Wednesday, September 24, 2008 |

Một số tài liệu hữu ích cho bạn trong việc phân tích và đầu tư chứng khoán.

Download:

Tổng quan về phân tích kĩ thuật: http://www.box.net/shared/csau2z153m
Đầu tư chứng khoán: http://www.box.net/shared/eyl7z5gpe2

Share với mọi người một số ebook về kiến thức thị trường chứng khoán VN.

Download:

Tòan cảnh thị trường chứng khoán: http://www.box.net/shared/9q1xj4d8fy
Thị trường chứng khoán: http://www.box.net/shared/jrmi29hyg3
Thị trường chứng khoán Việt Nam: http://www.box.net/shared/ge1n7dxbbv
Sổ tay thị trường chứng khoán: http://www.box.net/shared/1h8xbp2ut4
Kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán: http://www.box.net/shared/ntqazqc0bb

Download:

Trung bình động và xu thế: http://www.box.net/shared/50epytdfnv
RSI: http://www.box.net/shared/d4pgkiej25
Momentum: http://www.box.net/shared/a67tvd226e
MFI - Momentum: http://www.box.net/shared/z8rqespg0u
MACD: http://www.box.net/shared/e6go91hls9
Phương pháp Bollinger: http://www.box.net/shared/y4rxpf863n
Lý thyết Dowedit: http://www.box.net/shared/l0x7delkm3

Đây là quyển sách viết về thị trường chứng khoán VN, mời các bạn đọc tham khảo:

Download: http://www.box.net/shared/ge1n7dxbbv

Vào những năm đầu thập niên 80, tay quản lý danh mục đầu tư trẻ tuổi có cái tên Peter Lynch đã trở thành một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới với thành tích thật sự đáng nể.

Bắt đầu quản lý quỹ Fidelity Magellan từ năm 1978 với tài sản khiêm tốn vỏn vẹn 20 triệu đô la nhưng đến năm 1990 khi Peter Lynch về hưu- nghĩa là chỉ 12 năm sau, tài sản của quỹ đã lên đến 14 tỷ đô la, tỷ suất sinh lợi hằng năm lên đến 29%. Đặc biệt trong suốt 12 năm điều hành Magellan, ông chưa từng có một năm thua lỗ. Quả là kỳ diệu!

Điều gì đã khiến Peter Lynch thành công đến như vậy? Thật bất ngờ khi biết thành công vĩ đại ấy lại đến từ những nguyên tắc nền tảng rất cơ bản trong việc lựa chọn cổ phiếu.

Nguyên tắc thứ nhất: Chỉ mua những cổ phiếu mà bạn hiểu rõ

Ngạc nhiên thay khi theo Lynch, công cụ nghiên cứu hữu ích nhất cho chúng ta đó chính là đôi mắt, đôi tai và các giác quan. Rất nhiều ý tưởng đầu tư cổ phiếu xuất hiện khi ông đang đi dạo quanh các cửa hàng bán rau quả hay trong lúc tán gẫu cùng bạn bè và gia đình. Ông cho rằng tất cả chúng ta đều có khả năng phân tích sơ bộ khi đang xem TV, nghe nhạc hay đọc báo. Hay ngay cả khi lái xe xuống phố, đi du lịch thì chúng ta đều có thể khám phá ra một ý tưởng đầu tư mới. Xét cho cùng, người tiêu dùng đại diện cho hơn 2 /3 tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia. Do vậy nếu điều gì đó thu hút bạn khi bạn là một người tiêu dùng thì nó cũng nên được bạn xem xét cân nhắc như một phi vụ đầu tư.

Nguyên tắc thứ hai: Luôn luôn “làm bài tập ở nhà”

Những quan sát đầu tiên luôn là bước khởi đầu tuyệt vời. Song để chúng trở thành những ý tưởng đầu tư tốt nhất thì rất cần thêm những nghiên cứu thông minh. Bạn đừng bao giờ nhầm lẫn cho rằng Lynch bảo chỉ cần những nghiên cứu đơn giản. Thực sự thì chính những nghiên cứu kỹ lưỡng và khắt khe mới là viên đá quan trọng đưa đến thành công của Lynch. Khi một ý tưởng đầu tư chợt lóe lên, ngay lập tức sau đó Lynch phải tiến hành xác định các giá trị cơ bản mà ông kỳ vọng sẽ gặp ở một cổ phiếu tốt:

* Phần trăm doanh số bán hàng: Nếu một công ty có sản phẩm hay dịch vụ hấp dẫn bạn ngay từ lần đầu tiên, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng phần trăm doanh số bán hàng của nó đủ cao để cổ phiếu công ty ấy có ý nghĩa.

* Tỷ số PEG: chỉ số này được sử dụng để tính toán giá trị tiềm năng của một cổ phiếu. Nói rõ hơn nó cho thấy những kỳ vọng của nhà đầu tư đã được tính trong cổ phiếu như thế nào. Bạn nên tìm kiếm những công ty có mức tăng trưởng thu nhập cao và được định giá hợp lý. Hãy chú ý tỷ số PEG cần được đánh giá trong tương quan ngành và toàn bộ nền kinh tế.

* Quan tâm nhiều hơn đến những công ty có khả năng thanh khoản tốt và tỷ số nợ trên vốn cổ phần từ thấp đến trung bình: Dòng tiền mặt lớn và khả năng quản lý tài sản khôn ngoan sẽ giúp công ty có nhiều lựa chọn trong tất cả các môi trường kinh doanh

Nguyên tắc thứ ba: Chiến lược đầu tư cho dài hạn

Đối với Lynch cổ phiếu liên quan đến những dự báo cho khoảng 10 đến 20 năm. Nghĩa là ông chú trọng đến chiến lược đầu tư dài hạn. Theo ông, việc quyết định lựa chọn cổ phiếu trong tương quan 2 đến 3 năm, dự đoán khả năng tăng trưởng cao hơn hay thấp hơn của các công ty cũng giống như việc tung đồng xu xấp ngửa để quyết định vậy - đầy phiêu lưu mạo hiểm!

Có thể bạn rất khó tin vào triết lý này song những gì Lynch đã làm được, những huyền thoại nơi Wall Street đã cho thấy ông thành công đến thế nào khi đi theo triết lý của riêng mình. Lynch thật sự am hiểu về những công ty mà ông nắm giữ và lựa chọn rất cẩn thận, nếu tình hình không có gì thay đổi , ông sẽ không bán. Ông không cố gắng để tiên đoán thị trường hay chỉ ra hướng phát triển tương lai của toàn bộ nền kinh tế. Vì ông tin rằng không đáng để phải nỗ lực tin đoán sự thay đổi của thị trường trong ngắn hạn. Nếu tìm thấy một công ty đủ mạnh thì chắc chắn thu nhập của nó sẽ không ngừng tăng và dĩ nhiên cổ phiếu của nó sẽ ngày càng có giá trị.

Chỉ bằng việc giữ vững ý nghĩ tưởng chừng đơn giản ấy, Lynch đưa mục tiêu của mình nhắm vào một công việc quan trọng: đó là việc tìm kiếm những công ty tốt. Cũng từ chiến lược đầu tư dài hạn, Lynch trở thành người đầu tiên sáng tạo ra thuật ngữ ”tenbagger” –thuật ngữ mô tả loại cổ phiếu có giá trị tăng liên tục 10 lần ( tức 1000%). Ông tìm thấy những cổ phiếu này khi điều hành Magellan Fund. Nguyên tắc quan trọng số 1 là để tìm thấy một “tenbagger” là nhất thiết không được bán cổ phiếu khi nó mới chỉ tăng tới 40% hoặc thậm chí có tăng đến 100% đi chăng nữa.

Không nghi ngờ gì, khả năng lựa chọn cổ phiếu và sự thành công của ông là những bằng chứng xác thực đáng tin nhất cho thấy sự đúng đắn trong quan điểm đầu tư của Lynch. Ông đã trở thành bậc thầy không chỉ ở lĩnh vực nghiên cứu môi trường đầu tư của mình mà còn là bậc thầy trong việc hiểu thế giới trong hiện tại cũng như trong tương lai. Rất mong bằng học hỏi từ những kinh nghiệm của Lynch và bằng những quan sát của riêng mình, chúng ta sẽ học được cách đầu tư trong một “thế giới phẳng”, có được một quá trình đầu tư thú vị và có lợi nhuận.


(Theo Saga)

George Soros, một trong những ông trùm tài chính khét tiếng ở phố Wall, lại chuẩn bị ra tay khuấy đảo thị trường, lần này là ý định mua lại cổ phần của hãng phim lừng danh Hollywood, hãng Paramount Pictures.

Tin từ Nhật báo phố Wall ra ngày 9/1 cho hay Paramount Pictures có thể sẽ đồng ý bán lại xưởng phim lớn rất quen thuộc là DreamWorks mà người sáng lập không ai khác là đạo diễn lừng danh Steven Spielberg và David Geffen, cho một quỹ đầu tư tư nhân do huyền thoại tài chính Soros đứng đầu.

Theo đó, hợp đồng có khả năng sẽ được dứt điểm trước cuối tháng 1 này. Cho tới thời điểm này, giá trị hợp đồng chưa được tiết lộ song thường thì ông trùm này không mấy khi làm mấy chuyện lẻ tẻ dưới 1 tỷ USD! Hơn nữa, xưởng phim khổng lồ ấy không bao giờ rẻ đối với bất cứ ai.

Như mọi lần, cứ mỗi khi George Soros "động đậy" là cả thị trường tài chính phải chú ý cao độ, bởi ai cũng hiểu, nếu Soros "hắt hơi" ở đâu thì thị trường tài chính nơi đó sẽ có những chuyển biến vô cùng lớn.

George Soros - từ người bồi bản thành tỷ phú

Cái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với phố Wall cũng như với toàn thế giới. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Phía sau những thành công đó, Soros là một nhà kinh doanh đầy cá tính và đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh...

Soros là người Do Thái, sinh ra ở Hungary vào ngày 12/8/1930. Tuổi thơ của nhà tỷ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Khi còn nhỏ, ông được dạy rằng người Do Thái có thể chạy chứ không được lẩn trốn! Năm 1947, cậu bé Soros sang London một mình, bắt đầu cuộc đời khốn khó của dân nhập cư.

Công việc ban đầu của ông tại đất nước này là bồi bàn ở một hiệu ăn sang trọng ở London, khi cả gia đình đang phải sống bằng trợ cấp xã hội. 18 tuổi, với số tiền kiếm được bằng nghề thu hoạch táo và sơn nhà thuê, George Soros ghi danh vào Học viện kinh tế London. Sau giờ học, ông còn phải làm người gác đêm ở một ga tàu hỏa. Tại đây, Soros tốt nghiệp trường Kinh doanh London vào năm 1952.

Năm 1956, Soros sang Mỹ đoàn tụ với bố mẹ và các anh chị em, và nhập quốc tịch Mỹ. Đây là nơi ông bắt đầu khởi nghiệp với 5.000 USD ban đầu, bắt đầu sự nghiệp tài chính với cá tính táo bạo và quyết đoán trong đầu tư.

Phương châm của Soros khá đặc biệt: trong kinh doanh, việc đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền. Có nhiều sự kiện chứng minh hùng hồn cho lập luận trên.

Kiếm 1 tỷ USD trong vòng 1 tuần!

Năm 1973, sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực trọng tài thương mại quốc tế, ông thành lập Công ty Quản lý tài chính Soros với số vốn 17 triệu Đôla. Sáu năm sau đó, ông đã tăng ngân sách của mình lên 100 triệu Đôla. Thành công bước đầu này của Soros là nhờ sự kết hợp giữa khả năng phân tích sắc sảo thị trường tài chính thế giới và sự can đảm trong đầu tư. Ông chấp nhận hoặc mất, hoặc được từng ấy tiền trong chớp mắt.

Hay như năm 1992, ông thu được một món lợi lớn từ những dự đoán chính xác của mình về thị trường tiền tệ thế giới. Ông đặt cược cả gia tài vào sự sụt giá của đồng Bảng Anh và còn mạnh dạn vay hàng tỷ Bảng Anh và đổi sang đồng Mác Đức.

Và thực tế diễn ra đúng như dự đoán của Soros: đồng Bảng Anh rớt giá thảm hại đến mức bị loại khỏi rổ tiền tệ châu Âu, ông trả nợ bằng tiền Bảng Anh đã mất giá và thu lợi tới 1 tỷ Đôla chỉ trong vòng một tuần!

Kẻ đầu cơ tiền vĩ đại nhất thế kỷ 20

Một sự kiện khiến cái tên George Soros lại xuất hiện trên tất cả các hàng tít của các tờ báo lớn trên thế giới, đó là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á mùa hè năm 1997. Bắt đầu từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng theo hiệu ứng đôminô nhanh chóng lan ra toàn châu Á trong nhiều tháng tiếp theo. Như một kết quả tất yếu, các thị trường chứng khoán tại châu Á tụt dốc nhanh chóng.

Đợt sóng này tràn đến phố Wall vào tháng 10/1997. Tâm lý lo ngại cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á sẽ kéo theo một loạt sự sụp đổ các thị trường tài chính trên toàn cầu đã làm dấy lên làn sóng bán cổ phiếu tại Mỹ vào ngày 27/10. Cũng vào ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones rớt 554,26 điểm, vượt trên mức kỷ lục của “Ngày thứ hai đen tối” 1987.

Những sự kiện này khiến Soros được biết đến như một nhà đầu cơ tiền mặt “vĩ đại” nhất của thế kỷ XX. Điều đó cho thấy Soros không chỉ là nhà kinh doanh có đầu óc nhạy bén, mà còn là một người cực kỳ thực dụng. Ông luôn đưa ra quyết định dựa trên những xét đoán về điều đúng và điều sai theo phương châm trên. Soros đã từng làm cho biết bao người phải khổ sở bởi những quyết định của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính quốc tế. Nhưng những quyết định đó lại đáng giá hàng tỷ Đôla!

George Soros tỏ ra là một nhà kinh doanh biết chấp nhận rủi ro và dám chịu mất mát. Sau nhiều pha đầu tư có thể làm người khác thót tim, đến năm 1993 là năm George Soros đạt mức thu nhập kỷ lục 1,1 tỷ USD, vượt trên tất cả các đối thủ tại phố Wall. Cả thế giới biết đến Soros như kẻ làm mất uy tín của một trong những đồng tiền có giá trị bậc nhất thế giới.

Ông chủ của công ty cực kỳ thành công

Sau một thời gian lãnh đạo Công ty quản lý tài chính, Soros thành lập Soros Quantum Fund và đến năm 1998, giá trị của quỹ này tăng lên tới 6 tỷ Đôla. Tháng 7/2000, Soros sáp nhập Quantum Fund với Quantum Emerging Growth Fund thành Quantum Endowment Fund. Hiện nay, Soros vừa là Chủ tịch Hội đồng Quản trị vừa là Tổng giám đốc công ty.

Quantum Fund của Soros được đánh giá là quỹ đầu tư thành công nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Trong suốt thập niên 1970, hầu hết các nhà đầu cơ giá xuống đều bị thua lỗ, riêng Quantum lợi nhuận vẫn tăng mạnh hàng năm. Quantum chỉ có một năm lỗ duy nhất trong suốt 30 năm hoạt động là năm 1981. Ngày nay, Quantum là một trong những quỹ hùng mạnh nhất trong số 3.000 quỹ tương hỗ trên thế giới. Các chi nhánh của nó trải dài từ Trung đến Đông Âu, Nga, Trung Đông, Nam Mỹ, Guatemala và Mỹ.

Có lẽ một trong những yếu tố làm nên thành công của George Soros là ông luôn say sưa làm việc không mệt mỏi, ngay cả khi đã ở cái tuổi “thập cổ lai hy” như vậy. Ông thường làm việc liên tục với mỗi đêm chỉ ngủ 2 giờ!

George Soros cho biết cũng như bao nhà đầu tư khác để có được quyết định đúng, ông phải thu thập các thông tin và phân tích chúng một cách tỉ mỉ, cộng thêm một chút bản năng vốn có và may mắn mới tạo ra được sự thành công.

Mọi người đi bên phải, riêng Soros bên trái

Mọi người đi bên phải, riêng Soros đi bên trái nhưng lại tỏ ra mình đúng đường. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế phố Wall trước đây cũng như ngày nay.

Trái với nhiều nhà kinh tế, học thuyết cơ bản của ông về đầu tư là thị trường tài chính - nơi bất ổn nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng những tính toán lôgic.

Ông tin rằng các nhà đầu tư luôn chịu tác động lẫn nhau và có xu hướng dịch chuyển theo số đông. George Soros cố gắng hiểu được hướng đi của số đông đó. Tuy nhiên, đến thời điểm quyết định, ông sẽ tách khỏi xu hướng chung và đi con đường riêng có lợi nhất cho mình. Cái khó với mỗi nhà đầu tư là phải biết thời điểm quyết định đó sẽ đến vào lúc nào!

Năm 2004, George Soros đứng thứ 24 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, với giá trị tài sản 7,2 tỷ USD. Đứng thứ 24 thế giới nhưng nhà tỷ phú gốc Do Thái này nổi tiếng là nhân vật số một trong giới tài chính. Người ta tin rằng ông có thể một tay che cả bầu trời, làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào trên thế giới hay gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi những cư dân của phố Wall và thị trường tài chính London luôn dõi theo và sẵn sàng dập khuôn theo ông.

Theo các nhà phân tích, George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, hoạt động kinh doanh của ông mang tính trục lợi rất cao, đầu tư những khoản tiền lớn nhưng mang nhiều tính đánh bạc trên cơ sở những biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Do đó, sau sự kiện này, nhất cử nhất động của George Soros đều thu hút sự chú ý đặc biệt của các quan chức Chính phủ và ngân hàng trung ương của tất cả các nước

Người mang tất cả các ấn phẩm của tờ Nhật báo phố Wall về nhà để đọc lại lần thứ hai vào cuối tuần, người chỉ thích mua cổ phiếu "hạ giá".

Sinh năm 1931 tại Wauseon, Ohiojn.jpg

Công ty: Ngân hàng Quốc gia Bang Cleveland
Công ty quản lý quỹ Wellington

Thành tích nổi bật: Tỉ suất tổng lợi nhuận bình quân của quĩ Vanguard's Windsor trong 31 năm John Neff làm giám đốc là 13.7%, so với mức 10.6% của S&P 500. Ông đã chứng tỏ sự ổn định tuyệt vời trong việc dẫn đầu thị trường bằng việc 22 lần vượt qua tỉ suất lợi nhuận bình quân toàn thị trường và luôn đứng trong hàng ngũ những nhà quản lý quỹ số một.

Ông được coi là "dân chuyên nghiệp của những dân chuyên nghiệp," vì rất nhiều vị quản lý quỹ khác khi ủy thác tiền của mình cho ông luôn tin rằng mình đã "chọn mặt gửi vàng".

Hồ sơ cá nhân:

Neff tốt nghiệp bằng Cử nhân(BA) tại đại học Toledo năm 1955. Trong thời gian 8 năm làm nhân viên phân tích chứng khoán tại Ngân hàng Quốc gia Bang Cleveland, ông đã học xong bằng MBA tại Đại học Case Western Reserve năm 1958.

Neff vào Wellington Management Co. năm 1964, trở thành nhà quản lý quỹ của các quỹ Winsor, Gemini và Qualified Dividend. Ông nghỉ hưu năm 1995 sau gần 3 thập kỷ làm quản lý quỹ với kết quả xuất chúng.

Phong cách đầu tư:

John Neff không tự coi mình là nhà đầu tư giá trị, mà thay vào đó ông thích mô tả quan điểm đầu tư của mình là "mua những công ty tốt, trong những ngành tốt, với P/E thấp." Dù ông có tự phủ nhận mình là một nhà đầu tư giá trị thì sự nghiệp quản lý quỹ của John Neff đã mang nặng dấu ấn của phong cách đầu tư này.

Neff thường tập trung thay vì phân tán danh mục đầu tư của quỹ. Ông theo đuổi cổ phiếu của các công ty ở mọi quy mô lớn - vừa - nhỏ miễn là nó có chỉ số P/E thấp, chiến lược mà ông gọi là "đầu tư P/E thấp." Hai trong số các chiến thuật đầu tư của John Neff là mua khi có tin xấu, sau khi cổ phiếu sụt giá mạnh và chiến lược "đi đường vòng" để mua cổ phiếu của các ngành đang thịnh hành. Ví dụ: mua cổ phiếu của các nhà sản xuất ống dẫn dầu - những nhà cung cấp của các công ty dầu khí thay vì mua những cổ phiếu đang "nóng" của chính các công ty này, mà theo Neff là quá đắt đỏ.

Ông tỏ rõ quan điểm phản đối việc tham gia vào những thị trường đang quá sôi động, ông thích gặp gỡ trực tiếp với ban quản lý của từng công ty ông đầu tư để đánh giá tính liêm chính và hiệu quả làm ăn của nó. Với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân, kiểu tiếp xúc này là gần như là bất khả thi, tuy nhiên sử dụng những kỹ thuật phân tích nghiêm ngặt của Neff như đã được áp dụng với hệ thống tài chính của công ty cũng sẽ đem lại đủ các chỉ tiêu về kết quả quản lý để bù đắp cho việc thiếu những mối liên hệ trực tiếp với ban quản lý công ty mà Neff có được.

Như Ryan Furman nêu lên trong bài phỏng vấn Neff năm 2006 cho trang Motley Fool, "hầu hết các nhà đầu tư vĩ đại đều là những con mọt sách loại nặng." John Neff cũng không phải là một ngoại lệ: "ông nổi tiếng với việc mang tất cả các ấn phẩm của tờ Nhật báo phố Wall về nhà để đọc lại lần thứ hai vào cuối tuần." Furman cũng cho biết Neff là một tín đồ của cuốn "Value Line". Cũng giống như Neff, hầu hết các nhà đầu tư đều được ông khuyến khích tìm đến hai nguồn hướng dẫn đầu tư quý báu này.

Các tác phẩm:
"John Neff On Investing" viết cùng Steven L. Mintz (2001)

Trích dẫn:
"Làm những việc mà mọi người không làm không bao giờ là dễ dàng cả, nhưng đó mới là nơi bạn kiếm được tiền. Hãy mua các cổ phiếu trông có vẻ không tốt với các nhà đầu tư thiếu cẩn trọng, và kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi người ta nhận ra giá trị thực của nó."

"Tôi không bao giờ mua cổ phiếu, trừ khi theo quan điểm của tôi nó đang được bán hạ giá."

Khởi đầu với số cổ phiếu có giá trị khoảng 20 triệu đồng, sau gần 10 tháng hành nghề broker (môi giới chứng khoán) rồi chuyển sang quản lý quỹ, Nguyễn Tấn Phát đã có tài sản hơn 2 tỉ đồng.

"Lính đánh thuê" cao cấp

"Hiện Phát quản lý nguồn quỹ lên đến gần chục tỉ đồng từ các nhà đầu tư. Người ta đưa tiền cho mình toàn quyền sử dụng, mình trở thành lính đánh thuê nên áp lực khá cao. Lúc nào cũng phải vắt óc suy nghĩ và ra quyết định một cách linh hoạt" - anh chàng 26 tuổi Nguyễn Tấn Phát cho biết.

Một năm trước, mới tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP.HCM, Phát tham gia thị trường chứng khoán bằng hai bàn tay trắng. Lúc ấy, hình ảnh anh chàng "bốn mắt" ôm chồng bản tin chứng khoán đi bán cho từng người tại các sàn giao dịch ở TP.HCM vào mỗi sáng đã trở nên quen thuộc. Nhưng giờ đây, giới đầu tư biết đến Phát như một nhà quản lý quỹ trẻ tuổi và năng động. Từ 20 triệu đồng vay được của bạn bè cộng với tiền túi dành dụm được, Phát bắt tay vào đầu tư chứng khoán và lân la tạo mối quan hệ với các nhà đầu tư có tiền nhưng không có nhiều thời gian theo sát thị trường.Ban đầu,với vai trò của một broker, Phát tập tổng hợp thông tin, phân tích và tư vấn cho các nhà đầu tư để hưởng hoa hồng. Sau vài tháng hành nghề, Phát dần tạo dựng uy tín và trở thành người quản lý quỹ của các nhà đầu tư.

Trong 10 tháng khoác áo broker, rồi quản lý quỹ, Phát đã sở hữu tài sản hơn 2 tỉ đồng với 5 loại cổ phiếu trong tay. "Ước tính, mỗi tháng mình kiếm được lợi nhuận 10% tổng giá trị cổ phiếu mình nắm giữ" - Phát kể. Chính Phát cũng không ngờ rằng mình "xanh" nhanh đến thế. "Mặc dù có những lúc khó khăn, nhưng mình luôn chủ động và tích cực học hỏi trau dồi thêm về kinh nghiệm chứng khoán bằng cách nghiên cứu thật nhiều sách và tài liệu liên quan. Đặc biệt là sách về triết học, kỹ năng phân tích và logic, phán đoán... Trong đó cuốn sách Giả kim thuật tài chính (The Alchemy of Finance) của nhà đầu tư tài chính Mỹ George Soros đã thay đổi tư duy của mình rất nhiều"- Phát chia sẻ bí quyết.

Nếu trước đây, nắm trong tay vài chục triệu đồng đã thấy "run" thì giờ đây Phát lại tỏ ra khá mát tay với những tài khoản lên đến vài tỉ đồng của khách hàng. Phát cho biết, giữa nghề broker và quản lý quỹ tuy có khác biệt nhưng cũng liên quan mật thiết với nhau. Broker cũng có thể trở thành nhà quản lý quỹ và ngược lại. "Cách tốt nhất để thu hút khách hàng và nhà đầu tư chính là nâng cao uy tín của mình - hữu xạ tự nhiên hương thôi" - Phát bộc bạch. Nếu đầu tư "trúng" cho khách hàng sau một kỳ hạn thỏa thuận, Phát có thể kiếm được hoa hồng 20% trên tổng lợi nhuận mà khách hàng có được. Hiện nay, mỗi nhà đầu tư khoán cho Phát ít nhất là 2 tỉ đồng. "Người ta giao tiền cho mình, trong khoảng thời gian nào đó, mình phải tạo ra lợi nhuận cho họ, vì thế mình phải có quyết định chuyển hướng đầu tư một cách chính xác để có được lợi nhuận cho khách hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc mình cũng được hưởng lợi"- Phát nói.

Nghề hấp dẫn

"Nếu làm việc tại một công ty chứng khoán, vừa đầu tư, vừa làm môi giới thì hầu hết đều có thể trở thành tỉ phú sau 1 đến 2 năm". Đó là khẳng định của broker trẻ Trần Lương Thanh Tùng. Tùng chia sẻ, các nhà đầu tư đang rất tin cậy lớp môi giới trẻ nên nhu cầu về broker đang rất lớn. Tuy nhiên, để có được chỗ đứng tốt, các broker cần trang bị thật tốt kiến thức về tài chính, khả năng thu thập và xử lý thông tin chính xác cũng như cách tiếp cận khách hàng. "Là một broker, anh phải xử lý tốt những sự cố mà khách hàng gặp phải khi đặt lệnh mua, bán ở sàn và tư vấn thông tin thật chính xác mới có thể tạo chỗ đứng tốt trong khách hàng. Trong môi trường đầy khắc nghiệt này, không năng động bạn sẽ bị đào thải" - Tùng nói.

Theo Tùng, hiện một số bạn trẻ khi bước vào nghề môi giới thường gặp phải tình trạng "tốc độ làm giàu nhanh hơn mức phát triển nhân cách" nên rất dễ bị sa ngã. Trên thực tế, đã có một số trường hợp broker "xanh" rất nhanh nhưng rồi "đỏ" đột ngột và bị loại khỏi cuộc chơi vì gian lận. Làm việc như một người quyết định lệnh mua - bán của các nhà đầu tư cho một công ty chứng khoán, broker N.L.H có được nhiều thông tin đắt, chẳng mấy chốc đã kiếm được tiền tiã. Nhưng sau một thời gian, H. lại bị khách hàng phát hiện có những hành vi không trung thực trong việc công khai lợi nhuận. Thế là H. bị tẩy chay hoàn toàn nhưng cũng còn may là chưa đến mức dính vào con đường tù tội.

Broker Tùng lưu ý thêm, trong 2 năm tới, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân sẽ giảm còn nhà đầu tư tổ chức sẽ tăng vì thế đòi hỏi các broker phải thay đổi về chất. Lúc ấy, các broker cần một sự chuẩn bị cho bước chuyển tiếp nghề nghiệp thích hợp với nhu cầu thị trường nếu không muốn bị đào thải.

Vào những năm 1950, anh em nhà Jacuzzi đã phát minh ra một loại bồn tắm thủy lực có tác dụng mát–xa rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị cho những người mắc chứng bệnh viêm khớp. Mặc dù, không ai có thể phủ nhận tính năng tuyệt vời của nó, nhưng sản phẩm lại không có mấy người mua.

images.jpgLý do đơn giản là Zacuzzi đã sai lầm trong khâu xác định đối tượng khách hàng. Bởi vì, rất ít người mắc chứng bệnh này lại có đủ tiền để mua được một vật đắt giá như vậy. Vậy nên, phát minh của anh em nhà Jacuzzi đã nằm im trong kho cho đến khi họ chợt nghĩ rằng: tại sao không biến sản phẩm này trở thành một chủng loại hàng hóa xa xỉ dành cho những ai lắm tiền, nhiều của.

Ý tưởng của họ đã thành công đến mức ngày nay thương hiệu bồn tắm mát–xa Jacuzzi đã trở nên quá nổi tiếng trên thế giới. Và nếu như nhà sản xuất vẫn cứ quảng cáo rằng bồn tắm Jacuzzi cung cấp phương pháp chữa trị thủy liệu vượt trội, thì khách hàng vẫn thấy hấp dẫn hơn khi nghe thấy Jacuzzi đem đến sự thư giãn tuyệt vời.

Thông thường, cách tốt nhất để thử nghiệm một ý tưởng là không nên đi vào nghiên cứu quá sâu về bản chất ý tưởng đó, mà hãy cứ thử thực hiện nó trước đã. Một tổ chức sẵn sàng thực hiện mọi ý tưởng, đồng nghĩa với việc họ có thể sẽ gặp nhiều thất bại, nhưng cơ hội thu được những thành công to lớn cũng không nhỏ. Nếu như bạn càng thử nghiệm nhiều phát minh, sáng chế thì chắc chắn một trong những phát minh, sáng chế của bạn sẽ thành công nổi bật, trở thành một ngôi sao sáng trên bầu trời. Theo như ông Tom Kelly, giám đốc điều hành của IDEO – công ty thiết kế số một thế giới hiện nay, thì “thất bại thường mang đến thành công sớm hơn”.

Công ty Motor Honda của Nhật, năm 1959 đã quyết định đem sản phẩm Honda tiết kiệm năng lượng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Nhưng họ đã thất bại liên tiếp và học được một bài học SoichiroHonda.jpgđắt giá rằng không thể khiên cưỡng đưa một sản phẩm vào thị trường mà không nghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường đó. Bởi vì, loại Honda tiết kiệm năng lượng rất thích hợp trên các vùng ngoại ô Tokyo, không được chào đón ở Mỹ, nơi mà đường xá rộng rãi, thẳng tăm tắp với nhiều làn đường. Từ thất bại đó, họ mới nghĩ ra việc đưa loại xe máy phân khối lớn sang thị trường này và sản phẩm này đã trở nên rất thông dụng ở đây.

Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.

Điều gì đã khiến Thung lũng công nghệ cao Silicon thành công đến mức có thể coi như là động lực của sự tăng trưởng ngành công nghệ cao? Thung lũng Silicon được ví như một “công viên khoa học” đầu tiên có tính dẫn đường ở bang California. Với khoảng 700 công ty lớn hàng đầu thế giới về các lĩnh vực công nghệ thông tin, high-tech, kiến trúc và sản xuất liên quan đến máy tính cá nhân, đây là nơi sản sinh ra những ý tưởng mới, tạo ra những hướng phát triển mới trong thế giới high-tech. Thường thường, những sáng kiến mới ở đây chỉ cần từ một đến hai năm để xuất hiện trên thị trường toàn cầu.

Nhà phân tích Mike Mallone của hãng Cowen& Co nói về mảnh đất này như sau: “Đây có thể là thiên đường mà nhiều người cả đời chỉ mơ ước có một lần được đặt chân đến đó. Người bên ngoài nhìn vào chỉ thấy toàn những thành công, mà không biết rằng đây cũng có thể là địa ngục cho những ai khiếp sợ cuộc sống hối hả, bận rộn đến khốc liệt của công việc. Và trên thực tế, nó còn là một nghĩa địa chôn cất nhiều thất bại.Và chính những thất bại này lại là động lực phát triển mạnh mẽ nhất của thung lũng Sillicon. Mọi sản phẩm hay doanh nghiệp đã từng thất bại đều trở thành một bài học được lưu giữ tại đây. Chúng được lưu giữ lại không phải để nhấn mạnh sự thất bại, mà là để thể hiện sự khát khao đối với những thành công đến từ những thất bại đó. Các nhà đầu tư mạo hiểm có thể tìm thấy trong bản tóm tắt của các doanh nghiệp tại đây, có ghi lại những thất bại mà các doanh nghiệp ở đây đã từng vấp phải”.

Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhành chóng lấy được chứng chỉ loại A.

planware.gifBạn có thể kể đến rất nhiều sự thành công lớn lao khác được khởi nguồn từ sự thất bại. Columbus đã thất bại khi ông bắt đầu lên đường để tìm một con đường mới đến Ấn Độ. Thay vì tìm được con đường đó, ông ta lại tìm ra Châu Mỹ (và bởi vì ông ta nghĩ đó là Ấn Độ nên đã gọi vùng đất này là quê hương của Ấn Độ). Rượu sâm-banh do một thầy tu tên là Dom Perignon phát minh ra sau khi nếm thử một chai rượu bỗng nhiên bị nhiễm khuẩn và lên men. Tập đoàn 3M đã phát minh ra keo dán, đã từng vấp phải thất bại khi sản xuất ra thứ không dính được. Nhưng nó lại trở thành nguồn gốc cho ý tưởng phát minh ra loại keo dính tem thư sau này trở nên rất thành công.

Các nhà khoa học tại Tập đoàn dược phẩm Pfizer đã thử nghiệm một loại thuốc có tên là Viagra để làm giảm những cơn cao huyết áp. Những người đàn ông trong nhóm thử nghiệm đã báo cáo kết quả cho thấy thử nghiệm không làm giảm huyết áp mà lại mang đến cho họ một lợi ích khác. Các nhà sản xuất Pfizer đã tiến hành điều tra xem cái lợi ích mà những người đàn ông đó đã bí mật không nói ra là gì và phát hiện ra loại thuốc này có tác động tạo ra hưng phấn tình dục ở họ. Viagra trở thành một trong số những thất bại thành công nhất của mọi thời đại.

Thậm chí, nếu thất bại không trực tiếp mang đến sự thành công, thì nó cũng có thể được xem như bạn đã bước một bước trên con đường đi đến sự thành công. Thái độ của nhà bác học nổi tiếng Edison đối với sự thất bại rất đặc biệt và hữu ích với bạn. Khi được hỏi tại sao ông lại có nhiều thí nghiệm thất bại đến như vậy, ông đã giải thích rằng, đó không phải là thất bại. “Đó là tôi đang khám phá ra một phương pháp nhưng mà nó chưa làm việc”.

Tom Watson, vị chủ tịch huyền thoại của Tập đoàn IBM, người được coi là đã đưa IBM lên bục vinh quang với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm và trở thành nỗi khát khao mong ước của nhiều công ty lớn ở Mỹ. Ông luôn khuyến khích nhân viên dưới quyền hãy cứ làm việc và sáng tạo đi, đừng sợ thất bại. Ông gọi những người có ý tưởng trái với thông thường và độc đáo, phá vỡ những quy tắc truyền thống là “những chú vịt hoang dã” và ông luôn ủng hộ họ. Một lần, một vị phó chủ tịch của IBM đã tiêu tốn mất 10 triệu đô-la cho một thử nghiệm mà sự thất bại của nó được gọi là “Văn phòng của Watson”. Ông này rất sợ hãi và lập tức đệ đơn xin từ chức nhưng Watson đã từ chối chấp nhận đơn từ chức của ông ta. “Tại sao chúng tôi lại muốn để ông tuột khỏi tay cơ chứ?”. Watson đã nói và thêm rằng “Chúng tôi đã cho bạn một bài học giáo dục đáng giá tới 10 triệu đô-la”.

Một trong những ông chủ khác cũng hoan nghênh sự thất bại là Richard Branson, nhà sáng lập ra tập đoàn đa lĩnh vực Vigrin Group. Theo chủ báo John Brown của ông ta thì: “Bí mật trong thành công của Richard Branson nằm trong chính những thất bại của ông. Ông luôn duy trì mọi thứ ở trạng thái mở và mỗi khi nó thất bại, ông không một mảy may lo lắng. Ông lại tiếp tục”.

Năm 1985, hãng Coca-Cola thử nghiệm giới thiệu sản phẩm “New Coke” – một hương vị mới thay thế hương vị “Coke cổ điển”. Nó đã được thử nghiệm rất tốt với người tiêu dùng, song khi tung ra thị trường, nó trở thành một thảm họa marketing và thất bại thảm hại. Coca-Cola đã phải xin lỗi người tiêu dùng đã quá quen thuộc với hương vị truyền thống của mình và tái sản xuất Coca-Cola hương vị cũ. Thảm họa lớn lao này đã làm danh tiếng và uy tín của Coca-Cola giảm sút, nhưng liệu điều này có tồn tại mãi không? Chắc chắn là không. Các nhà lãnh đạo cao cấp và marketing chuyên nghiệp chịu trách nhiệm về sự thất bại này có bị sa thải hay không? Câu trả lời là không. Đó là một thí nghiệm thất bại, nhưng Coca-Cola vẫn tồn tại, phát triển và ngày càng thịnh vượng. Đúng như nhà triết học Friedrich Nietzsche đã nói “Nếu cái gì đó đã không giết chết được ta, thì nó sẽ làm cho ta mạnh mẽ hơn”.

Bill Gates rút lui khỏi vị trí Giám đốc điều hành hãng Microsoft bởi vì ông muốn dành nhiều thời bill.jpggian và tâm trí hơn cho chiến lược lãnh đạo và những nỗ lực phát triển công ty. Ông đã tập trung sự quan tâm vào trung tâm nghiên cứu của Microsoft, với hơn 600 chuyên gia do ông thành lập vào những năm đầu của thập kỷ 90, để đẩy mạnh sự phát triển công nghệ phần mềm, thiết kế giao diện cho người sử dụng, sự nhận dạng tốc độ và đồ họa trên máy tính. Một trong những đồng nghiệp của ông đã nói: “Bill không sợ phải liều lĩnh. Anh ta biết rằng bạn phải thử nghiệm mọi thứ, bởi vì bí mật thật sự để đổi mới chính là nhanh chóng thất bại”.

Vậy những bí quyết để thành công từ sự thất bại là gì?

1. Hãy thừa nhận thất bại chính là một phần của cuộc sống và biết truyền đạt đến nhân viên rằng khi bạn cho nhân viên của mình quyền tự do đi đến thành công, bạn cũng cho họ quyền tự do thất bại.

2. Phân biệt hai loại thất bại: Thất bại một cách xứng đáng khi mà bạn đã cố gắng hết sức mình để đạt được một điều gì đó mới mẻ hoặc khác thường nhưng nó đã không mang lại kết quả như bạn mong muốn và sự thất bại do thiếu khả năng khi bạn không cố gắng hoặc năng lực để thực hiện công việc đó. khi mà bạn đã cố gắng hết sức mình để đạt được một điều gì đó mới mẻ hoặc khác thường nhưng nó đã không mang lại kết quả như bạn mong muốn và khi bạn không cố gắng hoặc năng lực để thực hiện công việc đó.

3. Hãy đảm bảo với nhân viên rằng những sự thất bại một cách xứng đáng sẽ không bị chỉ trích.

4. Hãy nhận những nhân viên biết chấp nhận thất bại và kiêu hãnh vì sự thất bại mà họ đã cố gắng hết sức mà không đi đến thành công. Hãy chuyển những sự thất bại thành những kinh nghiệm đáng để học hỏi.

5. Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp biết chấp nhận rủi ro, và thưởng công cho những thất bại một cách xứng đáng, và thưởng cho những người dám đối mặt với sự thất bại để đi đến thành công.

Nhà lãnh đạo có tư tưởng đổi mới là phải biết khuyến khích văn hóa thử nghiệm. Bạn phải dạy cho nhân viên của mình rằng mỗi khi gặp một thất bại là đã đi được một bước trên con đường đến sự thành công. Muốn đến sự thành công đó càng nhanh, bạn phải tạo cho nhân viên của mình quyền tự do phát minh và đổi mới, tự do thử nghiệm, tự do thành công. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cho họ quyền tự do được thất bại.

Trong bất kỳ tình huống nào Michael Dell cũng làm theo nguyên tắc: “Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn cho là tốt, hãy thử ngay chứ đừng chần chừ”.

Houston, năm 1973. Một ngôi nhà bình dân của một gia đình bình dân ở Mỹ (vài ngày trước đó, một lá đơn xin học cấp ba ngoại khóa do Michael Dell ký tên vừa được gửi đi từ đây) có tiếng chuông reo ngoài cửa.
Khách là một phụ nữ luống tuổi đến nhà để thỏa thuận với gia đình của “Ngài Micheal Dell” về những chi tiết cụ thể như loại bằng tốt nghiệp, phương thức thanh toán tiền học và những đề tài buồn tẻ khác của người lớn.

Vị khách kinh ngạc khi thấy “Ngài Micheal Dell” ngoài đời là một cậu bé 8 tuổi. Vẻ mặt bình thản và hoàn toàn nghiêm túc, cậu bé giải thích với bà khách về ý định nhảy cóc các lớp cấp hai bởi: “Có khối việc quan trọng cần làm trong cuộc đời”.

Luôn muốn bỏ qua những bước đi “không cần thiết” để “tập trung vào công việc”, đó là một phương châm luôn theo sát Micheal Dell, người mới 33 tuổi đã trở thành một trong những đại gia giàu có nhất trên hành tinh.

Một ngày đẹp trời năm 1977, gia đình ông Alexandr Dell đi câu cá ngoài biển. Trong khi hai anh trai mình thảnh thơi buông cần ngồi đợi cá, Michael Dell ngồi loay hoay chế tạo ra một loại “thiết bị đặc biệt” - loại cần có cùng lúc vài chục lưỡi câu.

Bị các anh chế giễu là “rỗi hơi”, Michael vẫn cắm cúi làm. Thế rồi sau buổi câu, cậu út đã câu được đầy giỏ nhất. Từ đó trở đi, trong bất kỳ tình huống nào Michael Dell cũng làm theo nguyên tắc:” Nếu bạn có một ý tưởng mà bạn cho là tốt, hãy thử ngay chứ đừng chần chừ”.
Lớn lên một chút, Michael Dell kiếm tiền bằng cách tìm khách hàng đặt mua báo cho tờ “Houston Post”. Từ dạo đó cậu đã hiểu một chân lý “Không quan trọng bạn bán gì, quan trọng bạn bán nó như thế nào”.
Nảy ra ý tưởng: Độc giả tiềm năng của tờ báo sẽ là các cặp vợ chồng mới cưới, thế là Michael liền gửi thư điện tử cho các khách hàng tương lai của mình và đề nghị tặng họ hai tuần báo miễn phí với tư cách là món quà cưới, nếu họ đồng ý đặt mua báo dài hạn.

Lần này, Michael đã kiếm được một khoản tiền đáng kể: 18.000 đô la và cậu tậu ngay một chiếc BMW (dạo ấy xe châu Âu là của hiếm ở Mỹ). Người bán hàng há hốc mồm kinh ngạc khi thấy cậu thanh niên 17 tuổi lôi từ túi quần ra số tiền mặt để thanh toán.
Tài kinh doanh của con trai không làm cho bố mẹ Michael ngạc nhiên và thán phục cho lắm, kỳ vọng của họ là cậu út phải thi vào đại học và trở thành bác sỹ.

Năm sau Dell đăng ký thi vào khoa Sinh trường Đại học Texac ở thành phố Austin. Hồi đó máy tính IBM là một phát minh hiện đại bậc nhất của ngành tin học và đang mốt đến nỗi giá một chiếc máy bình thường cũng là gần 4.000 đô. Nhưng nhà phân phối chỉ trả lại cho IBM có 2.500 đô, còn lại là tiền hoa hồng.

Thế là Michael Dell lập tức suy luận “Tại sao lại phải trả cho người trung gian một khoản tiền lớn như thế, trong khi nhà sản xuất có thể bán tận tay tới người tiêu dùng?”.

Sau khi tìm hiểu, Michael Dell biết rằng IBM thường đưa ra mức tiêu thụ quá sức đối với nhà phân phối, vì vậy trong kho của công ty trung gian bao giờ cũng có hàng tồn. Thế là Micheal bèn nghĩ ra cách mua lại các máy tính tồn kho, rồi tự thêm bớt các chi tiết trong máy tính cho phù hợp với từng khách hàng.

Căn phòng ký túc xá của cậu sinh viên khoa sinh biến thành kho và xưởng chế tạo vi tính. Michael đăng tin trên báo “Có bán các loại máy vi tính đã hoàn thiện theo yêu cầu cụ thể của từng người sử dụng, giá rẻ hơn giá bán lẻ 15%”.

Khách hàng của Michael là những doanh nghiệp, các bác sỹ tư và các công ty tư vấn luật. Doanh thu hàng tháng lên tới 50.000 đô la.
Thấy bố mẹ lo lắng vì con trai trễ nải với việc học hành, Michael hứa rằng trong kỳ nghỉ hè cậu sẽ thử lập công ty, và nếu thất bại, đầu năm học cậu phải quay về trường và toàn tâm toàn ý với ngành sinh học đã chọn.

Và thế là ngày 3/5/1984, công ty “Dell Computer” được thành lập. Khi đó Dell mới 19 tuổi.

Dell thuê một văn phòng nhỏ và thu nhận nhân viên đầu tiên vào làm việc. Công ty không thể không có quảng cáo. Logo đầu tiên của công ty được Dell vẽ trên bìa hộp bánh pizza rồi đưa cho một người bạn sao ra và mang đến đăng ở báo.
Phương châm kinh doanh của Dell vẫn là “Bán cho khách hàng thứ họ cần, chứ không phải dúi cho họ đồ tồn kho”. Cần thêm linh kiện gì Dell mới mua riêng cho từng máy tính.

Tháng đầu tiên doanh thu của Dell Computer là 180.000 đô la, sang tháng thứ hai con số này đã lên tới 265.000 đô. Chỉ một năm sau đó, lượng máy tính Dell tiêu thụ mỗi tháng là 1.000 chiếc.

Dell liên tục nghĩ ra những phương thức kinh doanh mới khác hẳn các công ty khác, như bảo đảm hoàn lại tiền cho khách hàng, dịch vụ sửa máy ngay trong vòng một ngày và lập đường dây nóng 24/24 giờ để các chuyên gia trả lời mọi thắc mắc của người sử dụng.

“Người ta sản xuất ra máy tính rồi mới nhồi vào đầu khách hàng là họ cần có nó, còn chúng tôi thì nghiên cứu xem thị trường cần gì và cho ra sản phẩm” - Dell luôn nói vậy.

Vào cái ngày mà lẽ ra Michael Dell phải tốt nghiệp trường đại học, doanh thu của các công ty của Dell Computer trên toàn thế giới đã vượt mức 70 triệu đô la.

Và Dell bắt tay vào việc phát triển thương hiệu của chính mình, thay vì bán hàng của các công ty khác. Khách hàng khi đặt mua máy tính Dell sẽ được nhận hàng trong vòng 36 giờ.

Nhà máy của Dell Computer là một ví dụ hết sức thú vị về mô hình sản xuất- hoàn toàn không có khu vực gọi là kho bãi. Ở một đầu nhà máy là những chiếc xe tải chở linh kiện, đầu kia là một dãy xe khác đã chất đầy máy tính lắp ráp và thử nghiệm xong, đã trang bị các phần mềm cần cho từng khách hàng cụ thể.

Ngày nay, Dell có các nhà máy con ở hơn ba chục quốc gia trên thế giới, với hơn 90.000 nhân viên.

Khi trong công ty Dell Computer chỉ mới có vẻn vẹn ba nhân viên và họ cùng ngồi làm việc trong một căn phòng nhỏ hẹp, Dell hay thổ lộ với cộng sự rằng ông mơ ước trở thành nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới.

Năm tài chính vừa rồi tổng doanh thu của công ty là 57.4 tỷ đô la, trong đó lãi ròng là 2.6 tỷ đô. Bản thân Michael có tài sản trị giá 16.4 tỷ đô la. Nhưng có một thứ mà Michael thiếu, đó là… bằng tốt nghiệp đại học. Mà để làm gì kia chứ?

"Con có thấy một người cần mẫn trong công việc của mình không? Người ấy sẽ đứng trước mặt các vua, chứ không phải trước mặt những người tầm thường đâu", câu nói tưởng chừng đơn giản của vị vua trị vì đất nước Do Thái - Solomon lại là bí kíp giúp ông trở thành người giàu có nhất thế gian.

Vua Solomon có thể giúp bạn hạnh phúc hơn, thành công hơn và giàu có hơn như thế nào? Toàn bộ bí kíp này sẽ có trong cuốn sách "Người giàu nhất thế gian" của tác giả Steven K.Scott.

Hãy tưởng tượng tiền lương của bạn đang ở dưới mức trung bình được tăng lên hơn 600.000 đôla một tháng. Hãy tưởng tượng trong sáu năm sau khi tốt nghiệp đại học, bạn đã mất việc tới 9 lần và khi bắt đầu công việc thứ mười, bạn thực hiện thành công hàng loạt thương vụ trị giá hàng triệu đôla, đạt doanh thu hàng tỷ đôla. Hãy tưởng tượng bạn đã làm được tất cả những điều này nhờ các lời dạy của Solomon trong sách Châm Ngôn của kinh Cựu Ước. Vậy chúng ta hãy làm một phép so sánh:

Quá khứ: Thu nhập thấp hơn một nửa mức thu nhập trung bình của một người Mỹ.

Tương lai: Thu nhập mỗi năm tăng từ 18.000 đôla lên hơn 7 triệu đôla.

Quá khứ: Doanh nghiệp thất bại, vô phương cứu chữa (tỷ lệ thành công là 0%).

Tương lai: Tỷ lệ thành công trung bình trong 29 năm sự nghiệp của hơn 60% doanh nghiệp trong một ngành công nghiệp chỉ đạt dưới 1%.

"Những gì xảy ra khi làm trái lời khuyên của Solomon khiến tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự đúng đắn của chúng", Steven K.Scott viết. Sau ba lần không nghe theo lời cảnh báo của Solomon, ông đã mất hàng triệu đô la vì những quyết định đầu tư sai lầm, trong khi nếu làm theo thì ông đã không mất một xu nào.

"Tôi bỏ qua lời khuyên của Solomon về những mối quan hệ và phải chứng kiến kết cục đáng buồn của cuộc hôn nhân rất tuyệt vời của mình. Sau đó, khi làm theo lời khuyên của ông, tôi đã hàn gắn lại với vợ và cuộc sống vợ chồng tôi ngày nay hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Bill Gates thành công nhờ vận dụng châm ngôn của Solomon. Ảnh: Microsoftwatch.

Nếu việc làm theo lời khuyên của Solomon chỉ có tác dụng một vài lần, chúng ta sẽ coi đó là sự trùng hợp. Nếu bỏ qua lời khuyên và lời cảnh báo của ông, chúng ta gặp phải một số trở ngại không đáng kể, chúng ta sẽ xem đó là tình cờ. Tuy nhiên, khi làm theo lời khuyên của ông, bạn và nhiều người khác liên tục đạt được những thành công quan trọng trong cuộc sống, trong kinh doanh, và ngược lại, nếu không làm theo lời cảnh báo của ông sẽ phải gánh chịu các kết cục tồi tệ, thì thậm chí cả những kẻ hoài nghi nhất cũng phải chấp nhận điều mà các vị vua và hoàng hậu khôn ngoan trên thế giới từng công nhận - Solomon là người khôn ngoan nhất trong lịch sử".

Giống như những quy luật vật lý điều hành vũ trụ, Solomon tiết lộ "quy luật của cuộc sống" ngầm điều khiển tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Mỗi khi bạn bước lên máy bay, quy luật vật lý về trọng lực và khí động lực học điều khiển điểm đến cuối cùng của bạn. Nếu hoa tiêu và máy bay vận hành theo những quy luật đó, bạn sẽ đến đích an toàn. Nếu vì một lý do nào đó, chúng không tuân theo các quy luật kể trên, bạn sẽ bắt buộc phải quay về mặt đất.

Dù bạn cảm thấy thế nào về các quy luật này ghét, ưa thích, chú ý đến chúng, chúng vẫn tồn tại, kiểm soát, điều khiển hành trình của bạn. May mắn thay, hoa tiêu, những kỹ sư hàng không, những nhà thiết kế máy bay đã nắm bắt được chúng và sử dụng chúng phục vụ cho lợi ích của con người. Họ có thể tạo ra những chiếc máy bay có vận tốc lớn hơn, an toàn hơn và giúp chúng ta thấy thoải mái trong suốt hành trình. Nếu họ bỏ qua những quy luật này thì không có chiếc máy bay nào có thể cất cánh được.

Nếu trong vũ trụ tồn tại những quy luật vật lý thì trong cuộc sống cũng có các quy luật chính xác và đúng đắn. Dù bạn ghét hay ưa thích chúng, chúng vẫn tồn tại và kiểm soát cuộc sống của bạn. Trong sách Châm Ngôn, Solomon cho chúng ta biết và hướng dẫn cách sử dụng những quy luật này. Những quy luật về trọng lực và khí động học luôn luôn tồn tại, nhưng con người không thể bay nếu không nắm bắt đầy đủ về chúng. Chúng là những kiến thức cơ bản nhất để thực hiện khát vọng bay của con người.

Quy luật của đời sống cũng xưa cũ như bản thân cuộc sống của con người vậy. Nếu bạn không nhận thức được chúng, bạn sẽ tự hạn chế khả năng tìm kiếm hạnh phúc, sự hoàn thiện, mục đích và thành công thật sự của mình. Cũng có nhiều người vô tình hành động theo những quy luật này và đạt được thành công, hạnh phúc ở một mức độ nào đó. Nhưng thông thường, việc thiếu kiến thức về những quy luật nói trên sẽ tạo ra các trở ngại không thể vượt qua trong quá trình tìm kiếm thành công và sự hoàn thiện. Những ai nắm được các quy luật và cách ứng dụng chúng trong chuyến bay của cuộc đời sẽ đạt được mục đích, thành công và hạnh phúc - những thứ mà người khác chỉ dám mơ tới. Cuộc sống lấy mục đích làm động lực sẽ trở thành cuộc sống đạt được mục đích như mong muốn.

Lời cầu nguyện của Solomon

Solomon sinh vào khoảng năm 974 trước Công nguyên. Năm 12 tuổi, ông được cha - vua David − truyền lại ngôi báu. Solomon lo sợ rằng mình không đủ khôn ngoan để trị vì đất nước Do Thái. Theo kinh Cựu Ước, Đức Chúa Trời xuất hiện và phán với Solomon: “Hãy xin điều ngươi muốn ta ban cho ngươi.” Solomon thưa: “Xin Chúa ban cho con sự khôn ngoan và hiểu biết để con lãnh đạo muôn dân vì ai có thể cai trị dân tộc lớn lao này của Chúa”.

Đức Chúa Trời phán rằng: “Vì ngươi có lòng như vậy, không xin giàu có, của cải, danh vọng, mạng sống của những kẻ thù, và cả tuổi thọ cho mình, mà xin sự khôn ngoan và hiểu biết để cai trị muôn dân dưới mình nên ta sẽ ban cho ngươi. Ta cũng sẽ ban cho ngươi của cải, giàu có, danh vọng mà không một vị vua nào trước hay sau ngươi được như vậy”.

Những lời hứa của Đức Chúa Trời đã được thực hiện. Sự khôn ngoan, thành công và của cải của Solomon tăng lên ngoài sức tưởng tượng. Về của cải, nếu đổi ra đồng đôla ngày nay thì vị vua này đã trở thành "nghìn tỷ phú". Ngoài số vàng dự trữ trị giá hàng trăm tỷ đô la theo giá thị trường ngày nay, ông còn sở hữu 4.000 chuồng ngựa, xe ngựa và thuê đến 12.000 người giữ ngựa. Những người trị vì các quốc gia trên khắp thế giới tìm kiếm các lời khuyên của ông và trả thù lao hậu hĩnh. Tuy nhiên, khi vào tuổi trung niên, ông bắt đầu vi phạm những quy luật, nguyên tắc và chiến lược ông đã thu nhận được một cách khôn ngoan trong sách Châm Ngôn. Do đó, thành công và hạnh phúc ông đạt được đã tan thành mây khói. May thay, ông đã sao chép lại phần lớn những quy tắc sống trong sách Châm Ngôn đó.

Giải mã những lời khuyên của Solomon

Mỗi câu châm ngôn đều cho ta một cái nhìn rõ ràng. Giá trị thật sự của một lời châm ngôn ẩn sâu dưới bề mặt của ngôn từ. Solomon đã khuyên chúng ta tìm kiếm sự khôn ngoan và hiểu biết như tìm kiếm vàng bạc hay châu báu ẩn giấu dưới lòng đất. Tức là, chúng ta phải nhìn ra bản chất nằm dưới bề mặt, bối cảnh của câu châm ngôn và sắc thái ngôn từ của tiếng Do Thái trong bản gốc của sách Châm Ngôn. Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể thấy những câu châm ngôn có giá trị hơn khi nhìn từ góc độ ngược lại. Và cuối cùng, chúng ta phải xem xét câu châm ngôn trên quan điểm rộng mở hơn chứ không chỉ dựa vào nghĩa hẹp của ngôn từ. Nếu làm được như thế, chúng ta không chỉ khám phá các quy tắc sống của Solomon mà còn có thể tìm ra những kho báu mà ông nói đến, những kho báu tồn tại mãi mãi bên cạnh sự hữu hạn của đời người.

Tác giả Scott viết: Bản thân tôi không phải là người duy nhất thực hiện được ước mơ nhờ làm theo lời khuyên của Solomon. Tôi thích đọc tiểu sử của những người đạt được thành công phi thường trong lịch sử cũng như trong thế giới hiện đại. Tôi phát hiện rằng, họ thành đạt là vì quan điểm và hành động của họ phản ánh những lời dạy của Solomon, dù có người chưa đọc nó bao giờ. George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, Henry Ford và Thomas Edison từng là độc giả của sách Châm Ngôn.

Khi quan sát cuộc đời của các thần tượng trong thế giới hiện đại như Bill Gates, Sam Walton, Helen Keller, Steven Spielberg và Oprah Winfrey, tôi nhận ra rằng họ cũng thực hiện được ước mơ nhờ làm theo những điều mà Solomon đã khuyên. Tôi cũng từng chứng kiến tai họa ập xuống những con người, những công ty và những quốc gia khi họ làm trái với lời răn của Solomon. Adolf Hitler từng có thể lôi kéo cả một quốc gia bởi người dân ở quốc gia đó đã làm trái với lời răn của Solomon. Mỹ đã bị đánh đuổi khỏi Trân Châu Cảng. Những nhà điều hành của tập đoàn lớn thứ bảy ở Mỹ đã khiến cho nó trở thành tập đoàn lớn nhất bị phá sản trong lịch sử nước Mỹ. Tất cả những điều đó xảy ra cũng do làm trái lời khuyên của Solomon.

Sự khôn ngoan của Solomon sẽ mang đến cho bạn những gì?Vậy quan điểm và lời dạy của Solomon mang lại lợi ích gì cho bạn trong nghề nghiệp, các mối quan hệ, và cuộc sống? Dù bạn nghĩ thế nào, những lời khuyên đó vẫn ích lợi nhiều hơn thế. Khi làm theo lời răn dạy của Solomon, bạn có thể thu được sự hiểu biết; sự chín chắn; sự đánh giá chính xác; sự an toàn; thành công; sức khỏe; tuổi thọ; sự tôn trọng; sự giàu có; sự yêu thích của những người lãnh đạo; những lời khen ngợi và thăng tiến; tài chính dư giả; sự tự tin; cá tính mạnh mẽ; sự dũng cảm; những kết quả phi thường; sự hoàn thiện cá nhân; những mối quan hệ tuyệt vời; một cuộc sống thật sự có ý nghĩa; tình yêu và sự ngưỡng mộ của người khác; sự đồng cảm; sự khôn ngoan thật sự.

Trở thành người duy nhất trong một nghìn người đạt được những thành công phi thường. Khi nỗ lực theo đuổi bất kỳ mục tiêu nào, chúng ta đều có thể đón nhận các kết quả không ngờ tới, hoặc tuyệt vời, tốt đẹp, ổn thỏa, hoặc tồi tệ, khủng khiếp, thảm khốc. Khi ngoài 50 tuổi, tôi đã trải nghiệm tất cả những kết quả này trong cuộc sống, trong công việc và tài chính.

Khi nghiên cứu tiểu sử những người thành công nhất trong lịch sử, tôi phát hiện họ cũng từng trải qua các kinh nghiệm như vậy ít nhất là trong một giai đoạn của cuộc đời. Tuy nhiên, họ đã gặt hái được những kết quả bất ngờ. Họ đạt được điều đó cũng nhờ hiểu và sử dụng một kỹ năng tuy đơn giản nhưng có tác động lớn. Có thể kể tên một số ít người đã sử dụng kỹ năng đó như George Washington, Thomas Jefferson, Benjamin Franklin, Thomas Edison, Clara Barton, John D.Rockefeller, Henry Ford, Sam Walton, Walt Disney, Bill Gates, Oprah Winfrey và Steven Spielberg.

Đáng tiếc, trong 1.000 người thì không có đến một người biết sử dụng kỹ năng nói trên một cách đầy đủ và chính xác. Nhưng may mắn là kỹ năng này rất dễ tiếp thu. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng, không kể xuất thân, trình độ học vấn, hay chỉ số IQ.

Tôi đang nói về một kỹ năng gọi là sự cần mẫn trong công việc. Hầu hết mọi người đều cho rằng họ hiểu sự cần mẫn là gì nhưng điều đó vẫn không đủ so với thực tế. Solomon coi sự cần mẫn là một tính cách quý hiếm như một viên kim cương mười cara vậy. Đó là vì sự cần mẫn trái ngược với bản chất của con người.

Có những tính cách hình thành nên con người. Chúng tạo ra các động lực tự nhiên, các xu hướng, điểm mạnh và điểm yếu. Tuy nhiên, sự cần mẫn không thuộc số đó. Trên thực tế, tính cách phổ biến của con người là ước vọng đạt được sự thỏa mãn ngay lập tức nhưng chỉ phải tốn ít công sức nhất. Đó là bản chất của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể đi theo con đường đối mặt với nhiều trở ngại hơn và cần mẫn, chăm chỉ hơn để theo đuổi bất kỳ nỗ lực, dự án, hay mục tiêu nào. Nếu bạn phát triển, nuôi dưỡng sự cần mẫn mà Solomon đề cập, bạn sẽ đạt được những kết quả không ngờ tới ở bất kỳ giai đoạn, lĩnh vực quan trọng nào trong cuộc đời mình.

Quan điểm của Solomon về sự cần mẫn. Từ điển trong máy tính của tôi định nghĩa về sự cần mẫn là "sự nỗ lực bền bỉ, chăm chỉ khi làm việc gì đó". Tôi thích từ "bền bỉ" bởi sự bền bỉ hiển nhiên là một phần của sự cần mẫn. Tuy nhiên theo tôi "chăm chỉ" không phải là thuật ngữ chính xác nhất khi hiểu ý nghĩa lời nói của Solomon. Tôi thích sử dụng cụm từ "làm việc khôn ngoan" hơn. Nếu tôi cố gắng dùng một cái búa để chặt một cái cây, tôi cần phải chăm chỉ. Nhưng đó không phải là sự cần mẫn. Chặt cây bằng búa có thể làm tôi mất hàng giờ, thậm chí hàng ngày trong khi tôi có thể chỉ tốn vài phút nếu sử dụng một cái cưa dài. Tôi không cần phải làm việc quá chăm chỉ mà vẫn khôn ngoan hơn rất nhiều.

Từ điển máy tính cũng liệt kê những từ đồng nghĩa với sự cần mẫn như sự tỉ mỉ, sự tận tâm, sự kỹ lưỡng, và sự cẩn thận. Mặc dù tất cả các phẩm chất đó đều là những khía cạnh quan trọng của sự cần mẫn nhưng chúng không hội đủ ý nghĩa mà Solomon muốn truyền đạt.

Cùng với các phẩm chất trên, để có thể hiểu điều Solomon ngụ ý trong từ "cần mẫn", chúng ta cần biết thêm những từ ngữ mà Solomon sử dụng trong Châm ngôn 20:21: "Ngay cả trẻ con cũng được biết đến qua hành động, trong cách cư xử của chúng, trong sạch hay ngay thẳng." Solomon sử dụng từ "trong sạch" không bao hàm ý nghĩa về giá trị đạo đức hay chủng tộc mà muốn nói về công việc ở dạng thuần khiết nhất của nó.

Từ này giống với một thuật ngữ thuộc ngành mỏ hơn là về chủng tộc (Solomon thường sử dụng những thuật ngữ về mỏ trong các cuốn sách của mình). Hãy hình dung là bạn phải đào mỏ để tìm vàng, bạn sẽ làm gì? Bạn phải đào rất nhiều bùn đất. Bạn tìm thấy một hòn đá to và cho nó vào một lò lửa rất nóng. Các tạp chất sẽ nóng chảy và những gì còn lại sẽ là vàng nguyên chất. Đó là khía cạnh "trong sạch" của sự cần mẫn. Tóm lại, hãy nỗ lực đầu tư từng ngày, từng giờ và từng phút của bản thân để thu được những kết quả trong sạch.

Một khía cạnh khác của sự cần mẫn là "chuẩn xác". Cần mẫn không chỉ là làm việc kiên trì, bền bỉ và khôn ngoan mà còn là làm việc chuẩn xác, nhanh chóng và hiệu quả. Nói cách khác, làm việc đúng tiến độ với tiêu chuẩn cao nhất có thể (bất kể yêu cầu hay kỳ vọng thế nào). Nó cũng có nghĩa là dùng sự sáng tạo, kiên trì và nguồn lực bên ngoài để cố gắng đạt được những thành quả phi thường.

Sự cần mẫn là một kỹ năng có thể học hỏi. Nó bao gồm: sự kiên trì có tính sáng tạo, sự nỗ lực làm việc khôn ngoan và thực hiện chuẩn xác nhằm thu được kết quả cao nhất. Nếu bạn tự nhủ: "Tôi không phải là kiểu người sáng tạo hay kiên trì", tôi sẽ nói rằng bạn có thể trở thành người như vậy bằng cách phát triển kỹ năng cần mẫn của Solomon.

Theo Solomon, bất cứ ai cũng có thể phát triển kỹ năng đó. Hãy nhớ, ông nói rằng: "Ngay cả trẻ con…". Khi phát triển kỹ năng cần mẫn, chúng ta có thể sử dụng nó trong bất kỳ lĩnh vực quan trọng nào của cuộc sống để đạt được những thành quả không ngờ. Chúng ta có thể sử dụng nó để biến cuộc hôn nhân không hạnh phúc thành cuộc hôn nhân tuyệt vời; biến sự nghiệp đã tốt đẹp thành tuyệt vời và thương vụ thất bại thành thương vụ thành công.

Nghe có vẻ phức tạp nhưng đó là do sự cần mẫn bao gồm rất nhiều phẩm chất. Vì thế nó thật sự rất quý hiếm. Chúng ta sẽ thấy dễ hiểu hơn với một minh họa đơn giản sau.

Khi là sinh viên đại học năm thứ nhất, tôi là một chỉ huy trung đội. Chỉ huy của 39 trung đội còn lại đều là những sinh viên năm giữa hoặc năm cuối. Năm nào cũng có một cuộc tranh tài giữa 40 trung đội. Trước cuộc tranh tài, một sĩ quan nghĩ rằng trung đội của anh ta sẽ thắng lớn vì luyện tập cần mẫn từ bảy giờ sáng trong cả năm qua. Anh ta không hề biết rằng, hàng tuần, trung đội của tôi đều có mặt vào sáu giờ sáng và luyện tập hai tiếng chứ không phải một. Anh ta cũng không biết rằng, trong suốt thời gian đó, tôi đã huấn luyện cho trung đội của mình những kỹ thuật rất phức tạp. Ba mươi thành viên của trung đội tôi đều luyện tập cần mẫn để nâng cao các kỹ năng này.

Cho đến khi cuộc tranh tài bắt đầu, chúng tôi đã luyện tập được gấp đôi thời gian. Kết quả mà nhiều người không ngờ tới là trung đội tôi thắng lớn. Tôi trở thành sinh viên năm thứ nhất duy nhất trong lịch sử của trường Đại học bang Arizona chỉ huy một trung đội giành chiến thắng trong cuộc tranh tài huấn luyện hằng năm. Tôi được đặt biệt danh “Thanh niên huấn luyện của năm”, được lái một chiếc máy bay chiến đấu trong 90 phút và được nhận học bổng để trang trải ba năm học còn lại ở trường. Dĩ nhiên, công bằng mà nói, toàn trung đội tôi đều chiến thắng. Chúng tôi làm được điều đó không phải bởi chúng tôi khôn ngoan hơn hay được huấn luyện tốt hơn mà do chúng tôi thật sự cần mẫn.

Lựa chọn con đường ít gặp phải trở ngại nhất là bản chất của con người. Theo Solomon, chúng ta cần được khuyến khích để lựa chọn sự cần mẫn thay vì bản tính tự nhiên "trôi theo dòng nước". Vậy sự khuyến khích ở đây là gì? Ông đã nói, sự cần mẫn thật sự mang lại cho chúng ta các phần thưởng vô giá và nếu thiếu nó chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Sau đây là bảy phần thưởng mà ông hứa hẹn.

Bạn sẽ có được lợi thế vững chắc

Bạn muốn mình sẽ có được lợi thế vững chắc hay một trở ngại lâu dài? Solomon đảm bảo rằng những ai thật sự cần mẫn sẽ nhận được một lợi thế mà người khác không thể có được. Ông nói: "Kế hoạch của người cần mẫn chắc chắn sẽ đưa đến sự dư dật." (Châm ngôn 21:5) Dù chúng ta đang cạnh tranh với các công ty, các cá nhân, hoàn cảnh, hay đơn giản chỉ là thời gian, sự cần mẫn sẽ mang lại cho chúng ta lợi thế có một không hai dẫn đến năng suất, thành quả, của cải, sự hoàn thiện nhiều hơn.



Bạn sẽ kiểm soát hoàn cảnh thay vì để hoàn cảnh kiểm soát bạn

Bạn có muốn ông chủ của bạn hay những người khác sẽ kiểm soát cuộc đời bạn hay không? Solomon nói: "Bàn tay người siêng năng sẽ cai trị nhưng kẻ lười biếng sẽ phải lao dịch." (Châm ngôn 12:24) Người thật sự cần mẫn không chỉ kiểm soát tương lai của mình mà còn đề cao thành tựu của những người xung quanh.

Bạn sẽ đạt được sự đầy đủ thật sự

Người Mỹ ngày nay nợ nhiều hơn và ít tiết kiệm hơn người Mỹ trước đây. Dù chúng ta có bất cứ thứ gì, dường như chẳng bao giờ là đủ. Sự thỏa mãn và sự đầy đủ thật sự cũng hiếm hoi như trúng số vậy. Trái lại, Solomon nói với chúng ta rằng: "Linh hồn kẻ lười biếng mong muốn nhưng chẳng được gì; linh hồn người siêng năng được đầy đủ.” (Châm ngôn 13:4) Khi sử dụng từ "linh hồn", Solomon đề cập đến phần sâu thẳm nhất trong bản thân mỗi người, điểm tựa của tính cách và cảm xúc. Hãy tưởng tượng bạn đang rất thỏa mãn, rất đầy đủ và không cần đòi hỏi một thứ gì khác nữa. Đó chính là sự đầy đủ mà người cần mẫn sẽ được hưởng.

Bạn sẽ được lãnh đạo tôn trọng và chú ý

Trong khi những người khác luôn phải giành giật sự chú ý, người cần mẫn luôn được những người có quyền lực hay người xuất chúng chú ý. Đó chính là điều mà Solomon ngụ ý khi ông nói rằng người cần mẫn trong công việc "sẽ đứng trước mặt các vua" (Châm ngôn 22:29). Thành tựu của họ khiến họ trở thành ngôi sao toả sáng thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.

Nhu cầu của bạn sẽ được đáp ứng

Những người làm việc cần mẫn trong lĩnh vực chuyên môn của mình sẽ đạt được thành công đáng kể để thỏa mãn nhu cầu. Trong Châm ngôn 28:19, Solomon viết: "Người nào cày ruộng mình sẽ được đầy thực phẩm, những kẻ theo đuổi hư không sẽ bị nghèo khó”. Ở đây, ông cũng muốn răn dạy chúng ta rằng, nếu từ bỏ nỗ lực trong lĩnh vực của mình để đi theo những người không có tương lai hoặc làm theo lời khuyên của họ, bạn sẽ chệch hướng trên con đường tìm đến sự hiểu biết. Điều này có nghĩa là đừng để sự hào nhoáng của những con người bề ngoài có vẻ thành công và các kế hoạch làm giàu quá nhanh đánh lừa bạn.

Bạn sẽ đạt được sự thành công ngày càng lớn hơn

Solomon đảm bảo với chúng ta rằng người làm việc cần mẫn sẽ gặt hái thành công ngày càng lớn. Nhưng nếu chúng ta kiếm được tiền quá dễ dàng mà không cần nỗ lực thì số tiền đó rồi cũng sẽ mất đi. Ông nói: "Của cải phi nghĩa sẽ hao mòn nhưng người nào thu góp từng chút sẽ thêm nhiều.” (Châm ngôn 13:11) Dù khó tin, nhưng hầu hết người trúng xổ số đều nhanh chóng mất tất cả khoản tiền thưởng. Thậm chí những người đánh bạc dù may mắn thắng lớn cuối cùng cũng mất hết số tiền đó và kết thúc cuộc đời trong cảnh nợ nần.

Nỗ lực của bạn sẽ đem lại lợi ích

Solomon hứa hẹn rằng mọi lao động cần mẫn đều đem lại lợi ích – đó là đạt được mục tiêu và những phần thưởng về tài chính. Trong Châm ngôn 14:23, ông nói rằng: "Mọi lao động đều đem lại lợi ích nhưng lời nói suông chỉ dẫn đến nghèo khổ." Bạn và gia đình mình sẽ đạt được sự no đủ bằng những nỗ lực trong hôn nhân, trong thực hiện vai trò làm cha mẹ. Bạn cần phải lao động cần mẫn. Bạn cần có tầm nhìn, sự sáng tạo, cam kết và hợp tác có hiệu quả. Về cơ bản, Solomon muốn đưa ra thông điệp: nếu công việc không hiệu quả hoặc hôn nhân không như mong đợi, có thể do bạn chưa nỗ lực hết mình. Sự cần mẫn trong bất cứ lĩnh vực nào cũng luôn mang lại lợi ích cho bạn.

Hậu quả của sự không cần mẫn

Những động lực lớn nhất trong cuộc sống là mong ước có được mọi thứ và lo sợ sẽ mất đi mọi thứ. Solomon khuyến khích chúng ta nên có cả hai động lực đó. Nếu như bảy phần thưởng của ông không khiến bạn có đủ động lực cần thiết để theo đuổi sự cần mẫn thì có lẽ hậu quả của việc không cần mẫn sẽ thúc đẩy bạn tiến lên.

Bạn sẽ luôn luôn gặp phải những trở ngại không thể vượt qua

Người cần mẫn dành tất cả thời gian họ cần để hoạch định, chuẩn bị và hoàn thành công việc thật xuất sắc trong khi người không cần mẫn thì không thể. Họ có xu hướng "bắn trượt" và kết quả là họ sẽ thất bại. Solomon nói: "Kế hoạch của người cần mẫn chắc chắn sẽ đưa đến dư dật nhưng mọi kẻ hấp tấp sẽ gặp phải sự thiếu thốn." (Châm ngôn 21:5)

Tôi từng năm lần làm mất khoản tiết kiệm của mình vì hành động hấp tấp. Hai lần đầu, tôi mất 20 nghìn đô la mỗi lần. Ba lần tiếp theo, tôi mất đến hàng triệu đô la. Tương tự, con trai tôi cũng đã mất một khoản tiền tiết kiệm khi hành động hấp tấp và không nhờ tôi hay những người khác tư vấn. Nếu cả hai chúng tôi đều hành động cần mẫn thay vì hấp tấp thì con trai tôi đã có một tài khoản tiết kiệm khá lớn, còn tôi đã có thêm hàng triệu đô la trong tài khoản.

Bạn sẽ bị điều khiển

Không ai muốn bị một người khác kiểm soát cuộc sống của mình. Tuy nhiên, Solomon nói rằng: "Bàn tay người siêng năng sẽ cai trị nhưng kẻ lười biếng sẽ phải lao dịch." (Châm ngôn 12:24) Ai sẽ là người quyết định tương lai của bạn? Bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền? Bạn sẽ được thăng chức, bị bãi nhiệm hay bị sa thải? Thậm chí, đối với doanh nghiệp, nếu không cần mẫn, họ sẽ bị chính khách hàng và đối thủ cạnh tranh điều khiển.

Bạn luôn mong muốn nhưng không bao giờ đạt được điều gì

Trong khi người cần mẫn cảm thấy những nhu cầu cao nhất của họ được thỏa mãn và hết sức mãn nguyện, người không cần mẫn luôn mong muốn nhưng không đạt được điều gì. Trong Châm ngôn 13:4, Solomon không chỉ nói với chúng ta rằng linh hồn của người siêng năng được đầy đủ, ông còn răn rằng "linh hồn kẻ lười biếng mong muốn nhưng không được gì”. Với những kẻ thiếu cần mẫn, cuộc sống sẽ không bao giờ được đầy đủ.

Bạn sẽ trở thành người thiếu hiểu biết

Ngày nay, trên các kênh truyền hình, chúng ta thấy nhiều người hứa hẹn rằng bạn sẽ giàu có mà không phải bỏ ra chút công sức nào. Bạn có thể mua bất động sản mà không cần phải bỏ tiền hay kiếm được hàng nghìn đô la trong những vụ giao dịch chứng khoán dù không có một xu nào trong tài khoản tiết kiệm... Solomon cảnh báo rằng những người làm ăn theo kiểu chộp giật và theo đuổi các kế hoạch làm giàu nhanh chóng chỉ là những kẻ ngu dốt. "Người nào cày ruộng mình sẽ được đầy thực phẩm, nhưng kẻ theo đuổi hư không sẽ bị nghèo khó." (Châm ngôn 28:19)

Tài sản và những gì đảm bảo cho cuộc sống của bạn sẽ nhanh chóng biến mất. Của cải phi nghĩa sẽ hao mòn nhưng người nào thu góp từng chút sẽ có thêm nhiều (châm ngôn 13:11).
Solomon chỉ ra hai cách làm giàu trái ngược nhau: những người trở nên giàu có nhờ nỗ lực làm việc cần mẫn và những người làm giàu mà không phải bỏ ra chút công sức nào. Trong Châm ngôn 13:11, ông răn rằng những ai làm giàu phi nghĩa thì của cải cuối cùng cũng sẽ hao mòn.

Kết quả cho những nỗ lực của bạn chỉ là con số 0

Người cần mẫn luôn làm việc hết mình trong khi người khác liên tục nói về những gì họ sẽ làm vào một ngày nào đó. Nói ra thì quá dễ dàng mà không cần sự nỗ lực nào trong khi làm việc cần mẫn luôn đòi hỏi nỗ lực lớn. Khi người cần mẫn thu được lợi ích từ nỗ lực của mình thì những kẻ ba hoa, khoác lác chỉ làm lãng phí thời gian của bản thân và người khác. Đó là lý do vì sao Solomon nói trong Châm ngôn 14:23: "lời nói suông chỉ dẫn đến nghèo khổ".

Làm thế nào để có được sự cần mẫn thật sự trong cuộc sống

Solomon đưa ra bốn bước mà ai cũng có thể sử dụng để trở thành người cần mẫn. Tuy nhiên, có một trở ngại rất lớn mà chúng ta phải vượt qua. Đó là xu hướng cố hữu trong chúng ta khi lựa chọn con đường ít gặp trở ngại nhất.

Tính lười biếng thuộc về bản chất của con người. Hầu như không ai tự nhận mình là kẻ lười biếng. Nhưng sự thật là tất cả chúng ta đều có mầm mống của tính lười biếng. Nếu không xử lý tính cách này, chúng có thể lấy đi tất cả tiềm năng trong cuộc sống của chúng ta. Thông thường, chúng ta đối mặt với hạt giống của sự lười biếng trong một lĩnh vực nào đó của đời sống, như công việc hay sự nghiệp, và không quan tâm đến những lĩnh vực còn lại, ví dụ như hôn nhân hay mối quan hệ với con cái. Tôi từng quen biết những người có gia tài kếch sù nhưng lại không hạnh phúc trong hôn nhân. Sự cần mẫn không phải như vậy. Solomon đưa ra cách giải quyết những hạt giống của tính lười biếng và thay thế chúng bằng những hạt giống của sự cần mẫn.

Theo Solomon, có bốn nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự lười biếng là tự cho mình là trung tâm, tính kiêu ngạo (tự mãn), sự dốt nát và vô trách nhiệm. Ông thường kết hợp hai tính cách cuối và gọi chung là sự ngu ngốc.

(Trích cuốn "Người giàu nhất thế gian" do Công ty Alpha Books phát hành)

Karl Marx chơi cổ phiếu để thư giãn, Newton lỗ nặng trên sàn, Churchill từng mất 100.000 USD.

Sàn chứng khoán thật lắm rủi ro - trong truyện ngắn “Bi kịch của chàng Wanxon ngốc nghếch”, tiểu thuyết gia khôi hài bậc thầy Mark Twain đã mượn miệng nhân vật chính Wanxon của mình thốt ra một câu danh ngôn:

“Tháng Mười, đấy là tháng chơi cổ phiếu nguy hiểm nhất; còn các tháng nguy hiểm khác là tháng Bảy, tháng Một, tháng Chín, tháng Tư, tháng Mười một, tháng Năm, tháng Ba, tháng Sáu, tháng Mười hai, tháng Tám và cả tháng Hai nữa.”

Như vậy thì tháng nào chẳng là tháng ẩn chứa rủi ro! Đấy không chỉ là lời hài hước trong sáng tác của Mark Twain, trong thực tế, nó còn nói trúng đòn đau thấm thía mà nhà văn từng dính trên sàn giao dịch chứng khoán.

Hồi ấy, nợ nần chồng chất đã dồn Mark Twain tìm lên sàn chứng khoán những mong kiếm đủ một món lớn, thế nhưng càng đánh càng bại, càng bám càng lõm, để rồi cuối cùng chỉ đánh đổi lấy được mỗi câu danh ngôn ấy từ chàng Wanxon.

Giống với nhà văn Mark Twain, nhiều danh nhân lịch sử khác cũng đã từng nếm mùi chìm nổi trong biển cả cổ phiếu như đám đông nhà đầu tư chứng khoán ngày nay, người cười kẻ mếu chẳng ai giống ai.

Newton lỗ nặng trên sàn, than rằng “mình tính được chính xác vận tốc hành tinh, nhưng không thể dự đoán nổi sự điên rồ của con người”

Nhà vật lý cự phách Newton cũng đã từng là một nhà đầu tư chứng khoán điên cuồng. Năm 1711, để khai thác những nguồn của cải khổng lồ tại miền đông bờ biển Nam Mỹ, công ty Nam Hải được sự hậu thuẫn của chính phủ Anh đã thành lập và phát hành loạt cổ phiếu đầu tiên.

Khi đó ai cũng nhận thấy viễn cảnh sáng giá của công ty Nam Hải, và giá trị mỗi cổ phiếu của nó từ 128 bảng Anh vào tháng 1 năm 1720, đã tăng nhanh tới mức kinh người.

Thấy thông tin chắc ăn như vậy, lại đúng lúc Newton đang vừa có được một món tiền, cộng với chút vốn tích lũy bấy nay, thế là vào tháng Tư năm ấy ông đã đầu tư 7,000 bảng Anh, mua cổ phiếu Nam Hải.

Chỉ sau khoảng 2 tháng, với bản tính cẩn trọng, Newton đem bán đi số cổ phiếu của mình, và đã thu lãi được những 7,000 bảng!

Nhưng vừa bán đi cổ phiếu ấy, Newton đã thấy hối hận rồi, bởi mới đến tháng 7, cổ phiếu Nam Hải đã lên tới 1,000 bảng, tăng gần 8 lần. Qua những tính toán “kỹ lưỡng”, Newton quyết định tăng vốn mua vào làm tiếp quả lớn.

Thế nhưng đến lúc này việc kinh doanh của công ty Nam Hải đã xuất hiện khó khăn, giá trị thực của cổ phiếu công ty đang hụt hẫng nghiêm trọng so với giá giao dịch của nó.

Trước đó, vào tháng Sáu, quốc hội Anh thông qua “luật chống công ty bọt bong bóng” nhằm hạn chế những công ty loại như Nam Hải. Không bao lâu, cổ phiếu Nam Hải rơi tõm xuống vực thẳm, đến tháng 12 nó tụt xuống còn 124 bảng Anh, rất nhiều nhà đầu tư bị tổn thương nặng nề, Newton cũng không kịp thoát thân, lỗ mất hơn 20,000bảng!

Đối với nhà bác học của chúng ta đó thật sự là một khoản tiền to lớn, Newton từng giữ chức giám đốc xưởng đúc tiền Hoàng Gia, mức lương cũng không quá 2,000 bảng/năm.

Sau sự việc này, Newton cảm thấy xấu hổ, là một nhà khoa học danh tiếng mà mình đã không dự đoán nổi hướng đi của thị trường chứng khoán. Ông cảm khái: “Mình tính được chính xác vận tốc hành tinh, nhưng lại không thể dự đoán nổi sự điên rồ của con người”.

Karl Marx thử chơi tí ti mà thu hoạch kha khá

So với quả làm ăn lớn của Newton, thì việc chơi chứng khoán của Karl Marx có quy mô nhỏ hơn nhiều. Năm 1864, Karl Marx đang tiến hành công việc nghiên cứu ở Luân đôn.

Điều kiện kinh tế vốn eo hẹp, chủ yếu phải dựa vào trợ giúp của những người bạn thân như Enghen, tình trạng sức khỏe của ông khi đó lại không mấy sáng sủa, bác sỹ đã khuyên ông phải tạm thời tránh xa công việc trí óc căng thẳng.

Sự khốn khó kinh tế và không được làm việc khiến Karl Marx khổ tâm. Tháng Năm năm ấy, một người bạn qua đời đã di chúc để lại cho ông món tiền 600 bảng Anh. Đối với Karl Marx đây quả là một món quà đúng lúc, và nó còn cho ông một cơ hội thử nghiệm trên sàn chứng khoán.

Thời đó “luật công ty cổ phần” vừa được ban hành tại Anh, và các công ty cổ phần tư nhân bắt đầu phát triển nhanh chóng, thị trường cổ phiếu cũng đầy sôi động, phồn vinh.

Có sẵn món tiền trong tay, tự tin vào kiến thức kinh tế học sắc sảo, Karl Marx quyết định thử đầu tư vào chứng khoán Anh, để thư giãn và trải nghiệm cuộc sống dân cổ phiếu, và tất nhiên còn mong kiếm chút tiền lãi nữa.

Thế là ông chọn thông tin trên tờ “Chỉ số thời báo kinh tế” để tham khảo, phân tích và chọn mua một vài cổ phiếu vào những thời điểm khôn ngoan rồi kiên nhẫn chờ đợi các biến động của thị trường.

Qua một thời gian ngắn, nhận thấy tình hình chính trị phù hợp với nền kinh tế phát triển đang tác động tích cực tới thị trường chứng khoán, ông đã lần lượt bán ra toàn bộ cổ phiếu của mình. Trừ đi số vốn đầu tư 600 bảng, ông đã thu khoản lãi ròng gần 400 bảng!

Karl Marx tỏ ra rất hứng thú với quãng đời trải nghiệm này. Trong bức thư gửi cho một người bạn thân ông đã viết: “Bác sỹ cấm tôi làm việc và động não căng thẳng, thế là - chắc tôi sẽ khiến bạn phải kinh ngạc - tôi đã làm một cú ap-phe... nghĩa là đầu cơ vào cổ phiếu của Anh Quốc, và bằng cách ấy tôi kiếm được 400 bảng Anh”

Keynes

Keynes khá là chuyên nghiệp, ông còn suy luận ra cả định lý nữa

So với việc đầu tư ngắn hạn của Karl Marx, thâm niên chơi cổ phiếu của nhà kinh tế học Keynes không những dài hơn rất nhiều, mà còn giữ được lời lãi lâu dài.

Tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi giữa các công trình nghiên cứu kinh tế học, Keynes thường xuyên lên sàn đầu tư chứng khoán.

Năm 36 tuổi, tài sản của ông chỉ có khoảng 16 ngàn bảng Anh, đến khi qua đời vào tuổi 62 nó đã lên tới 410 ngàn bảng. Trong số tài sản cá nhân này, phần lớn là lời lãi từ đầu tư chứng khoán.

Nhưng Keynes cũng chưa hẳn là bậc cao thủ toàn thắng, chính tính kiên trì giữa biển cả cổ phiếu ba chìm bẩy nổi ấy đã giúp ông luôn bước ra được khỏi vực thẳm.

Năm 1928 ông mua vào 10 ngàn cổ phiếu Auto với giá 1,1bảng Anh/cổ phiếu, sau đó cổ phiếu này đã nhanh chóng rớt xuống mức còn có 5 cent/cổ phiếu.

Thế nhưng Keynes đã không hề cuống, ông kiên nhẫn đợi chờ, và đến năm 1930 số cổ phiếu ấy đã tăng mạnh trở lại trên mức giá mua vào của ông.

Điểm đặc biệt của Keynes là ở chỗ thông qua những trải nghiệm trên sàn chứng khoán, ông đã đưa ra nhiều lý luận cho môn kinh tế học của mình, trong đó có định lý “lầu gác trên không” nổi tiếng.

Keynes chỉ ra: “Những người trên sàn chứng khoán thường đưa ra quyết định không dựa trên nhu cầu bản thân, mà là căn cứ theo hành vi của kẻ khác, bởi vậy đó là lầu gác trên không trung”.

Nói đơn giản, thị hiếu của đại chúng là rất quan trọng. Keynes còn đề cập tới một số kỹ xảo đầu cơ, nổi tiếng trong đó có: So với đầu tư, đầu cơ có rủi ro nhỏ hơn, nên bỏ trứng vào một chiếc giỏ, cấu trúc đầu tư đã hợp lý chưa, dự đoán thị trường phải xem xét cả tâm lý đám đông vv.

Churchill

Churchill vừa lên sàn, gặp phải cuộc đại khủng hoảng chứng khoán, đến buổi tối đã bị chế giễu là “ngài cựu tỉ phú”

Năm 1929, ngài Churchill mới thôi giữ chức bộ trưởng tài chính đã sang Mỹ cùng với mấy người bạn, họ được bậc thầy đầu cơ Bernard Baruche khoản đãi linh đình.

Baruche cũng là bạn thân của Churchill, ông là một nhà kinh doanh tiền tệ, nhà đầu tư cổ phiếu tài ba, được mệnh danh “giáo sư đầu cơ”, “người biết ném ra trước cơn đại khủng hoảng”v.v…

Tiếp đón Churchill lần này, ông tỏ ra hết sức chu đáo, dành hẳn một buổi chiều đưa bạn đi tham quan sàn giao dịch chứng khoán New York.

Tại đó, bầu không khí sôi động cuồng nhiệt lôi cuốn mạnh mẽ ngài Churchill, mặc dầu đã qua tuổi ngũ tuần, tính hiếu thắng vẫn khiến ông quyết thử sức một phen.

Trong con mắt Churchill, chơi chứng khoán chỉ là chuyện vặt, nhưng điều không may là năm 1929 ấy, cuộc khủng hoảng chứng khoán ở phố Wall nước Mỹ làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

Thời điểm Churchill trở lại New York với thời gian đổ sập thị trường cổ phiếu phố Wall trùng khớp đến kinh người.

Kết quả là chỉ trong có một ngày 24 tháng 10 năm 1929 ấy, Churchill đã gần như mất trắng 100 ngàn dollar Mỹ ông vừa bỏ vào thị trường chứng khoán (cũng có tư liệu ghi là 500 ngàn bảng Anh).

Ngay buổi tối hôm ấy, trong bữa tiệc chiêu đãi khoảng 50 nhà lãnh đạo giới tài phiệt, khi chúc rượu, Baruche đã chế giễu khi gọi Churchill là: “người bạn của chúng ta-nguyên tỉ phú”.

Churchill còn được mục kích những thảm kịch khi thị trường chứng khoán phố Wall bất ngờ sập đổ: “Ngay dưới cửa sổ căn phòng tôi ở, có người lao mình nhẩy lầu từ tầng 15, tan xương nát thịt, trong một cảnh tượng hỗn loạn, có cả xe cứu hỏa…”.

Thảm kịch khiến Churchill nhận thức sâu sắc rằng chơi cổ phiếu tuyệt nhiên không phải trò đùa. Thế nhưng trên đường trở lại nước Anh, ông vẫn tỏ ra khá là lạc quan, ông cho rằng tai họa tiền tệ này tuy rất tàn nhẫn đối với đám đông nhiều người, nhưng rồi nó cũng sẽ qua đi giống như một đoạn tùy khúc.

Và ông từng lên tiếng trong trí tưởng tượng: “Những năm tháng này, cuộc sống của một nhà đầu cơ trên thương trường mới kỳ diệu nhường nào”.

Bạn già hay trẻ, nam hay nữ, da đen hay da trắng, được sinh ra trong nhung lụa hay xuất thân nghèo khó... điều đó không quan trọng. Tạo hóa vốn rất công bằng, không phân biệt đối xử cũng như thiên vị ai. Điều căn bản là tự thân mỗi người tự quyết định sự thành công của mình đến đâu.

Theo Brian Tracy - tác giả cuốn sách "Thành công tột đỉnh", các nhà kinh doanh xuất chúng, những người theo thuyết vị lai dự đoán rằng nhân loại đang bước vào Thời đại Hoàng kim. Đây có lẽ là thời điểm tốt nhất để bạn đạt được thành công lớn hơn, sự tự do, niềm hạnh phúc và sự độc lập về tài chính.

"Tôi sinh ra ở Canada vào năm 1944. Bố mẹ tôi là người tốt và làm việc rất chăm chỉ nhưng chúng tôi dường như chưa bao giờ dư dả. Khi lớn lên, tôi vẫn nhớ bố mẹ tôi từng nói đi nói lại câu: “Chúng ta không thể mua nổi cái đó”. Cho dù cái đó là gì thì chúng tôi cũng không có khả năng mua được. Bố mẹ tôi từng trải qua thời kỳ Đại Suy thoái và họ chưa bao giờ thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc", Brian Tracy viết.

Khi bước sang tuổi thiếu niên, lần đầu tiên ông nhận thức được rằng có nhiều gia đình khác sống sung túc. Họ có nhà đẹp hơn, quần áo mới và ôtô tốt. Họ không phải lo lắng quá nhiều về tiền bạc như gia đình ông, và có thể mua được nhiều thứ mà gia đình tôi thậm chí còn không dám mơ. "Chính vào lúc này, tôi bắt đầu đặt ra câu hỏi: “Tại sao có một số người lại thành công hơn những người khác?”, ông nói.

"Tôi bắt đầu băn khoăn tự hỏi tại sao có một số người kiếm được nhiều tiền, có các mối quan hệ và gia đình hạnh phúc, sống trong những ngôi nhà đẹp và nói chung là tìm được nhiều niềm vui và sự thỏa mãn trong cuộc sống hơn những người khác.

Khi câu hỏi này nảy sinh, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nó, vì chính tôi đã lãng phí thời gian. Tôi từng bị gọi là “kẻ thất bại”. Tôi trở thành một tên ngốc ở lớp. Tôi giao du với đám trẻ xấu. Tôi luôn la hét ầm ĩ để cố gắng thu hút sự chú ý và cuối cùng, chẳng ai ưa tôi.

Người ta nói rằng mỗi người có một thế mạnh nào đó, ngay cả trong việc nêu gương xấu. Đó chính là tôi. Tôi luôn được các bậc phụ huynh và thầy cô giáo lấy làm ví dụ để cảnh cáo: “Nếu con/trò không thay đổi, con/trò sẽ có kết cục giống như Tracy”.

Khi 16 tuổi, tôi đã có phát hiện đầu tiên làm thay đổi cả cuộc đời. Một ngày, tôi bắt đầu nhận ra rằng nếu tôi muốn điều gì đó thay đổi, thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân tôi. Nếu tôi không thích sống trong bất hạnh, bị mọi người ghét bỏ và liên tục gặp rắc rối thì chính tôi phải làm được điều gì đó. Tôi bắt đầu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao có một số người lại thành công hơn những người khác?”

Sau khi bỏ học và làm công việc chân tay trong vài năm, tôi đã tiết kiệm được một ít tiền và đi ngao du thiên hạ.

Tôi từng đi và làm việc ở hơn 80 nước trên sáu châu lục. Tôi đã lâm vào những tình huống và trải nghiệm mà mọi người đều không thể tưởng tượng nổi. Tôi nghèo rớt mồng tơi, không có gì để ăn và vô số lần đã phải ngủ ngoài trời ở các nước xa xôi.

Tôi từng được ở khách sạn đẹp, được ăn uống tại nhà hàng sang trọng ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Có lúc, tôi đã là nhà quản trị cao cấp cho một công ty với số vốn lên tới 265 triệu đôla. Tôi được gặp bốn vị Tổng thống và ba Thủ tướng. Sau khi đặt ra mục tiêu được ăn tối cùng Tổng thống Mỹ, chưa đầy sáu tháng sau, tôi và vợ đã thực hiện được mục tiêu đó.

Nhiều năm trôi qua, mỗi khi nhìn lại, tôi đã học được rất nhiều bài học và một những bài học quan trọng nhất là "Bạn không thể đạt được mục tiêu mà bạn không nhìn thấy. Bạn không thể thực hiện được những điều tuyệt vời trong cuộc sống nếu bạn không có ý tưởng gì về chúng. Trước hết bạn phải hoàn toàn hiểu rõ bạn muốn gì, nếu bạn muốn khám phá tiềm năng phi thường bên trong con người bạn".

Tôi từng gặp và nói chuyện với nhiều người thành đạt và họ đều có một điểm chung. Họ biết chính xác mình muốn gì. Họ đều hình dung rõ ràng về cuộc sống lý tưởng và thành tích muốn đạt được. Điều này trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy họ tiến lên. Việc nhận ra mục tiêu xuất phát từ việc tập đặt ra mục tiêu ngay từ đầu.

Bạn phải quyết định xem cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu bạn biến nó thành một kiệt tác. Dưới đây là 7 yếu tố tạo nên thành công.

Sự thanh thản trong tâm hồn: Yếu tố đầu tiên và dễ nhận thấy trong bảy yếu tố tạo nên thành công chính là sự thanh thản trong tâm hồn. Nó là điều tốt đẹp nhất của con người. Chính vì nó mà bạn phải phấn đấu để đạt được suốt cả cuộc đời. Ở những thời điểm nhất định, bạn nên đánh giá xem bạn đang làm tốt đến mức nào bằng mức độ thanh thản trong tâm hồn mà bạn có được.

Sự thanh thản trong tâm hồn chính là con quay hồi chuyển bên trong bạn. Khi bạn sống hài hòa với những giá trị cao nhất và niềm tin tuyệt đối - khi cuộc sống của bạn hoàn toàn cân bằng - bạn sẽ có được sự thanh thản trong tâm hồn. Nếu vì bất kỳ lý do nào mà bạn hạ thấp những giá trị bản thân, hay đi ngược lại sự chỉ dẫn bên trong, thì sự thanh thản trong tâm hồn là yếu tố đầu tiên bị ảnh hưởng.

Trong các công ty, sự thanh thản trong tâm hồn được đo bằng mức độ hòa hợp giữa các đồng nghiệp với nhau. Những công ty có doanh thu và lợi nhuận cao là những công ty mà ở đó mọi người đều cảm thấy bản thân tốt đẹp. Họ thấy an toàn và vui vẻ trong công việc. Họ có thể bận rộn, thậm chí bị xoay như chong chóng với công việc nhưng họ lại cảm thấy thanh thản trong lòng.

Nguyên tắc để đạt được sự thanh thản bên trong phải trở thành nguyên tắc tổ chức trung tâm trong cuộc sống của bạn. Nó phải trở thành mục tiêu cao nhất, và tất cả các mục tiêu khác chỉ là thứ yếu. Trên thực tế, bạn chỉ thành công khi bạn hạnh phúc, thỏa mãn và cảm giác khỏe mạnh, nói tóm lại, đó là sự thanh thản trong tâm hồn.

Đã có lúc, ý tưởng nhằm vào việc đạt được hạnh phúc cá nhân đã khiến tôi rất bối rối và lo lắng. Nền tảng tôn giáo của tôi khiến tôi luôn quan niệm rằng không thể quyết định hạnh phúc cá nhân bằng sự lựa chọn và hành vi.

Ngược lại, người ta nói với tôi rằng, hạnh phúc chỉ đơn thuần là kết quả phụ của việc làm cho những người khác được hạnh phúc. Nếu tôi hạnh phúc thì mọi người lại bảo rằng đó là do may mắn. Còn nếu không thì đó là do số phận của tôi. Ý nghĩ đặt hạnh phúc là mục tiêu cụ thể của bản thân bị coi là ích kỷ và thiếu lòng trắc ẩn.

Bước ngoặt quan trọng đến với tôi khi tôi học được hai điều. Thứ nhất, tôi hiểu rằng, nếu tôi không cố gắng giành hạnh phúc cho mình thì chẳng ai làm điều đó. Nếu mục tiêu trong cuộc sống của tôi chỉ là làm cho người khác hạnh phúc thì tôi sẽ chỉ luôn vui cái vui của người khác. Và tôi nhận ra rằng, việc cố gắng tổ chức cuộc sống của mình xoay quanh việc giúp người khác hạnh phúc là một việc làm chán ngắt và không bao giờ kết thúc, bởi điều đó là không thể.

Thứ hai, tôi nhận thấy tôi không thể cho đi những gì mình không có. Tôi không thể khiến ai đó hạnh phúc bằng sự khốn khổ của chính mình. Như Abraham Lincoln từng nói: “Bạn không thể giúp đỡ người nghèo bằng cách trở thành người nghèo giống như họ”. Tôi nhận ra rằng, tôi không thể làm cho người khác hạnh phúc nếu trước tiên, tôi không thể làm cho mình hạnh phúc.

Sự thanh thản trong tâm hồn là điều rất quan trọng đến nỗi nó phải trải qua quá trình phân tích khắt khe. Nó từ đâu đến? Nó tồn tại dưới những điều kiện nào? Bạn phải làm gì để đạt được nhiều hơn?

Nói một cách đơn giản nhất, bạn sẽ trải nghiệm được niềm hạnh phúc và thanh thản trong tâm hồn mỗi khi bạn hoàn toàn thoát khỏi cảm giác tiêu cực, như sợ hãi, tức giận, hoài nghi, cảm giác tội lỗi, oán giận và lo lắng. Khi không còn các cảm giác đó, tự nhiên bạn sẽ cảm nhận được sự thanh thản trong tâm hồn, không cần phải cố gắng mới thấy được. Chìa khóa mở ra hạnh phúc là phải loại bỏ hay ít nhất là giảm thiểu các yếu tố gây ra cảm giác tiêu cực hay căng thẳng.

Khi bạn đặt sự thanh thản trong tâm hồn là một mục tiêu và lên kế hoạch cho mọi việc bạn làm, bạn sẽ không bao giờ mắc sai lầm. Bạn sẽ chỉ làm và nói những điều đúng đắn. Bạn sẽ cảm thấy mình thật tuyệt vời. Sự thanh thản trong tâm hồn chính là chìa khóa mở ra điều đó.

Sức khỏe và sinh lực: Nếu như sự thanh thản trong tâm hồn là trạng thái tinh thần tự nhiên và bình thường thì sức khỏe và sinh lực lại là trạng thái thể chất tự nhiên và bình thường của bạn.

Cơ thể bạn có thành kiến tự nhiên với sức khỏe. Nó có thể dễ dàng sản sinh ra rất nhiều năng lượng nếu không có sự can thiệp về mặt thể chất và tinh thần. Và sức khỏe phi thường tồn tại khi không còn bất cứ sự đau đớn, ốm đau hay bệnh tật nào. Thật tuyệt vời là cơ thể bạn được cấu tạo theo cách mà chỉ cần bạn ngừng làm những điều nhất định, thì nó sẽ tự phục hồi, trở nên khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực.

Nếu bạn đạt được mọi thứ trong thế giới vật chất, nhưng lại bị mất sức khỏe hay sự thanh thản trong tâm hồn, thì bạn sẽ có rất ít, thậm chí là không thấy vui với những gì đạt được.

Bạn hãy tưởng tượng bạn đang có một sức khỏe tuyệt vời. Bạn hãy tưởng tượng xem bạn sẽ thế nào nếu bạn có một thân hình cân đối? Trông bạn thế nào? Bạn cảm thấy ra sao? Bạn nặng bao nhiêu? Bạn ăn loại thức ăn gì và tập loại hình thể dục nào? Bạn làm gì, nhiều hơn hay ít đi?

Các mối quan hệ tình cảm: Yếu tố thứ ba của thành công là các mối quan hệ tình cảm. Đó là mối quan hệ với những người bạn yêu thương, quan tâm và họ cũng yêu thương và quan tâm đến bạn. Họ chính là thước đo bạn là người tốt đến mức nào. Hầu hết niềm hạnh phúc và nỗi bất hạnh trong cuộc sống đều bắt nguồn từ mối quan hệ với người khác và chính nó giúp bạn trở thành con người đích thực.

Đặc điểm cơ bản của một người hoàn hảo là có khả năng bước vào và duy trì các mối quan hệ lâu bền với bạn bè và mối quan hệ thân tình với những người khác. Bản chất cốt lõi trong nhân cách của bạn biểu hiện thông qua cách bạn sống hòa thuận với người khác và cách họ sống với bạn.

Hầu như ở bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể xác định được bạn đang làm tốt đến mức nào trong các mối quan hệ của bạn bằng một phép thử đơn giản: tiếng cười. Hai người, hay một gia đình, cười với nhau bao lâu là thước đo đơn giản và chắc chắn nhất để biết mọi thứ đang diễn ra như thế nào, khi một mối quan hệ thật sự hạnh phúc, người ta cười với nhau rất nhiều khi họ ở cùng nhau. Và khi một mối quan hệ xấu đi, điều đầu tiên mất đi là nụ cười.

Điều này cũng đúng với các công ty. Các công ty làm ăn phát đạt và thu được lợi nhuận cao là nơi mà ở đó mọi người cười đùa với nhau. Họ quý mến người khác và yêu thích công việc của mình. Họ làm việc theo nhóm rất trôi chảy và vui vẻ. Họ lạc quan, cởi mở hơn với nhiều ý tưởng mới, họ sáng tạo và linh hoạt hơn.

Độc lập về tài chính: Độc lập về tài chính nghĩa là bạn có đủ tiền để không phải lúc nào cũng lo lắng về nó, như đa số mọi người vẫn thế. Tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi, mà thiếu tiền mới là nguồn gốc của mọi tội lỗi.

Hơn 80% dân số bị ám ảnh với các vấn đề về tiền bạc. Họ suy nghĩ và lo lắng về tiền khi thức dậy, khi ăn sáng và trong suốt cả ngày. Họ nói chuyện và nghĩ về tiền suốt cả buổi tối. Đây không phải là lối sống vui vẻ và lành mạnh. Nó không đưa đến những gì tốt đẹp nhất bạn có thể làm.

Tiền bạc rất quan trọng. Khi tôi đặt nó ở vị trí thứ tư trong danh sách các yếu tố của thành công, nó là yếu tố cần thiết để đạt được ba yếu tố trên. Hầu hết mọi lo lắng, căng thẳng, băn khoăn và việc mất đi sự thanh thản trong tâm hồn đều do những lo lắng về tiền bạc gây nên. Rất nhiều vấn đề về sức khỏe cũng sinh ra từ sự căng thẳng và lo lắng về tiền bạc. Nhiều vấn đề trong các mối quan hệ cũng bắt nguồn từ những lo lắng về tiền bạc, và một trong những nguyên nhân chính của các vụ ly hôn là những bất đồng xoay quanh vấn đề tiền bạc. Do vậy, chính bạn phải phát huy được năng lực và tài năng của mình tới mức độ mà bạn có thể kiếm đủ tiền để không phải lo lắng về nó.

Các lý tưởng và mục tiêu đáng giá: Yếu tố thứ năm của thành công là các lý tưởng và mục tiêu đáng giá. Theo Tiến sĩ Viktor E. Frankl, tác giả của cuốn sách Man’s Search for Meaning (Cuộc tìm kiếm ý nghĩa của loài người), sự nỗ lực sâu thẳm trong tiềm thức của bạn là nhu cầu có được ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Để đạt được hạnh phúc thật sự, bạn cần có một cảm giác định hướng. Bạn cần cam kết bằng một điều gì đó lớn và quan trọng hơn bản thân bạn. Bạn cần cảm nhận rằng cuộc sống của bạn đại diện cho một điều gì đó, rằng bạn có những đóng góp quan trọng đối với thế giới của bạn bằng cách này hay cách khác.

Hạnh phúc được định nghĩa như “sự nhận thức không ngừng về một lý tưởng đáng giá”. Bạn chỉ hạnh phúc khi không ngừng làm được những việc thật sự quan trọng đối với bản thân. Hãy suy nghĩ về các kiểu hoạt động và thành tích mà bạn thích thú nhất. Trong quá khứ, khi hạnh phúc nhất, bạn đã làm gì? Loại hoạt động nào mang lại cho bạn cảm giác lớn nhất về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống?

Tự hiểu mình và tự nhận thức: Yếu tố thứ sáu của thành công là khả năng tự hiểu mình và tự nhận thức. Trong suốt lịch sử, khả năng tự hiểu mình đã song hành với hạnh phúc bên trong và thành tích bên ngoài. Cụm từ “Con người tự hiểu về mình” có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại. Để thể hiện mình tốt nhất, bạn cần phải biết mình là ai và tại sao mình lại suy nghĩ và cảm nhận theo cách đó. Bạn cần hiểu được những thế lực và ảnh hưởng đã hình thành tính cách của bạn từ khi còn nhỏ. Bạn cần biết lý do tại sao bạn lại phản ứng và hưởng ứng như vậy với con người và tình huống xung quanh bạn. Chỉ khi bạn hiểu và chấp nhận bản thân, bạn mới có thể bắt đầu tiến bộ trong các lĩnh vực khác của cuộc sống.

Hoàn thiện bản thân: Yếu tố thứ bảy của thành công là cảm giác hoàn thiện bản thân. Đây là cảm giác bạn đang trở thành con người như bạn có khả năng trở thành. Nhà tâm lý học Abraham Maslow gọi điều này là “khả năng thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình”. Ông cho rằng, nó là đặc điểm chủ yếu ở những người mạnh khỏe nhất, hạnh phúc nhất và thành đạt nhất trong xã hội của chúng ta.

Việc xác định được bảy yếu tố tạo nên thành công sẽ mang lại cho bạn một loạt các mục tiêu cần thực hiện. Khi bạn xác định cuộc sống của mình theo lý tưởng, khi bạn có đủ dũng khí để quyết định chính xác những gì bạn muốn có, đó là lúc bạn đã bắt đầu quá trình khám phá khả năng tiềm ẩn để đưa đến thành công. Ở các chương tiếp theo, bạn sẽ học được một phương pháp suy nghĩ và hành động đã được chứng minh. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để đạt được bất cứ mục tiêu nào mà bạn đặt ra. Nhưng bước đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải biết bạn muốn kết thúc ở đâu.

(Trích cuốn "Thành công tột đỉnh" do Công ty Alpha Books phát hành")

Chỉ đứng sau Bill Gate và Warren Buffett, tổng giám đốc sòng bạc Las Vegas Sheldon G.Adelson là người giàu thứ ba của nước Mỹ. Ông cũng sở hữu sòng bạc lớn nhất thế giới với hơn 7.200 lượt khách ra vào mỗi ngày.

CEO tập đoàn Las Vegas Sands năm nay bước sang tuổi 75. Chỉ đứng sau chủ tịch hãng phần mềm Microsoft Bill Gate với tài sản 50 tỷ USD và nhà đầu tư chứng khoán Warren Buffett với 46 tỷ USD, Andelson có tài sản 20 tỷ USD. Năm 2007, ông được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ 6 trên thế giới. Tài sản đồ sộ, tên tuổi "nổi như cồn" ở châu Á, nhưng Adelson không có mấy tiếng tăm trên chính quê hương mình.



Tỷ phú Mỹ Sheldon G.Andelson. Ảnh: gb.cri.cn

Andelson hoạt động chính trong ngành kinh doanh sòng bạc. Ông có cổ phần hơn 19 tỷ trong tập đoàn Las Vegas Sands, và từng lập kỷ lục khi kiếm được 1 triệu USD trong 1 giờ. Tháng 12/2004, khi tập đoàn Sands chính thức hoạt động thì tài sản của Andelson chỉ có 3 tỷ USD. Chỉ 2 năm sau, Sands kinh doanh hiệu quả, tài sản của Andelson lên thành 20,5 tỷ USD. Giờ đây, nhiều người dự đoán tới năm 2012, ông sẽ trở thành tỷ phú số một của thế giới.

Andelson sinh ra trong một gia đình nghèo, bố ông từng là tài xế taxi. Năm 12 tuổi, ông khởi nghiệp bán báo với 20 USD vay từ một người họ hàng. Trong thời gian học trung học, Andelson thành lập một công ty riêng chuyên sản xuất kẹo, sau đó ông thôi học để nhập ngũ và làm các công việc trợ lý, nhân viên tiếp thị quảng cáo, nhân viên tư vấn đầu tư… Andelson thậm chí còn kiêm luôn việc bán thiết bị vệ sinh cho các khách sạn sang trọng.

Năm 30 tuổi, Andelson bắt đầu phát triển sự nghiệp tại New York với vai trò quảng cáo truyền thông. Ông phát hiện ra các hoạt động quảng cáo trên báo chí rất có lời. Năm 1979, sau khi tích lũy được kha khá kinh nghiệm, Andelson đầu tư và cho ra đời tờ tạp chí về máy tính, đồng thời khai trường triển lãm máy tính cao cấp Comdex tại Las Vegas.

Triển lãm lần đầu tiên được tổ chức đã thu hút hơn 4.000 khách tham quan. Những năm 80 của thế kỷ trước, ngành công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, Comdex nhanh chóng trở thành triển lãm máy tính hàng đầu thế giới, chuyên cung cấp những sản phẩm viễn thông hiện đại. Andelson còn mời được các chuyên gia nổi tiếng như Bill Gate và người sáng lập Công ty Apple Steve Wozniak tới Comdex.

Sau đó Andelson tiếp tục mở rộng kinh doanh sang ngành nghề giải trí như sòng bạc và khu nghỉ dưỡng

Năm 1989, sự nghiệp kinh doanh của Andelson khởi sắc hơn rất nhiều khi ông bỏ ra 128 triệu USD để mua lại sòng bạc Casino Sands cũ, đồng thời xây dựng trung tâm triển lãm Sands Expo và bước chân đầu tiên vào lĩnh vực giải trí vô cùng mới mẻ.

“Đây là lĩnh vực đầu tư mạo hiểm song tôi tin mình sẽ thành công”. Với tâm lý tự tin và lạc quan ấy, Andelson bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực giải trí.

Năm 1991, trong chuyến nghỉ dưỡng tại Venice cùng vợ, Andelson chợt nảy ra ý định muốn xây dựng một khu nghỉ dưỡng tương tự với tiền vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD. Tham khảo tư vấn của các nhà kiến trúc và họa sĩ nổi tiếng, khu nghỉ dưỡng Venice của ông Andelson với những con kênh thơ mộng chạy xung quanh chính thức được khởi công.

Năm 1999 đánh dấu sự ra đời của khu nghỉ dưỡng tổng hợp giữa sòng bạc và giải trí của Andelson, trở thành khu nghỉ cao cấp nhất Las Vegas lúc bấy giờ. Theo số liệu thống kê, năm 2005, tỷ lệ phòng ốc được sử dụng trong khu nghỉ dưỡng là 97,3%.

Tháng 8/2004, nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành giải trí tại khu vực châu Á, Andelson đầu tư 265 triệu USD để xây sòng bạc Sands MaCao.

Chân dung "ông trùm" sòng bạc MaCao nổi tiếng. Ảnh: Baidu.cn.

Tại sòng bạc MaCao, khách chơi bạc tại đây phải chi ra 85 USD một ngày, trong khi khách hàng tại sòng bạc Las Vegas chỉ mất trung bình 25 USD một ngày.

Người quản lý sòng bạc - cho hay: "Khách vào chơi bạc ở Las Vegas thường chỉ với mục đích giải trí là chính; trong khi khách của sòng bạc MaCao chủ yếu muốn tìm kiếm vận may để thay đổi cuộc đời và trở nên giàu có. Tuy nhiên điều này không dễ dàng gì".

Năm ngoái, khách du lịch từ Trung Quốc sang MaCao đạt 22 triệu người. Năm 2006, doanh thu của sòng bạc tăng 22%, đạt 6,95 tỷ USD, vượt qua doanh thu của sòng bạc Las Vegas là 6,5 tỷ USD và trở thành sòng bạc lớn nhất thế giới.

Sự thành công của sòng bạc MaCao đã khiến Andelson tiếp tục đầu tư thêm 10 tỷ USD để xây thêm một khách sạn cao cấp 7 tầng, hoạt động với vai trò là trung tâm hội nghị và triển lãm lớn nhất MaCao.

Tháng 8 năm 2005, Andelson giành quyền kinh doanh khu nghỉ dưỡng phức hợp IR ở Singapore trong vòng 30 năm.

Khu nghỉ dưỡng IR tại Singapore có quy mô lớn, là mục tiêu hướng tới của tập đoàn Sands tại thị trường Đông Nam Á. William Weidner - giám đốc điều hành của tập đoàn Sands - cho hay: "Singapore là mảnh đất tập trung nhiều khách du lịch Đông Nam Á. Dự tính tới năm 2015 đất nước này sẽ thu hút khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế. Riêng khu nghỉ dưỡng IR tới năm 2009 có thể đón khoảng 600.000 lượt khách. Việc kinh doanh sòng bạc và khu nghỉ dưỡng tại thị trường Đông Nam Á đã đem lại cho chúng tôi nhiều mức doanh thu quan trọng".

Tổng hành dinh của ông Andelson nằm ở tầng lầu thứ 3 của khách sạn Venice, thuộc đại lộ Vegas. Bước vào phòng làm việc của Andelson sẽ thấy những bức hình ông chụp cùng các nhân vật nổi tiếng như: Cha con tổng thống Bush, cựu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger; ngoài ra là những giấy tờ quan trọng liên quan đến việc kinh doanh sòng bạc và khách sạn của Andelson.

Andelson là người rất nóng tính và thẳng thắn, ông rất hay vung tay khi nói. Trợ lý của Andelson cho biết, ông hay chỉ trích nhưng lại không nhằm vào một đối tượng nào cụ thể. Nếu nhân viên làm việc không tốt thì hãy chuẩn bị tinh thần để Andelson “dạy dỗ” cho một bài học. Tuy nhiên, nhiều người biết tính của “sếp” nên coi chuyện bị quát mắng là bình thường. Họ hiểu rằng đằng sau tính cách nóng nảy đó là một tinh thần hết sức cầu tiến và nghiêm túc trong công việc.

Andelson giờ đây đã bước sang tuổi thất tuần, sức khỏe của ông có phần giảm sút nhưng tinh thần vẫn khá minh mẫn, ông thường đưa ra những ý tưởng sáng tạo trong công việc, thúc đẩy sự phát triển của những sòng bạc bậc nhất thế giới.