Những mốc đen trên Phố Wal

Tuesday, September 30, 2008 |

l

(Ảnh: AP)

Nhân sự kiện Phố Wall vừa chứng kiến một trong những phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử - 7%, hãy cùng tạp chí Time điểm lại 10 mốc đen trên thị trường chứng khoán Mỹ trong hơn một thập kỷ qua:

Ngày 27/2/2007

Mức giảm: 416 điểm (3,3%)

Sự giảm giá của cổ phiếu Trung Quốc cùng với những lo ngại về sự ổn định của thị trường trong nước và âm mưu ám sát Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney của lực lượng Taliban khi ông này đang thực hiện chuyến thăm Afghanistan đã đẩy TTCK Mỹ vào một phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ sau vụ tấn công ngày 11/9/2001.

Ngày 12/3/2001

Mức giảm: 436 điểm (4,1%)

Với quả “bong bóng” công nghệ vỡ tung và nền kinh tế suy giảm, TTCK Mỹ sụt giảm mạnh giữa lúc xuất hiện hàng loạt báo cáo doanh thu kém khả quan của doanh nghiệp. “Thủ phạm” chính là nhóm cổ phiếu công nghệ, trong khi các công ty blue-chip như J.P. Morgan và Pfizer cũng công bố kết quả kinh doanh kém.

Ngày 18/9/2008

Mức giảm: 449 điểm (4,1%)

Khoản vay 85 tỷ USD mà chính phủ Mỹ dành cho tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG không đủ để giải toả mối lo của nhà đầu tư về nguy cơ sự sụp đổ của Lehman Brothers có thể gây hiệu ứng đôminô trong ngành ngân hàng Mỹ. Khi chỉ số Dow Jones sụt giảm, các nhà đầu tư tìm kiếm lĩnh vực đầu tư an toàn hơn: vàng. Trong ngày, giá vàng đã tăng hơn 70 USD/ounce - mức tăng kỷ lục trong vòng 1 ngày.

Ngày 15/9/2008

Mức giảm: 504 điểm (4,4%)

Sau khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers nộp hồ sơ xin phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ và Bank of America thâu tóm Merrill Lynch, TTCK Mỹ lao dốc giữa những lo ngại về tương lai của tập đoàn bảo hiểm AIG.

Ngày 19/10/1987

Mức giảm: 508 điểm (22,6%)

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã mất hơn 1/5 tổng giá trị giao dịch trong ngày thứ Hai đen tối 19/10/1987 - mức sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1914. Một số nhà kinh tế đổ lỗi cho tâm lý đám đông, hệ thống máy tính, đồng đô-la yếu và tình trạng hỗn loạn trên thị trường quốc tế.

Ngày 31/9/1998

Mức giảm: 513 điểm (6,4%)

Một số cổ phiếu “hot” giúp tạo các đỉnh cho chỉ số Dow Jones vào cuối thập niên 90, như Yahoo! và America Online, đã lại kéo thị trường đi xuống. Giới phân tích coi đây đơn giản là một sự điều chỉnh của thị trường. Những cổ phiếu từng là mục tiêu săn đón của nhà đầu tư bắt đầu ngừng tăng giá, trở về với giá trị thực. Tuy nhiên, sự sụt giảm có nhanh hơn một chút so với dự đoán của đa số.

Ngày 27/10/1997

Mức giảm: 544 điểm (7,2%)

Phiên sụt giảm mạnh ngày 27/10/1997 của TTCK Mỹ xảy ra vào đúng thời điểm chỉ số Hang Seng trên thị trường Hồng Kông giảm 6%. Thực tế là Phố Wall đã phải ngừng giao dịch sớm 30 phút, theo Uỷ ban Giao dịch chứng khoán Mỹ, vì chỉ số Dow Jones đã sụt giảm ở ngưỡng “nguy hiểm” trước khi đến giờ đóng cửa thông thường của thị trường: 4 giờ chiều.

Ngày 14/4/2000

Mức giảm: 618 điểm (5,7%)

Sau khi có thông tin chỉ số giá tiêu dùng cơ bản tăng 0,4% - cao hơn dự đoán, giới đầu tư bán tháo cổ phiếu công nghệ, và việc này đã lan sang cổ phiểu nhóm ngành khác, khiến tất cả cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đồng loạt giảm, với tổng mức giảm gần 618 điểm, trong khi hầu như tất cả cổ phiếu của chỉ số Standard & Poor's 500 (trừ 16 cổ phiếu) cũng giảm giá. Từ thứ Hai đến thứ Sáu tuần đó, các nhà đầu tư đã mất tổng cộng 2 nghìn tỷ USD.

Ngày 17/9/2001

Mức giảm: 684 điểm (7,1%)

Sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001, thị trường sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên, sau khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Mỹ và Trung tâm giao dịch chứng khoán New York đóng cửa gần 1 tuần.

Ngày 29/9/2008

Mức giảm: 778 điểm (7,0%)

Việc Hạ viện Mỹ không thông qua khoản hỗ trợ tài chính 700 tỷ USD đã đẩy chỉ số Dow Jones vào motọ trong những ngày giảm điểm lớn nhất trong lịch sử: 778 điểm, tương đương 7%, khi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do lo ngại Quốc hội sẽ không thể giúp gì cho thị trường tín dụng đang gần như đóng băng của Mỹ.


0 comments: