Người mang tất cả các ấn phẩm của tờ Nhật báo phố Wall về nhà để đọc lại lần thứ hai vào cuối tuần, người chỉ thích mua cổ phiếu "hạ giá".

Sinh năm 1931 tại Wauseon, Ohiojn.jpg

Công ty: Ngân hàng Quốc gia Bang Cleveland
Công ty quản lý quỹ Wellington

Thành tích nổi bật: Tỉ suất tổng lợi nhuận bình quân của quĩ Vanguard's Windsor trong 31 năm John Neff làm giám đốc là 13.7%, so với mức 10.6% của S&P 500. Ông đã chứng tỏ sự ổn định tuyệt vời trong việc dẫn đầu thị trường bằng việc 22 lần vượt qua tỉ suất lợi nhuận bình quân toàn thị trường và luôn đứng trong hàng ngũ những nhà quản lý quỹ số một.

Ông được coi là "dân chuyên nghiệp của những dân chuyên nghiệp," vì rất nhiều vị quản lý quỹ khác khi ủy thác tiền của mình cho ông luôn tin rằng mình đã "chọn mặt gửi vàng".

Hồ sơ cá nhân:

Neff tốt nghiệp bằng Cử nhân(BA) tại đại học Toledo năm 1955. Trong thời gian 8 năm làm nhân viên phân tích chứng khoán tại Ngân hàng Quốc gia Bang Cleveland, ông đã học xong bằng MBA tại Đại học Case Western Reserve năm 1958.

Neff vào Wellington Management Co. năm 1964, trở thành nhà quản lý quỹ của các quỹ Winsor, Gemini và Qualified Dividend. Ông nghỉ hưu năm 1995 sau gần 3 thập kỷ làm quản lý quỹ với kết quả xuất chúng.

Phong cách đầu tư:

John Neff không tự coi mình là nhà đầu tư giá trị, mà thay vào đó ông thích mô tả quan điểm đầu tư của mình là "mua những công ty tốt, trong những ngành tốt, với P/E thấp." Dù ông có tự phủ nhận mình là một nhà đầu tư giá trị thì sự nghiệp quản lý quỹ của John Neff đã mang nặng dấu ấn của phong cách đầu tư này.

Neff thường tập trung thay vì phân tán danh mục đầu tư của quỹ. Ông theo đuổi cổ phiếu của các công ty ở mọi quy mô lớn - vừa - nhỏ miễn là nó có chỉ số P/E thấp, chiến lược mà ông gọi là "đầu tư P/E thấp." Hai trong số các chiến thuật đầu tư của John Neff là mua khi có tin xấu, sau khi cổ phiếu sụt giá mạnh và chiến lược "đi đường vòng" để mua cổ phiếu của các ngành đang thịnh hành. Ví dụ: mua cổ phiếu của các nhà sản xuất ống dẫn dầu - những nhà cung cấp của các công ty dầu khí thay vì mua những cổ phiếu đang "nóng" của chính các công ty này, mà theo Neff là quá đắt đỏ.

Ông tỏ rõ quan điểm phản đối việc tham gia vào những thị trường đang quá sôi động, ông thích gặp gỡ trực tiếp với ban quản lý của từng công ty ông đầu tư để đánh giá tính liêm chính và hiệu quả làm ăn của nó. Với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân, kiểu tiếp xúc này là gần như là bất khả thi, tuy nhiên sử dụng những kỹ thuật phân tích nghiêm ngặt của Neff như đã được áp dụng với hệ thống tài chính của công ty cũng sẽ đem lại đủ các chỉ tiêu về kết quả quản lý để bù đắp cho việc thiếu những mối liên hệ trực tiếp với ban quản lý công ty mà Neff có được.

Như Ryan Furman nêu lên trong bài phỏng vấn Neff năm 2006 cho trang Motley Fool, "hầu hết các nhà đầu tư vĩ đại đều là những con mọt sách loại nặng." John Neff cũng không phải là một ngoại lệ: "ông nổi tiếng với việc mang tất cả các ấn phẩm của tờ Nhật báo phố Wall về nhà để đọc lại lần thứ hai vào cuối tuần." Furman cũng cho biết Neff là một tín đồ của cuốn "Value Line". Cũng giống như Neff, hầu hết các nhà đầu tư đều được ông khuyến khích tìm đến hai nguồn hướng dẫn đầu tư quý báu này.

Các tác phẩm:
"John Neff On Investing" viết cùng Steven L. Mintz (2001)

Trích dẫn:
"Làm những việc mà mọi người không làm không bao giờ là dễ dàng cả, nhưng đó mới là nơi bạn kiếm được tiền. Hãy mua các cổ phiếu trông có vẻ không tốt với các nhà đầu tư thiếu cẩn trọng, và kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi người ta nhận ra giá trị thực của nó."

"Tôi không bao giờ mua cổ phiếu, trừ khi theo quan điểm của tôi nó đang được bán hạ giá."

0 comments: