53.5

55

-0.5

-0.90

6,940

DCT

11.1

10.9

10.9

-0.5

-4.39

24,500

DDM

20.8

19.6

20.8

0.9

4.52

52,110

DHA

19.4

19

19

-1

-5.00

108,050

DHG

117

114

114

-2

-1.72

9,090

DIC

16.8

16.2

16.7

-0.3

-1.76

28,820

DMC

60

56.5

60

1.5

2.56

6,340

DNP

11.7

11

11.5

0

0.00

5,210

DPC

14

13.3

14

0

0.00

620

DPM

52.5

51.5

52

-2

-3.70

500,210

DPR

54

54

54

-2.5

-4.42

71,800

DQC

22.8

22.8

22.8

-1.1

-4.60

28,010

DRC

29.9

29.9

29.9

-1.5

-4.78

5,240

DTT

12.3

12

12.2

-0.1

-0.81

2,200

DXP

28.6

27.2

27.2

-1.4

-4.90

36,450

DXV

9.7

9.4

9.4

-0.4

-4.08

25,720

FBT

18.2

17.1

17.9

0

0.00

141,400

FMC

14

13.2

13.2

-0.6

-4.35

28,620

FPC

22.5

22.5

22.5

-1.1

-4.66

1,000

FPT

78.5

72.5

76

1

1.33

453,110

GIL

16.7

16.4

16.4

-0.8

-4.65

6,720

GMC

17.3

16.6

16.7

-0.7

-4.02

8,180

GMD

43

40.1

43

1

2.38

84,480

GTA

12

11.5

12

-0.1

-0.83

9,660

HAP

23.2

22.1

22.7

-0.5

-2.16

83,030

HAS

13.5

13.2

13.3

-0.5

-3.62

22,730

HAX

22

21.2

21.2

-1.1

-4.93

3,400

HBC

19

18.1

19

0

0.00

84,360

HBD

12

11.4

12

0

0.00

1,160

HDC

23

22.8

22.8

-1.2

-5.00

62,150

HMC

19.5

18.5

18.6

-0.8

-4.12

88,250

HPG

42.5

40.7

41.5

-1.3

-3.04

502,450

HRC

38.6

38.6

38.6

-2

-4.93

7,840

HSI

17.5

17

17

-0.8

-4.49

9,950

HT1

15.9

15

15.5

-0.2

-1.27

53,750

HTV

11

11

11

-0.5

-4.35

43,340

ICF

10

10

10

-0.5

-4.76

44,980

IFS

9.8

9.8

9.8

-0.5

-4.85

27,250

IMP

85.5

81.5

85.5

0

0.00

52,300

ITA

32.5

32.5

32.5

-1.7

-4.97

43,690

KDC

35.5

35.5

35.5

-1.8

-4.83

39,050

KHA

12.7

12.6

12.6

-0.6

-4.55

57,390

KHP

12.5

12.2

12.2

-0.6

-4.69

135,020

KMR

9.7

9.5

9.5

-0.4

-4.04

32,240

L10

12.5

12.2

12.5

-0.3

-2.34

6,970

LAF

17

16.2

16.5

-0.5

-2.94

50,930

LBM

22.9

21.7

22.9

0.1

0.44

57,770

LGC

24.5

23.3

23.3

-1.2

-4.90

2,040

LSS

15.8

15.1

15.3

-0.5

-3.16

7,770

MAFPF1

5

4.8

4.8

-0.2

-4.00

2,030

MCP

13.8

13.8

13.8

-0.7

-4.83

13,620

MCV

13

12.7

12.7

-0.6

-4.51

63,140

MHC

12.6

11.8

12.6

0.6

5.00

124,060

MPC

12.8

12

12.6

0

0.00

143,460

NAV

15.3

14.9

14.9

-0.7

-4.49

25,300

NHC

38.6

36.7

38.5

-0.1

-0.26

21,030

NKD

37.7

37.7

37.7

-1.9

-4.80

52,030

NSC

28.8

27.6

28.8

-0.2

-0.69

23,920

NTL

41.6

38.1

41.6

1.9

4.79

49,080

PAC

43

41.6

42.5

-0.2

-0.47

11,170

PET

20.2

19.2

19.5

-0.7

-3.47

97,910

PGC

12.9

12.7

12.7

-0.6

-4.51

34,290

PIT

17.4

16.9

16.9

-0.8

-4.52

20,240

PJT

14.2

13.7

14.2

-0.2

-1.39

19,560

PMS






0

PNC

11.5

11.2

11.3

-0.4

-3.42

4,110

PPC

27

26.6

26.6

-1.4

-5.00

317,360

PRUBF1

4.5

4.3

4.4

-0.1

-2.22

127,360

PVD

85.5

81.5

83

-2.5

-2.92

199,010

PVT

19.8

19

19

-0.9

-4.52

268,800

RAL

34

33.3

34

-1

-2.86

8,490

REE

29.7

29

29

-1.5

-4.92

300,510

RHC

22

20.8

21

-0.8

-3.67

5,140

RIC

17

16.5

17

0.8

4.94

34,350

SAF

22

20

22

1

4.76

10,550

SAM

18.9

18.6

18.6

-0.9

-4.62

620,040

SAV

13.6

13.3

13.3

-0.6

-4.32

2,730

SBT

10.6

10.1

10.4

-0.2

-1.89

284,700

SC5

29.8

28.7

29.4

-0.8

-2.65

84,740

SCD

18

16.5

17.2

0

0.00

1,360

SDN

21.5

19.5

20.9

0.4

1.95

130

SFC

39.4

39.4

39.4

1.7

4.51

1,000

SFI

47.9

45.6

46.1

-1.8

-3.76

24,560

SFN

12.2

11.7

12.2

-0.1

-0.81

1,780

SGC

14.2

13.2

14.1

0.5

3.68

27,650

SGH

85

84

85

-3

-3.41

380

SGT

27.1

27.1

27.1

-1.4

-4.91

2,810

SHC

41.5

40.9

40.9

-2.1

-4.88

3,460

SJ1

16.5

16

16.4

0.2

1.23

1,260

SJD

15.8

15.5

15.5

-0.8

-4.91

21,840

SJS

64

64

64

-3

-4.48

29,980

SMC

25.3

24.7

25.3

-0.6

-2.32

15,600

SSC

20.8

19.8

20.8

0

0.00

28,370

SSI

38.5

38.5

38.5

-2

-4.94

294,120

ST8

30.4

28.1

30

0.5

1.69

2,360

STB

22.3

21.4

21.7

-0.8

-3.56

2,260,740

SZL

54

51

54

2.5

4.85

25,430

TAC

37

36.4

36.4

-1.9

-4.96

96,400

TCM

10.9

10.8

10.8

-0.5

-4.42

64,290

TCR

10.7

10.7

10.7

-0.5

-4.46

9,930

TCT

98.5

91.5

93

-3

-3.13

12,840

TDH

30.4

30.4

30.4

-1.6

-5.00

69,840

TMC

31

28.7

30.9

0.8

2.66

10,660

TMS

40.2

37.7

40.2

1.9

4.96

1,100

TNA

20

19.6

20

-0.3

-1.48

2,120

TNC

12.8

12.8

12.8

-0.6

-4.48

34,500

TPC

8.8

8.4

8.4

-0.4

-4.55

85,960

TRC

45.6

45.6

45.6

-2.4

-5.00

74,160

TRI

14.4

13.7

13.7

-0.7

-4.86

8,460

TS4

12.9

11.8

12.9

0.6

4.88

15,980

TSC

57.5

57.5

57.5

2.5

4.55

70,280

TTC

10.7

10.6

10.6

-0.5

-4.50

35,690

TTF

22.6

21.4

21.4

-1.1

-4.89

9,080

TTP

20.6

19.8

19.9

-0.9

-4.33

118,130

TYA

16.1

15.4

15.5

-0.7

-4.32

76,410

UIC

12.6

12.1

12.1

-0.6

-4.72

12,490

UNI

16.2

15.7

15.7

-0.8

-4.85

17,730

VFC

11

10.5

10.5

-0.5

-4.55

40,620

VFMVF1

9.9

9.7

9.7

-0.5

-4.90

213,840

VFMVF4

5.8

5.6

5.6

-0.2

-3.45

59,480

VGP

25

23.2

25

0.6

2.46

14,210

VHC

25.7

23.5

25.7

1.2

4.90

10,060

VHG

12

11

11.1

-0.4

-3.48

28,090

VIC

87

84

84.5

-3.5

-3.98

93,070

VID

10.6

10.4

10.5

-0.4

-3.67

81,000

VIP

15.6

15

15.1

-0.6

-3.82

176,320

VIS

25.5

24.4

25.5

1.2

4.94

222,320

VKP

9.8

9.5

9.5

-0.5

-5.00

45,300

VNA

30.2

29.8

29.8

-1.5

-4.79

80,880

VNE

10.2

9.8

9.8

-0.5

-4.85

143,600

VNM

87.5

85.5

85.5

-4

-4.47

292,070

VNS

21.2

20.5

20.6

-0.9

-4.19

39,390

VPK

9.8

9.6

9.7

-0.4

-3.96

7,210

VPL

98

95

97.5

-0.5

-0.51

67,040

VSC

68.5

66.5

68.5

-1.5

-2.14

17,620

VSG

15.2

15.1

15.2

-0.6

-3.80

20,750

VSH

29

27.9

28

-1.2

-4.11

107,590

VTA

10

9.6

9.6

-0.5

-4.95

2,930

VTB

17

16.7

17

-0.5

-2.86

1,050

VTC

12.8

12.4

12.4

-0.6

-4.62

1,880

VTO

16.2

15.3

15.5

-0.6

-3.73

473,020

ATPVietnam