VN có nằm ngoài tắm của khủng hoảng tài chính Mỹ ?

Wednesday, September 24, 2008 |


TT1.JPGTTCK Mỹ đang phải chịu nhiều khủng hoảng lớn nhất trong gần 1 thế kỷ qua, hàng loạt các công ty tài chính, BĐS phải tuyên bố phá sản đặc biệt khi NH lớn thứ 4 Lehman Brothers có lịch sử 158 năm phá sản, khiến TTCK châu Á suy giảm, và liệu làn sóng đó ảnh hưởng như thế nào tới TTCK VN ?
Hiệu ứng Domino từ cơn khủng hoảng nhà đất ở Mỹ trong tháng 8 vừa qua thực chất xuất phát từ những mối lo ngại và hiệu ứng tâm lý của các tổ chức đầu tư và ngay lập tức TTCK thế giới gánh chịu hậu quả. Thực ra, điều mà các tổ chức đầu tư lo ngại chính xác là “một làn sóng thu hồi tiền mặt và gây thiếu hụt một lượng tiền lớn trong lưu thông” vẫn chưa thật sự diễn ra.

Những chấn động trên thị trường tài chính Mỹ những ngày vừa qua đã tác động có tính hệ thống đến thị trường tài chính toàn cầu. Là một siêu cường về kinh tế, Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm của thế giới, nên sự biến động của nền kinh tế nước này có tác động đến nhiều nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, trên các phương diện tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư.

Mặc dù là một nền kinh tế nhỏ, mới nổi, nhưng Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập với thế giới. Do đó, những biến động của thế giới luôn có tác động nhất định đến Việt Nam ở các mức độ khác nhau. Thực tế, với sự phá sản, đổ vỡ của những ngân hàng hàng đầu của Mỹ như Lehman Brothers, Merrill Lynch… trong những ngày qua có thể chưa tác động nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng trước mắt, Đô la Mỹ đã có diễn biến phức tạp, tâm lý lo lắng của nhà đầu tư cũng đã thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán và thị trường vàng Việt Nam.Tuy nhiên Cơn “khủng hoảng” tài chính của Mỹ không ảnh hưởng gì nhiều tới nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể là doanh thu xuất khẩu của Việt Nam không bị giảm do chủ yếu chúng ta xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu giá thấp (may mặc, thủy sản, nông sản...). Đây là những mặt hàng còn có thể tăng mức tiêu thụ tại Mỹ khi nền kinh tế mỹ gặp khó khăn.

Thứ hai là ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ không bị tác động nhiều vì khách du lịch vào Việt Nam rất đa dạng chứ không tập trung ở phân khúc khách cao cấp. Thứ ba là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam không bị suy giảm vì đó là những dự án sử dụng nhân công rẻ, sản xuất mặt hàng thông thường nên cũng không ảnh hưởng lắm đến việc xuất khẩu. Chỉ có FDI vào lĩnh vực khu cao ốc văn phòng, resort cao cấp là có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư này không phải là điều đáng quan ngại.

Ngành ngân hàng (NH) Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không đáng kể bởi hầu hết các NH Việt Nam là NH thương mại, phục vụ cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, độ phân tán rủi ro cao và không có sự liên thông đầu tư với các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ như các nước khác. Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư (NĐT). Tuy nhiên không loại trừ khả năng một số nhóm NĐT sẽ làm động tác “xả hàng” cổ phiếu (CP) ngành NH nhằm làm trầm trọng thêm tình hình để kéo giá CP NH xuống. TT2.JPG

Xét về phân tích giá CP ngành NH thì trước đây, CP NH được xem là CP “vua” với giá cao quá mức vào năm 2007. Trong năm 2008 cùng với sự suy thoái của thị trường thì giá CP NH bị suy giảm. Tuy nhiên NĐT đã phản ứng quá mạnh khi cho rằng kinh tế suy thoái thì NH sẽ suy thoái mạnh nhất, do đó rất nhiều CP NH đã giảm giá hơn mức giảm bình quân của thị trường và dưới mức hợp lý. Nếu phân tích nhiều mặt thì các NH vẫn có độ an toàn và khả năng sinh lời cao hơn các công ty ngành khác.

Mặt khác, khi nền kinh tế có thể đưa lạm phát xuống còn 1 con số và khởi sắc mạnh mẽ vào năm 2009 thì CP các NH giá thấp sẽ có mức tăng mạnh hơn các ngành khác và có khả năng đạt mức sinh lời 100%. Do vậy nếu NĐT cá nhân đang nắm giữ các CP NH giá thấp mà vì tâm lý vội bán ra sẽ bị thua thiệt. Tuy nhiên, tác động lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam là xu hướng bán ra ồ ạt của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây chính là điều khiến VN-Index có thể sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới.

0 comments: