Kế hoạch 700 tỷ USD thất bại tại Hạ viện Mỹ

Tuesday, September 30, 2008 |




Thị trường biến động rất tiêu cực sau khi Hạ viện bỏ phiếu không thông qua kế hoạch, kết quả kiểm phiếu như sau: 228 phiếu phản đối/205 phiếu ủng hộ. Kế hoạch ứng cứu này có quy mô lớn chưa từng có tại Mỹ kể từ Đại khủng hoảng năm 1929.

Sau thông tin trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 778 điểm tương đương 6,98% xuống mức 10.365 điểm, mức hạ thấp chưa từng có. Chỉ số S&P 500 hạ 8,4%, mức cao nhất từ ngày 26/10/1987.

Đại diện của hai đảng đổ lỗi cho nhau về việc này. Đại diện của đảng Dân chủ cho rằng thành viên thuộc đảng Cộng hòa đã giết chết kế hoạch này. Đại diện của đảng Cộng hòa cho rằng Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi là người có lỗi.

Cụ thể, tỷ lệ phiếu ủng hộ/phản đối tại đảng Dân chủ là 140/95 trong khi tỷ lệ này tại đảng Cộng hòa là 65/133.

Kế hoạch này nếu được thông qua sẽ cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ quyền hạn rộng để mua lại các khoản nợ xấu từ các công ty tài chính để làm dịu căng thẳng trong thị trường tài chính có nguyên nhân bắt nguồn từ thị trường nhà đất.

Dân Trí

Giá vàng đảo chiều tăng mạnh

|


Không thể định hướng được giá vàng (ảnh: Hữu Nghị).

Theo công bố của SJC Hà Nội, giá vàng SJC tăng lên mức 1,795 triệu đồng/chỉ (mua vào) - 1,82 triệu đồng/chỉ (bán ra), tăng 33.000 đồng/chỉ so với 16h chiều qua.

Trên thị trường tự do, vàng Bảo Tín Minh Châu có giá 1,8 triệu đồng/chỉ - 1,818 triệu đồng/chỉ, tăng 40.000 đồng/chỉ.

Giá vàng SJC trên sàn giao dịch ACB cũng tăng lên mức 1,822 triệu đồng/chỉ; tính đến hơn 9h toàn sàn có gần 80.000 lượng vàng khớp thành công, tương ứng giá trị 1.395 tỷ đồng.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh, nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư nên thị trường đầu giờ sáng chưa có biến đổi nhiều. Nhưng với khả năng giá vàng còn đi lên, ít nhất là trong ngày hôm nay, không chỉ một bộ phận dân cư mang vàng đi bán để chốt lời, thị trường còn có thêm xu hướng mua vào với hy vọng giá tăng cao hơn nữa.

Hiện giá vàng trong nước tăng giá không phải do quan hệ cung cầu trên thị trường, mà theo diễn biến của giá vàng thế giới. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá vàng giao vào tháng 12 tại New York đóng cửa ở mức 894,4 USD/ounce, trong phiên giao dịch có lúc giá vàng đã đạt mốc gần 932 USD/ounce.

Tại thị trường giao ngay, giá vàng tăng 25,7 USD/ounce, đóng cửa tại mức 903,5 USD/ounce.

Vào lúc 9h30 sáng nay, giá vàng trên trang Kitco.com đang giữ ở mức 904, 3 USD/ounce.

Sau khi kế hoạch chi 700 tỷ USD ứng cứu ngành tài chính không được Hạ viện Mỹ thông qua, nhà đầu tư đã rút tiền từ thị trường chứng khoán sang mua vàng khiến giá mặt hàng này tăng mạnh như vậy.

Ông Trần Hữu Đang, Phụ trách kinh doanh vàng nguyên ngoại tệ của Bảo Tín Minh Châu dự đoán: Giá vàng thế giới hôm nay sẽ tăng lên mức 910 USD/ounce, theo đó, giá vàng trong nước cũng đạt mức khoảng 1,82 triệu đồng/chỉ (mua vào) - 1,835 triệu đồng/chỉ (bán ra).



Thất vọng vì nhà đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu (ảnh: Hữu Nghị).

Ngay từ phiên 1 hôm nay, bảng điện tử đã trống trơn bên mua, điều chưa từng xảy ra kể từ thời điểm Vn-Index tăng trở lại từ mốc 366 điểm ngày 20/6.

Khối lượng giao dịch cũng sụt giảm nghiêm trọng khi kết thúc phiên giao dịch, toàn thị trường có hơn 4,39 triệu cổ phiếu giao dịch, đạt 169,77 tỷ đồng trong đó giao dịch thoả thuật đạt 12,77 tỷ đồng (tương đương 383.000 cổ phiếu).

Gần 100% cổ phiếu giảm sàn kéo Vn-Index giảm gần hết biên độ trong phiên giao dịch hôm nay (4,66%) với mức giảm 22,3 điểm xuống 456,7 điểm.

VNM, IMP, COM, BT6, SHC, TMS đã trở thành “anh hùng” khi hầu hết các cổ phiếu khác hoàn toàn không có lệnh mua. Trong đó IMP có thể được coi là “tăng” mạnh nhất sàn vì vẫn giữ được giá tham chiếu đến cuối phiên.

Trong khi đó, STB, SSI, HPG và DPM trở thành 4 “đại gia” kéo Vn-Index giảm sâu khi lượng bán giá sàn và ATC vào cuối phiên lên tới hàng triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, lượng đặt mua thoả thuận hôm nay khá lớn, các lệnh mua thỏa thuận DPM, PVD (1 triệu cổ phiếu), HPG, SSI, STB… hầu hết đều đặt mua giá sàn.

Bên sàn Hà Nội, Hastc-Index cũng giảm mạnh gần 6% xuống 148,55 điểm (giảm 9,43 điểm). Khối lượng giao dịch khớp lệnh trên sàn đạt hơn 1,76 triệu cổ phiếu, tương đương 57 tỷ đồng.

Hôm nay các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch thỏa thuận hơn 4 triệu cổ phiếu PVI khiến tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội hôm nay đạt gần 6,5 triệu cổ phiếu (thoả thuận 4,73 triệu cổ phiếu), tương đương 264,4 tỷ đồng, cao hơn giao dịch tại HoSe - điều hiếm khi xảy ra trên TTCK Việt Nam.

Một số cổ phiếu đi ngược với thị trường với mức tăng nhẹ là CCM, CIC, VNR, HCT trong đó CMC có dư mua giá trần 12.000 cổ phiếu vào cuối phiên. Các cổ phiếu còn lại đều giảm sàn và dư bán với khối lượng lớn.


Những mốc đen trên Phố Wal

|

l

(Ảnh: AP)

Nhân sự kiện Phố Wall vừa chứng kiến một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử - 7%, hãy cùng tạp chí Time điểm lại 10 mốc đen trên thị trường chứng khoán Mỹ trong hơn một thập kỷ qua:

Ngày 27/2/2007

Mức giảm: 416 điểm (3,3%)

Sự giảm giá của cổ phiếu Trung Quốc cùng với những lo ngại về sự ổn định của thị trường trong nước và âm mưu ám sát Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney của lực lượng Taliban khi ông này đang thực hiện chuyến thăm Afghanistan đã đẩy TTCK Mỹ vào một phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ sau vụ tấn công ngày 11/9/2001.

Ngày 12/3/2001

Mức giảm: 436 điểm (4,1%)

Với quả “bong bóng” công nghệ vỡ tung và nền kinh tế suy giảm, TTCK Mỹ sụt giảm mạnh giữa lúc xuất hiện hàng loạt báo cáo doanh thu kém khả quan của doanh nghiệp. “Thủ phạm” chính là nhóm cổ phiếu công nghệ, trong khi các công ty blue-chip như J.P. Morgan và Pfizer cũng công bố kết quả kinh doanh kém.

Ngày 18/9/2008

Mức giảm: 449 điểm (4,1%)

Khoản vay 85 tỷ USD mà chính phủ Mỹ dành cho tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG không đủ để giải toả mối lo của nhà đầu tư về nguy cơ sự sụp đổ của Lehman Brothers có thể gây hiệu ứng đôminô trong ngành ngân hàng Mỹ. Khi chỉ số Dow Jones sụt giảm, các nhà đầu tư tìm kiếm lĩnh vực đầu tư an toàn hơn: vàng. Trong ngày, giá vàng đã tăng hơn 70 USD/ounce - mức tăng kỷ lục trong vòng 1 ngày.

Ngày 15/9/2008

Mức giảm: 504 điểm (4,4%)

Sau khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers nộp hồ sơ xin phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ và Bank of America thâu tóm Merrill Lynch, TTCK Mỹ lao dốc giữa những lo ngại về tương lai của tập đoàn bảo hiểm AIG.

Ngày 19/10/1987

Mức giảm: 508 điểm (22,6%)

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã mất hơn 1/5 tổng giá trị giao dịch trong ngày thứ Hai đen tối 19/10/1987 - mức sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1914. Một số nhà kinh tế đổ lỗi cho tâm lý đám đông, hệ thống máy tính, đồng đô-la yếu và tình trạng hỗn loạn trên thị trường quốc tế.

Ngày 31/9/1998

Mức giảm: 513 điểm (6,4%)

Một số cổ phiếu “hot” giúp tạo các đỉnh cho chỉ số Dow Jones vào cuối thập niên 90, như Yahoo! và America Online, đã lại kéo thị trường đi xuống. Giới phân tích coi đây đơn giản là một sự điều chỉnh của thị trường. Những cổ phiếu từng là mục tiêu săn đón của nhà đầu tư bắt đầu ngừng tăng giá, trở về với giá trị thực. Tuy nhiên, sự sụt giảm có nhanh hơn một chút so với dự đoán của đa số.

Ngày 27/10/1997

Mức giảm: 544 điểm (7,2%)

Phiên sụt giảm mạnh ngày 27/10/1997 của TTCK Mỹ xảy ra vào đúng thời điểm chỉ số Hang Seng trên thị trường Hồng Kông giảm 6%. Thực tế là Phố Wall đã phải ngừng giao dịch sớm 30 phút, theo Uỷ ban Giao dịch chứng khoán Mỹ, vì chỉ số Dow Jones đã sụt giảm ở ngưỡng “nguy hiểm” trước khi đến giờ đóng cửa thông thường của thị trường: 4 giờ chiều.

Ngày 14/4/2000

Mức giảm: 618 điểm (5,7%)

Sau khi có thông tin chỉ số giá tiêu dùng cơ bản tăng 0,4% - cao hơn dự đoán, giới đầu tư bán tháo cổ phiếu công nghệ, và việc này đã lan sang cổ phiểu nhóm ngành khác, khiến tất cả cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đồng loạt giảm, với tổng mức giảm gần 618 điểm, trong khi hầu như tất cả cổ phiếu của chỉ số Standard & Poor's 500 (trừ 16 cổ phiếu) cũng giảm giá. Từ thứ Hai đến thứ Sáu tuần đó, các nhà đầu tư đã mất tổng cộng 2 nghìn tỷ USD.

Ngày 17/9/2001

Mức giảm: 684 điểm (7,1%)

Sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, thị trường sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên, sau khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Mỹ và Trung tâm giao dịch chứng khoán New York đóng cửa gần 1 tuần.

Ngày 29/9/2008

Mức giảm: 778 điểm (7,0%)

Việc Hạ viện Mỹ không thông qua khoản hỗ trợ tài chính 700 tỷ USD đã đẩy chỉ số Dow Jones vào motọ trong những ngày giảm điểm lớn nhất trong lịch sử: 778 điểm, tương đương 7%, khi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do lo ngại Quốc hội sẽ không thể giúp gì cho thị trường tín dụng đang gần như đóng băng của Mỹ.



30/9 trở thành ngày sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử phố Wall, với việc chỉ số Dow Jones giảm gần 778 điểm, sau khi Quốc hội Mỹ từ chối thông qua đạo luật giải cứu thị trường tài chính.

Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 6,98% xuống mức 10.365,45 điểm. Chỉ số Nasdaq rơi tự do 9,14%, đóng cửa tại 1.983,73 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 chốt tại 1.106,42 điểm, với số điểm trừ lên tới 8,81%.

Với mức sụt giảm như trên, thiệt hại mà các nhà đầu tư phải chịu tính theo giá trị thị trường lên tới xấp xỉ 1.200 tỷ đôla. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử con số thiệt hại trong một phiên vượt quá 1.000 tỷ đôla.

Việc đạo luật giải cứu khối tài chính không được thông qua có thể khiến phố Wall tiếp tục chứng kiến sự sụp đổ của nhiều định chế tài chính. Ảnh: telegraph.co.uk.
Việc đạo luật giải cứu khối tài chính không được thông qua có thể khiến phố Wall tiếp tục phải chứng kiến sự sụp đổ của nhiều định chế tài chính. Ảnh: telegraph.co.uk.

Tai họa giáng xuống phố Wall bắt nguồn từ việc Quốc hội Mỹ, sau nhiều ngày thảo luận, đã không thông qua đạo luật cho phép Bộ Tài chính sử dụng 700 tỷ đôla mua lại các khoản nợ xấu ngân hàng. Giới kinh doanh sợ rằng nợ xấu không được giải quyết sẽ khiến các nhà băng thắt chặt cho vay. Từ đó gây khó khăn cho người dẫn trong việc tìm vốn kinh doanh hoặc chi tiêu.

Ông Drew Kanaly, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tại Kanaly Trust cho rằng thị trường chứng khoán đã bị sốc. Ông nói: "Nếu theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng cuối tuần qua, mọi thứ dường như đã được thông qua". Tuy nhiên, cuối cùng tiền đã không được rót vào các ngân hàng.

Gần đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke, Tổng thống Bush, hay Bộ trưởng Bộ Tài chính Paulson liên tục có những phát biểu nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc càng sớm bơm tiền vào hệ thống ngân hàng càng tốt.

Bên cạnh nỗi thất vọng do kế hoạch giải cứu bị hủy bỏ, phố Wall tiếp tục gặp hạn khi có tin ngân hàng đang gặp khủng hoảng Wachovia bị bán lại Citigroup. Theo đó, Citigroup sẽ mua lại 2,2 tỷ đôla tài sản của Wachovia thông qua cổ phiếu.

Ngoài Wachovia, một số định chế tài chính lớn trước đó đã không thể trụ được lâu hơn, như Ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ, Washington Mutual, Lehman Brothers, hay Merrill Lynch.

Chung cảnh ngộ với phố Wall, thị trường chứng khoán Âu, Á cũng bị làn sóng bán tháo nhấn chìm. Tại châu Âu, Chính phủ đã buộc phải tiếp quản nhiều ngân hàng hoặc tập đoàn tài chính. Tập đoàn bảo hiểm ngân hàng Fortis của Bỉ và Hà Lan đã nhận được khoản hỗ trợ 16,4 tỷ đôla. Ngân hàng Bradford & Bingley cũng vừa được quốc hữu hóa để tránh khỏi nguy cơ phá sản.

Tại Đức, hàng tỷ đôla từ các ngân hàng và cơ quan giám sát tài chính đã được bơm vào Hypo Real Estate Holding AG nhằm tránh cho nhà cho vay bất động sản này khỏi sụp đổ.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 5,3%. Chỉ số DAX của Đức thấp hơn phiên trước 4,23%. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 5,05%.

Tuy chưa có những vụ sụp đổ lớn trong khối ngân hàng như châu Âu và phố Wall, nhưng chứng khoán châu Á cũng không nằm ngoài cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sau phiên đầu tuần, các chỉ số chính tiếp tục lao dốc. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật xuống 1,26%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong bị trừ 4,29%.

Chứng khoán Trung Quốc ngừng giao dịch để nghỉ lễ.

Hôm nay là hạn cuối cùng các công ty chứng khoán phải hoàn tất việc chuyển tài khoản của nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý. Tuy nhiên, vẫn có nơi cho biết chưa chuẩn bị xong, thậm chí không thể hoàn thành đúng hạn.

Theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC), chậm nhất trước ngày 1/10, tiền của nhà đầu tư sẽ được chuyển về ngân hàng quản lý thay vì để ở công ty chứng khoán như lâu nay, nhằm tạo tính minh bạch cho thị trường chứng khoán.

Nhiều ý kiến cho rằng, SSC nên dời ngày tách bạch tiền giao dịch chứng khoán thay vì chính thức áp dụng vào ngày mai để có sự chuẩn bị kỹ hơn. Nhưng đến trưa nay, SSC chưa có công văn nào thông báo tiếp tục lùi thời hạn. Hiện mới có khoảng 20 trên tổng số gần 100 công ty chứng khoán công bố thực hiện chuyển tài khoản nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý.

Giờ G đã cận kề, nhưng nhiều công ty vẫn chưa hoàn tất các khâu để chính thức vận hành vào ngày1/10, với những lý do quá quen thuộc: không tương thích công nghệ, tính bảo mật và độ an toàn của đường truyền, hành lang pháp lý liên quan đến những phát sinh trong quá trình giao dịch.

Giám đốc công nghệ thông tin công ty chứng khoán Vincom (VincomSC), ông Bùi Phan Bảo Nghi khẳng định, không thể hoàn thành tách bạch vào hôm nay với lý do còn nhiều động tác nghiệp vụ phát sinh trong quá trình kết nối. VincomSC làm việc song song với nhiều ngân hàng, mỗi ngân hàng có hạ tầng khác nhau, do đó về mặt kỹ thuật, VincomSC phải thử nghiệm với nhiều nhà băng để đảm bảo phần mềm vận hành thông suốt.

Từ ngày 1/10, tiền của nhà đầu tư sẽ do ngân hàng quản lý. Ảnh: H.P.

Hôm nay, công ty chứng khoán Cao Su vẫn còn ở công đoạn chốt số liệu số dư tài khoản của khách hàng để chuyển giao cho 2 ngân hàng BIDV và Agribank quản lý. Dự kiến có thể hoàn thành việc tách bạch đúng hạn, nhưng Trưởng phòng môi giới Đỗ Đăng Nguyễn Linh cho biết trước mắt công ty chứng khoán vẫn phải chạy phần mềm cũ song song với ngân hàng để xem số liệu hai bên có trùng khớp.

Đang trong giai đoạn chạy nước rút và chưa xác định được khi nào hoàn tất, một số công ty chứng khoán khác tại TP HCM khi được hỏi đã cho rằng, Ủy ban chứng khoán chỉ nên có chế tài với những công ty chiếm dụng tiền của nhà đầu tư, chứ không nên yêu cầu tất cả công ty phải tách bạch.

Bởi lẽ, chi phí kết nối theo một số công ty chứng khoán cho biết là rất cao, gần 10 nghìn đôla. Hơn nữa, nhà đầu tư 9 người 10 ý, chỉ việc chọn ngân hàng kết nối cũng đã gây tranh cãi và nhiều người không hài lòng, công ty chứng khoán do vậy mất khách như chơi. Ngoài ra, những vướng mắt phát sinh khi giao dịch khiến khách hàng vụt mất cơ hội đầu tư sẽ thuộc trách nhiệm của bên nào... Những trở ngại đó khiến cho một số công ty chứng khoán trì hoãn mãi và không hoàn thành tách bạch đúng hạn.

Phó tổng giám đốc một công ty chứng khoán ở quận 3, TP HCM đã thực hiện tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư nhận định rằng, trước lúc nghiệm thu phần mềm phải cho chạy thử nghiệm và test nhiều lần, cũng như lường mọi trường hợp xảy ra. Hơn nữa, các phần mềm này đều có những phương án dự phòng, nếu đường truyền giữa công ty chứng khoán và nhà băng gặp sự cố, lập tức các phương án hỗ trợ sẽ thay thế.

Theo ông, vấn đề hiện nay là các công ty chứng khoán có muốn thực hiện hay không, còn lý do không tương thích công nghệ hay chi phí phần mềm không là vấn đề đáng lo ngại, bởi lẽ những công ty đã thực hiện việc tách bạch này chưa có sự cố về đường truyền hoặc làm lỡ cơ hội của nhà đầu tư.

Tiến sĩ Nguyễn Sơn, Trưởng ban phát triển thị trường, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho hay, hiện chưa có chế tài cụ thể đến những công ty không hoàn thành đúng hạn việc chuyển tài khoản tiền gửi nhà đầu tư sang ngân hàng. Tuy nhiên, ông Sơn cũng bày tỏ lo ngại sự trôi chảy của phần mềm kết nối khi vận hành chính thức với số lượng tài khoản lớn. Mặc dù sẽ có những phương án hỗ trợ khi có sự cố trục trặc đường truyền xảy ra, nhưng việc xử lý dữ liệu có thể hoàn thành xong trong ngày vẫn chưa thể khẳng định.

Như vậy, sau gần 2 năm, quy định quản lý tách bạch tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư tại Khoản 1 Điều 32 Quyết định số 27/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 cho đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa biết có thể hoàn thành trước ngày 1/10. Mới đây, Ủy ban chứng khoán lại có công văn hối thúc công ty chứng khoán tách bạch giao dịch

VNExpress


Không nằm ngoài làn sóng giảm giá của chứng khoán thế giới, thị trường trong nước trải qua một phiên mất điểm mạnh. Vn-Index giảm tới 4,66%, gần hết biên độ cho phép, và tính thanh khoản cũng sụt xuống mức thấp nhất kể từ hơn 2 tháng trở lại đây.

Cơn địa chấn tại phố Wall hôm qua đã có tác động lớn tới diễn biến của Vn-Index trong phiên giao dịch hôm nay. Sau khi nhận được hung tin từ thị trường thế giới, giới đầu tư chứng khoán đã phục sẵn để xả hàng ngay từ đợt khớp lệnh mở cửa phiên hôm nay 30/9.

Làn sóng bán tháo mà các nhà đầu tư đổ vào thị trường đã khiến Vn-Index sụt giảm tới 4,68%, tương đương 22,42 điểm, xuống mức 456,58 điểm sau đợt một. Lượng giao dịch ở mức thấp khi chỉ có 1,59 triệu chứng khoán được sang tên, giá trị 49,78 tỷ đồng.

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại Mỹ tới chứng khoán trong nước mới chỉ dừng lại ở tác động tâm lý. Ảnh: Hoàng Hà.

Bảng điện tử chìm trong sắc đỏ với dư mua tràn ngập. Gần như toàn bộ 164 mã chứng khoán niêm yết tại HOSE đều giảm sàn. Dư bán lớn vẫn rơi vào các blue-chip như SSI, STB, hay DPM với lượng cổ phiếu chờ khớp giá sàn và ATO vào cuối đợt một của ba mã lên tới gần 10 triệu chứng khoán.

Nguồn cung quá lớn trong khi sức cầu yếu ớt khiến xu hướng giao dịch một chiều được duy trì trong suốt thời gian khớp lệnh liên tục. Có lẽ điểm sáng hiếm hoi trong ngày chỉ là dù tất cả các mã điều giảm mạnh nhưng Vn-Index vẫn chưa thể "tối đa hóa" mức lỗ lên 5%. Tình trạng không có giao dịch hoặc chưa có giao dịch giá sàn giúp một vài cổ phiếu đứng tại mốc tham chiếu hoặc chưa đạt được mức giảm tối đa. Nhờ đó hàn thử biểu mới tránh được mức giảm 5%.

Tuy nhiên, nhà đầu tư chứng khoán cũng không thể lấy đó làm vui khi trong suốt đợt khớp lệnh thứ hai, trên thị trường không có thêm tín hiệu hồi phục nào. Vn-Index chốt tại 456,77 điểm, giảm 22,23 điểm tương đương 4,64%. Lượng chứng khoán trao tay chỉ là 3,81 triệu, ứng với giá trị 149,96 tỷ.

Khoảng thời gian ngắn ngủi của đợt khớp lệnh định kỳ cuối cùng chỉ đủ để nâng khối lượng giao dịch báo giá lên thành 4,35 triệu chứng khoán, giá trị 168,8 tỷ đồng. Vn-Index đóng cửa tại 456,7 điểm, đi xuống 22,3 điểm, tương đương 4,66%.

Qua giao dịch thỏa thuận, chỉ có 383 nghìn cổ phiếu sang tên, giá trị 12,7 tỷ đồng. Như vậy tổng giao dịch thị trường phiên này là thấp nhất kể từ 23/7.

Toàn thị trường chỉ có 1 mã đứng giá và có tới 163 mã giảm, trong đó 159 mã xuống sàn. Không có cổ phiếu tăng giá.

Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng Bộ phận Phân tích Đầu tư chi nhánh TP HCM, Công ty Chứng khoán SME, cho biết nguyên nhân cho phiên giảm hôm nay gần như chỉ là tin xấu đến từ thị trường tài chính Mỹ, khi kế hoạch rót 700 tỷ vào khối ngân hàng tại phố Wall không được thông qua. Theo anh Lân, sự liên thông giữa thị trường cổ phiếu trong nước và thế giới là chưa lớn. Thế nên trong ngắn hạn, tác động từ cuộc khủng hoảng tại phố Wall với Vn-Index chỉ là yếu tố tâm lý.

Hiện khá nhiều doanh nghiệp niêm yết nhìn chung đều gặp khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các blue-chip thuộc nhóm 20 cổ phiếu hàng đầu vẫn hoạt động tốt và dự kiến kết quả kinh doanh quý III của các công ty này khá khả quan. Kết quả kinh doanh của các công ty trên được công bố trong thời gian tới sẽ tạo một lực nâng đáng kể cho thị trường.

Ngoài ra, theo ông Lân, nhà đầu tư nước ngoài vẫn coi Việt Nam là điểm đầu tư khá an toàn trong hoàn cảnh khối tài chính toàn cầu đang gặp khó khăn như hiện nay. Thế nên sẽ khó có việc khối ngoại rút vốn như các nhà đầu tư lo lắng.

Khối ngoại bán ra 625 nghìn cổ phiếu và mua 1,51 triệu cổ phiếu. Lượng mua này đã đóng góp tới gần một phần ba tổng giao dịch toàn thị trường trong phiên hôm nay.

Tại sàn Hà Nội, HaSTC-Index đóng cửa tại 148,55 điểm, bị trừ 9,43 điểm, tương đương 5,97%. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 6,49 triệu cổ phiếu, tương đương 264,4 tỷ đồng.

VnExpress



Thông tin Hạ viện Mỹ không thông qua kế hoạch giải cứu trị giá 700 tỷ USD đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng chung số phận với VN-Index, chỉ số HaSTC-Index của sàn Hà Nội cũng đã có một phiên mất điểm mạnh trong bối cảnh bên bán xả hàng bán tháo cổ phiếu trong khi đó sức cầu bên mua yếu ớt và thận trọng.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số HaSTC-Index chỉ le lói tăng nhẹ trong giây lát, sau đó đã nhanh chóng quay đầu mất điểm trước lượng cung quá lớn. Số mã giảm giá không ngừng được tăng lên. Cột khối lượng dư bán không ngừng được bồi đắp thêm. Giao dịch của thị trường diễn ra ảm đạm và buồn tẻ. Tính thanh khoản sụt giảm mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 30/9 cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9/2008, bảng điện tử giao dịch sàn Hà Nội bao phủ một màu đỏ rực khi cổ phiếu đồng loạt giảm hết biên độ cho phép. Dư bán giá sàn với khối lượng lớn trải đều trên bảng điện tử trong khi dư mua trống trơn ở gần như tất cả các mã. Lượng cung lớn đè bẹp lượng cầu yếu ớt trong suốt cả phiên giao dịch mà không có bất cứ một sự kháng cự nào.

Chốt phiên giao dịch sáng 30/9, chỉ số HaSTC-Index giảm mạnh 9,43 điểm (tương đương giảm 5,97%) xuống còn 148,55 điểm. Đây cũng là phiên mất điểm thứ 2 liên tiếp của chỉ số này.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường sụt giảm mạnh so với phiên liền trước chỉ đạt gần 6,5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt 264,44 tỷ đồng (so với 11 triệu cổ phiếu, giá trị 413,73 tỷ đồng phiên trước đó).

Theo thống kê, toàn thị trường ghi nhận chỉ 4 mã tăng giá, 13 mã không có giao dịch, 1 mã đứng giá giá chiếu, còn lại có đến 135 giảm giá trong đó hầu hết giảm sàn. Về cuối phiên, có 2 đóng cửa ở mức giá trần (là CCM và VNR) và 135 mã đóng cửa ở mức giá sàn.

Nhóm cổ phiếu chủ chốt có tính chất dẫn dắt thị trường như ACB, PVI, PVS, KBC, BVS, KLS, NTP, VCG… đều đồng loạt giảm sàn và còn dư bán với khối lượng lớn, điển hình như KLS dư bán hơn 2,5 triệu cổ phiếu, ACB hơn 1,4 triệu cổ phiếu, PVS hơn 970.000 cổ phiếu, PVI hơn 520.000 cổ phiếu, BVS gần 300.000 cổ phiếu…

4 cổ phiếu tăng giá gồm HCT tăng 1.200 đồng đạt 25.600 đồng, CIC và VNR cùng tăng 300 đồng đạt 14.200 đồng và 38.600 đồng, CCM tăng 100 đồng đạt 37.800 đồng.

Ở chiều ngược lại, trong 135 mã giảm giá, VSP là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất thị trường khi giảm sàn 11.700 đồng còn 156.500 đồng. Kế đến, DTC giảm 8.200 đồng còn 109.600 đồng, KBC giảm 5.800 đồng còn 78.500 đồng, SCJ giảm 5.000 đồng còn 66.500 đồng…

Về khối lượng giao dịch, NVC là cổ phiếu có tính thanh khoản lớn nhất thị trường khi tổng khối lượng giao dịch đạt gần 150.000 cổ phiếu. Tiếp theo, VCS đạt hơn 138.000 cổ phiếu, CDC đạt hơn 118.000 cổ phiếu, PVI đạt hơn 103.000 cổ phiếu, SRB đạt hơn 101.000 cổ phiếu. Các cổ phiếu còn lại đều đạt dưới 100.000 cổ phiếu trở xuống.

Tổng khối lượng và giá trị của nhà đầu tư nước ngoài tăng đột biến so với phiên liền trước đạt hơn 8,3 triệu cổ phiếu, giá trị đạt 367,62 tỷ đồng. Phiên này, khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua vào nhiều hơn một chút so với bán ra.

Cụ thể, khối này mua vào 14 mã với tổng khối lượng đạt hơn 4,3 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt 191,51 tỷ đồng và họ bán ra 6 mã với tổng khối lượng đạt 4 cổ phiếu, giá trị đạt 176,11 tỷ đồng.

Những cổ phiếu được khối nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất gồm PVI (hơn 4,1 triệu cổ phiếu); VCS (116.800 cổ phiếu); PVS (49.600 cổ phiếu); NTP (32.500 cổ phiếu)…Những cổ phiếu được họ bán ra nhiều nhất gồm PVI (4 triệu cổ phiếu); PPG (2.000 cổ phiếu); MIC (1.000 cổ phiếu); CDC (500 cổ phiếu)…

Chi tiết giao dịch sáng 30/9:

Mã CK

Giá tham chiếu

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Thay đổi

% thay đổi

Giá bình quân

Khối lượng

Giá trị

ACB

54.8

51.0

51.0

-3.8

-6.93

51.0

83,400

4,253,400,000

B82

16.3

15.2

15.2

-1.1

-6.75

15.2

100

1,520,000

BBS

13.2

12.3

12.3

-0.9

-6.82

12.3

12,800

157,440,000

BCC

16.3

15.2

15.2

-1.1

-6.75

15.2

20,800

316,160,000

BHV

40.0

37.2

37.2

-2.8

-7.00

37.2

100

3,720,000

BLF

15.2

14.2

14.2

-1.0

-6.58

14.2

5,600

79,520,000

BTH

13.4

12.5

12.5

-0.9

-6.72

12.5

800

10,000,000

BTS

15.6

14.6

14.6

-1.0

-6.41

14.6

1,300

18,980,000

BVS

52.1

48.5

48.5

-3.6

-6.91

48.5

9,500

460,750,000

C92

19.6

20.2

18.3

-1.0

-5.10

18.6

1,500

27,830,000

CAP

20.0

18.6

18.6

-1.4

-7.00

18.6

1,600

29,760,000

CCM

37.7

40.3

35.1

0.1

0.27

37.8

83,200

3,145,460,000

CDC

35.3

37.7

32.9

-2.3

-6.52

33.0

118,400

3,910,480,000

CIC

13.9

14.6

13.0

0.3

2.16

14.2

6,500

92,500,000

CID

15.3

14.3

14.3

-1.0

-6.54

14.3

100

1,430,000

CJC

23.2

23.5

21.6

-1.1

-4.74

22.1

1,400

31,000,000

CMC

20.2

18.8

18.8

-1.4

-6.93

18.8

200

3,760,000

CSG

14.3

13.3

13.3

-1.0

-6.99

13.3

35,200

468,160,000

CTB

18.8

17.5

17.5

-1.3

-6.91

17.5

100

1,750,000

CTC

15.9

14.8

14.8

-1.1

-6.92

14.8

200

2,960,000

CTN

14.9

14.0

13.9

-1.0

-6.71

13.9

16,000

222,500,000

DAC

61.4

57.2

57.2

-4.2

-6.84

57.2

800

45,760,000

DAE

19.4

18.1

18.1

-1.3

-6.70

18.1

3,300

59,730,000

DBC

33.4

31.1

31.1

-2.3

-6.89

31.1

3,200

99,520,000

DCS

10.8

10.1

10.1

-0.7

-6.48

10.1

1,300

13,130,000

DHI

17.9

16.7

16.7

-1.2

-6.70

16.7

15,000

250,500,000

DST

13.5

12.6

12.6

-0.9

-6.67

12.6

11,800

148,680,000

DTC

117.8

109.6

109.6

-8.2

-6.96

109.6

3,000

328,800,000

EBS

23.2

21.6

21.6

-1.6

-6.90

21.6

400

8,640,000

GHA

33.0

30.7

30.7

-2.3

-6.97

30.7

900

27,630,000

HAI

29.6

27.6

27.6

-2.0

-6.76

27.6

3,700

102,120,000

HBE

16.3

15.2

15.2

-1.1

-6.75

15.2

100

1,520,000

HCC

19.0

--

--

0.0

0.00

--

--

--

HCT

24.4

26.1

22.7

1.2

4.92

25.6

16,700

426,690,000

HEV

19.0

18.6

17.7

-1.3

-6.84

17.7

10,900

193,260,000

HHC

20.9

20.0

19.5

-1.3

-6.22

19.6

4,200

82,150,000

HJS

13.1

12.3

12.2

-0.9

-6.87

12.2

5,500

67,200,000

HLY

70.9

66.0

66.0

-4.9

-6.91

66.0

400

26,400,000

HNM

13.3

12.4

12.4

-0.9

-6.77

12.4

41,700

517,080,000

HPC

28.5

26.6

26.6

-1.9

-6.67

26.6

2,900

77,140,000

HPS

16.4

15.3

15.3

-1.1

-6.71

15.3

700

10,710,000

HSC

182.8

--

--

0.0

0.00

--

--

--

HTP

14.9

13.9

13.9

-1.0

-6.71

13.9

5,200

72,280,000

HUT

13.2

12.3

12.3

-0.9

-6.82

12.3

500

6,150,000

ILC

25.1

23.4

23.4

-1.7

-6.77

23.4

2,700

63,180,000

KBC

84.3

80.0

78.4

-5.8

-6.88

78.5

12,700

996,550,000

KKC

60.9

56.7

56.7

-4.2

-6.90

56.7

2,700

153,090,000

KLS

23.2

21.6

21.6

-1.6

-6.90

21.6

23,500

507,600,000

KMF

11.0

10.3

10.3

-0.7

-6.36

10.3

1,000

10,300,000

L18

15.0

14.0

14.0

-1.0

-6.67

14.0

2,200

30,800,000

L43

20.7

19.3

19.3

-1.4

-6.76

19.3

100

1,930,000

L62

28.2

29.0

26.3

-1.8

-6.38

26.4

5,700

150,690,000

LBE

18.0

16.8

16.8

-1.2

-6.67

16.8

100

1,680,000

LTC

14.2

13.3

13.3

-0.9

-6.34

13.3

300

3,990,000

LUT

12.3

11.5

11.5

-0.8

-6.50

11.5

900

10,350,000

MCO

12.7

11.9

11.9

-0.8

-6.30

11.9

600

7,140,000

MEC

25.0

23.3

23.3

-1.7

-6.80

23.3

100

2,330,000

MIC

67.7

63.5

63.0

-4.7

-6.94

63.0

6,800

428,660,000

MMC

45.9

42.7

42.7

-3.2

-6.97

42.7

300

12,810,000

NBC

54.0

50.3

50.3

-3.7

-6.85

50.3

1,900

95,570,000

NGC

22.6

21.1

21.1

-1.5

-6.64

21.1

800

16,880,000

NLC

17.3

16.1

16.1

-1.2

-6.94

16.1

3,200

51,520,000

NPS

34.9

--

--

0.0

0.00

--

--

--

NST

15.0

14.2

14.0

-1.0

-6.67

14.0

700

9,820,000

NTP

63.5

59.1

59.1

-4.4

-6.93

59.1

96,700

5,714,970,000

NVC

46.2

45.5

43.0

-1.2

-2.60

45.0

149,100

6,708,220,000

ONE

17.3

--

--

0.0

0.00

--

--

--

PAN

44.2

41.2

41.2

-3.0

-6.79

41.2

1,200

49,440,000

PGS

15.8

14.7

14.7

-1.1

-6.96

14.7

600

8,820,000

PJC

22.0

--

--

0.0

0.00

--

--

--

PLC

28.5

26.6

26.6

-1.9

-6.67

26.6

600

15,960,000

POT

12.5

11.7

11.7

-0.8

-6.40

11.7

15,400

180,180,000

PPG

11.8

11.0

11.0

-0.8

-6.78

11.0

14,000

154,000,000

PSC

25.5

23.8

23.8

-1.7

-6.67

23.8

1,600

38,080,000

PTC

13.1

12.2

12.2

-0.9

-6.87

12.2

13,600

165,920,000

PTS

25.9

24.1

24.1

-1.8

-6.95

24.1

100

2,410,000

PVC

38.1

35.5

35.5

-2.6

-6.82

35.5

11,800

418,900,000

PVE

28.0

--

--

0.0

0.00

--

--

--

PVI

41.2

38.4

38.4

-2.8

-6.80

38.4

103,400

3,970,560,000

PVS

54.2

50.5

50.5

-3.7

-6.83

50.5

54,900

2,772,450,000

QNC

36.3

33.8

33.8

-2.5

-6.89

33.8

4,100

138,580,000

RCL

54.0

--

--

0.0

0.00

--

--

--

S12

19.0

17.7

17.7

-1.3

-6.84

17.7

100

1,770,000

S55

28.2

26.3

26.3

-1.9

-6.74

26.3

300

7,890,000

S64

22.8

21.3

21.3

-1.5

-6.58

21.3

400

8,520,000

S91

18.8

17.5

17.5

-1.3

-6.91

17.5

4,200

73,500,000

S96

26.9

25.1

25.1

-1.8

-6.69

25.1

100

2,510,000

S99

63.6

59.2

59.2

-4.4

-6.92

59.2

1,700

100,640,000

SAP

15.4

14.4

14.4

-1.0

-6.49

14.4

2,400

34,560,000

SCC

18.7

17.4

17.4

-1.3

-6.95

17.4

1,000

17,400,000

SCJ

71.5

66.5

66.5

-5.0

-6.99

66.5

7,300

485,450,000

SD2

31.8

29.6

29.6

-2.2

-6.92

29.6

1,800

53,280,000

SD3

24.3

22.6

22.6

-1.7

-7.00

22.6

5,300

119,780,000

SD4

16.1

15.0

15.0

-1.1

-6.83

15.0

10,300

154,500,000

SD5

46.9

43.7

43.7

-3.2

-6.82

43.7

300

13,110,000

SD6

30.3

28.2

28.2

-2.1

-6.93

28.2

300

8,460,000

SD7

37.6

35.0

35.0

-2.6

-6.91

35.0

500

17,500,000

SD9

33.5

31.2

31.2

-2.3

-6.87

31.2

2,600

81,120,000

SDA

44.4

41.3

41.3

-3.1

-6.98

41.3

1,900

78,470,000

SDC

32.1

29.9

29.9

-2.2

-6.85

29.9

5,000

149,500,000

SDD

14.8

13.8

13.8

-1.0

-6.76

13.8

500

6,900,000

SDJ

24.5

--

--

0.0

0.00

--

--

--

SDS

21.4

20.0

20.0

-1.4

-6.54

20.0

700

14,000,000

SDT

34.1

31.8

31.8

-2.3

-6.74

31.8

2,700

85,860,000

SDY

26.6

24.8

24.8

-1.8

-6.77

24.8

200

4,960,000

SGD

27.2

25.3

25.3

-1.9

-6.99

25.3

500

12,650,000

SIC

29.9

27.9

27.9

-2.0

-6.69

27.9

500

13,950,000

SJC

23.4

--

--

0.0

0.00

--

--

--

SJE

28.0

26.1

26.1

-1.9

-6.79

26.1

1,000

26,100,000

SJM

16.9

15.8

15.8

-1.1

-6.51

15.8

100

1,580,000

SNG

31.7

29.5

29.5

-2.2

-6.94

29.5

600

17,700,000

SPP

54.9

--

--

0.0

0.00

--

--

--

SRA

16.8

15.7

15.7

-1.1

-6.55

15.7

500

7,850,000

SRB

8.0

8.0

7.5

-0.5

-6.25

7.5

101,700

764,860,000

SSS

20.8

19.4

19.4

-1.4

-6.73

19.4

1,400

27,160,000

STC

15.6

14.6

14.6

-1.0

-6.41

14.6

7,100

103,660,000

STL

36.1

33.6

33.6

-2.5

-6.93

33.6

37,500

1,260,000,000

STP

28.8

26.8

26.8

-2.0

-6.94

26.8

1,000

26,800,000

SVC

21.7

20.2

20.2

-1.5

-6.91

20.2

2,100

42,420,000

TBC

13.5

12.6

12.6

-0.9

-6.67

12.6

95,100

1,198,260,000

TC6

37.7

35.1

35.1

-2.6

-6.90

35.1

24,300

852,930,000

TJC

26.5

24.7

24.7

-1.8

-6.79

24.7

1,000

24,700,000

TKU

14.6

13.6

13.6

-1.0

-6.85

13.6

1,600

21,760,000

TLC

9.0

8.4

8.4

-0.6

-6.67

8.4

45,700

383,880,000

TLT

14.7

13.7

13.7

-1.0

-6.80

13.7

5,800

79,460,000

TNG

16.1

15.0

15.0

-1.1

-6.83

15.0

2,500

37,500,000

TPH

19.6

18.3

18.3

-1.3

-6.63

18.3

100

1,830,000

TPP

18.6

--

--

0.0

0.00

--

--

--

TST

14.5

14.0

13.5

-0.9

-6.21

13.6

35,600

484,260,000

TV4

14.9

14.3

13.9

-0.9

-6.04

14.0

23,500

328,290,000

TXM

14.0

13.1

13.1

-0.9

-6.43

13.1

15,700

205,670,000

VBH

16.3

15.2

15.2

-1.1

-6.75

15.2

300

4,560,000

VC2

45.3

42.2

42.2

-3.1

-6.84

42.2

2,800

118,160,000

VC3

23.8

22.2

22.2

-1.6

-6.72

22.2

1,500

33,300,000

VC5

16.9

15.8

15.8

-1.1

-6.51

15.8

3,800

60,040,000

VC6

18.8

17.5

17.5

-1.3

-6.91

17.5

2,000

35,000,000

VC7

14.7

13.7

13.7

-1.0

-6.80

13.7

1,800

24,660,000

VCG

27.3

25.4

25.4

-1.9

-6.96

25.4

20,100

510,540,000

VCS

46.2

44.0

43.0

-3.2

-6.93

43.0

138,300

5,950,900,000

VDL

41.9

39.0

39.0

-2.9

-6.92

39.0

300

11,700,000

VE1

12.6

12.0

11.8

-0.8

-6.35

11.8

7,800

92,140,000

VE9

17.5

--

--

0.0

0.00

--

--

--

VFR

16.3

15.2

15.2

-1.1

-6.75

15.2

4,200

63,840,000

VMC

42.5

39.6

39.6

-2.9

-6.82

39.6

2,200

87,120,000

VNC

17.7

16.5

16.5

-1.2

-6.78

16.5

10,100

166,650,000

VNR

38.3

40.9

35.7

0.3

0.78

38.6

18,000

694,470,000

VSP

168.2

156.5

156.5

-11.7

-6.96

156.5

18,400

2,879,600,000

VTL

20.1

21.0

18.7

0.0

0.00

20.1

5,700

114,440,000

VTS

52.4

48.8

48.8

-3.6

-6.87

48.8

100

4,880,000

VTV

17.3

16.1

16.1

-1.2

-6.94

16.1

300

4,830,000

XMC

17.8

16.6

16.6

-1.2

-6.74

16.6

3,200

53,120,000

YBC

29.7

27.7

27.7

-2.0

-6.73

27.7

2,200

60,940,000

YSC

49.6

--

--

0.0

0.00

--

--

--