Sàn TP HCM lập kỷ lục về giao dịch

Tuesday, September 23, 2008 |


Chỉ tăng khiêm tốn 6,01 điểm (1,3%) và tiến lên mức 465,87 điểm, song sáng nay, Vn-Index ghi dấu phiên kỷ lục về khối lượng giao dịch trong lịch sử 8 năm của thị trường chứng khoán, với 39,6 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng.

Ngay từ đầu phiên, đà tăng giá không còn mạnh mẽ như hôm qua, 22/9. Mức điểm âm của những "bậc đàn anh" như STB, SSI, VNM, HPG, SJS đã truyền bệnh cho những mã vừa và nhỏ khác. Nếu ở đợt đầu hôm qua, gần 100% mã đồng loạt tăng kịch trần hậu thuẫn cho Vn-Index an toàn bước lên mốc 450 thì hôm nay chỉ số này sau 30 phút giao dịch rơi 4,24 điểm, bảng điện tử phủ đầy sắc đỏ.

Tuy nhiên, sự khích lệ nằm ở chỗ khối lượng và giá trị tăng đột biến, gấp gần 3 lần so với cùng đợt hôm qua, với 15 triệu chứng khoán, đạt giá trị 524,6 tỷ đồng.

Thị trường ghi nhận phiên giao dịch sôi động, giằng co lên xuống quyết liệt và tính thanh khoản đạt mức cao. Ảnh: B.H.

Sàn TP HCM trong đợt khớp lệnh liên tục chứng kiến giao dịch sôi động và sự giằng co gay gắt giữa cung và cầu. Chính vì thế, Vn-Index từng bước hồi phục và hãm đà giảm, ngoi lên tham chiếu và nhanh chóng quay đầu từ giữa đợt 2.

Lực mua bỗng dưng tăng mạnh và đến từ những mã có giá trị vốn hóa lớn. Lần lượt STB, SSI, FPT, DPM, VNM tiếp nhận liên tục lệnh đặt mua ở giá trên tham chiếu và trần. Ở những mã khác, lệnh mua cũng tăng cường đẩy vào. Diễn biến thị trường trở nên sôi động và hào hứng với cảnh mua bán tấp nập, giải tỏa cơn khát hàng của bên mua trong phiên hôm qua. Cùng với tính thanh khoản được cải thiện, số mã xanh xuất hiện nhiều hơn và khối lượng giao dịch ở hầu hết các mã đều có sự bứt phá.

Một lượng hàng lớn muốn xả đã được tiêu thụ, khiến khối lượng giao dịch sau đợt 2 vọt lên 34,78 triệu chứng khoán, với gần 1.300 tỷ đồng.

Điểm hẹn bán ra chốt lời xuất hiện tạo một phiên giao dịch choáng ngợp về khối lượng. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường (tính cả thỏa thuận và khớp lệnh) hôm nay đạt mức kỷ lục với 39,6 triệu chứng khoán, vượt qua mức cao nhất từng được ghi nhận vào ngày 16/7/2008, với 38,6 triệu chứng khoán. Giá trị giao dịch toàn phiên đạt 1.400 tỷ đồng (mức cao nhất kể từ ngày 3/9).

Ông Nguyễn Hồng Nam, Phó tổng giám đốc công ty chứng khoán SSI nhận định, Vn-Index liên tục có sự điều chỉnh, trồi lên sụt xuống ngay trong phiên hôm nay đã tạo cơ hội cho người mua có được cổ phiếu ưng ý và người bán có cơ hội chốt lời, khiến khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Ngoài ra, những bất ổn tình hình tài chính Mỹ đã tìm được lối ra, hâm nóng lại niềm tin của nhà đầu tư trong nước. Chưa kể, những tín hiệu tích cực từ yếu tố vĩ mô, mà biểu hiện cụ thể nhất là mức tăng CPI tháng 9 cả nước hãm lại, đã phản ứng tích cực vào thị trường hôm nay.

Toàn phiên có 61 mã tăng, 22 cổ phiếu đứng giá và 81 mã giảm. VPL cùng BMC có mức tăng 5 điểm, PVD cùng VIC tiến thêm 4 điểm.

STB hôm nay có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường với 4,78 triệu cổ phiếu. Một loạt các mã khác có giá trị giao dịch từ 2,5 triệu đến 1,4 triệu cổ phiếu, như HPG, SAM, SSI, FPT, VTO, VIP.

Sau hai phiên đẩy mạnh bán ra, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tăng cường mua vào. Cụ thể, khối này gom 9,2 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, bán ra gần 3,2 triệu chứng khoán.

Chỉ số HaSTC-Index của sàn Hà Nội hôm nay cũng trải qua một phiên đi lên với mức tăng 2,18 điểm (1,45%), chốt ở 152,62 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường gấp 6 lần phiên hôm qua, với 19,9 triệu chứng khoán, tương ứng giá trị 685 tỷ đồng.

Nợ ngập đầu, nguy cơ phá sản cận kề nhưng BBT vẫn có hàng chục nghìn cổ phiếu giao dịch mỗi phiên. Các chuyên gia cho rằng cổ đông lớn đang thâu tóm nhằm tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Tính từ đầu tháng 9 đến nay, cổ phiếu BBT trải qua 4 phiên tăng, 10 phiên giảm, bình quân có gần 40 nghìn cổ phiếu được chuyển nhượng mỗi ngày, hiện ở mức giá 5.600 đồng, giảm 3.200 đồng so với thời điểm bị "treo giò" (ngày 10/7).

Chuyên gia tài chính, Thạc sỹ Đinh Thế Hiển dự đoán lệnh mua vào có thể xuất phát từ những nhà đầu tư có ý định tăng tỷ lệ sở hữu. Chính vì thế, họ sẽ gom hết số cổ phiếu bán tháo của nhà đầu tư nhỏ lẻ muốn thoát khỏi những rối ren đã và đang xảy ra tại công ty này. Tính thanh khoản của BBT do vậy vẫn được duy trì.

Nhà đầu tư cho rằng, những cổ đông lớn của BBT đã mua vào cổ phiếu này trong thời gian qua, ngoài việc giữ cho giá không rớt quá sâu còn nhằm mục đích thâu tóm. Ảnh: H.P.

Theo lý giải của ông Hiển, đối tượng thâu tóm nhìn thấy được triển vọng và tên tuổi của công ty có thị phần lớn và gần như độc quyền về sản phẩm bông y tế trên thị trường. Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, thương hiệu sẵn có. Giá lại quá rẻ. Chỉ cần giải quyết bài toán nợ và tái cấu trúc lại công ty, Bông Bạch Tuyết sẽ không mất quá nhiều thời gian để trỗi dậy và phát triển trở lại.

Công ty Dệt may Gia Định là cổ đông đại diện cho phần vốn Nhà nước của BBT, sở hữu 30% vốn điều lệ, có 3 thành viên nằm trong Hội đồng quản trị BBT.

Đại hội cổ đông ngày 14/7, 4 ngày sau khi cổ phiếu bị treo giò, đưa ra phương án phát hành 8,16 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng nhằm giải quyết bài toán tài chính công ty. Nhưng phương án này đã gặp phải sự kháng cự của nhiều cổ đông, trong đó có cổ đông lớn Dệt may Gia Định. Đại diện phần vốn Nhà nước đề nghị xem xét lại thời điểm phát hành cũng như thay đổi Ban lãnh đạo.

Do vậy, ông dự đoán thành phần này sẽ thâu tóm cổ phiếu BBT qua từng phiên giao dịch, có thể chính những người đã đưa ra và ủng hộ phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trình tại đại hội cổ đông. Khi mức sở hữu vượt qua Dệt may Gia Định, họ sẽ ra mặt và có quyền thông qua các vấn đề quan trọng tại công ty mà không nhất thiết phải có sự chấp thuận của đại diện phần vốn Nhà nước.

Phó tổng giám đốc công ty chứng khoán SSI, ông Nguyễn Hồng Nam cho rằng, hàng loạt thông tin xấu về Bông Bạch Tuyết khiến giá cổ phiếu này trở nên quá rẻ và phù hợp với một số đối tượng nhà đầu tư. Ông Nam cũng dự đoán những lệnh mua vào những phiên vừa qua có thể từ những cổ đông lớn, cổ đông chiến lược của BBT nhằm ngăn chặn đà bán tháo và sự tuột dốc sâu của giá cổ phiếu.

"Thị trường của Bông Bạch Tuyết khá tuyệt vời. Trong kinh doanh, có thị trường là có tất", Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, trưởng khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học ngân hàng TP HCM nhận định. Chính vì nhận thấy tiềm năng của BBT nên nhiều nhà đầu tư sẵn sàng cất giữ cổ phiếu này mà không sợ sẽ trở thành tờ giấy trắng không đáng đồng nào.

Bởi lẽ, theo tiến sĩ Dương bản chất vụ việc Bông Bạch Tuyết không phải là những khoản lỗ, dự án tồi, khiếm khuyết thị trường, máy móc thiết bị, mà BBT "chết" vì nhân tố định lượng, tức sự điều hành của Ban lãnh đạo công ty. Còn khi nào nút thắt này được gỡ vẫn là câu hỏi bõ ngõ.

Luật sư Trần Vũ Hải (Công ty Luật Hà Nội) khẳng định hoàn toàn có khả năng mua thâu tóm trong lĩnh vực chứng khoán, vốn đã và đang xảy ra. Tuy nhiên, những cổ đông lớn khi thực hiện giao dịch đều phải báo cáo lên HOSE hoặc HASTC. Nhưng thời gian qua thị trường không có những thông tin này. Theo dự đoán của ông Hải, có thể những cổ đông lớn nhờ người thân, bạn bè mua hộ, đến khi đủ số lượng cổ phần chi phối, họ sẽ thỏa thuận mua lại và làm áp lực đối với Dệt may Gia Định về phương án phát hành cổ phiếu.

Với giới đầu tư, đánh những cổ phiếu sắp "chết" cũng có sự thú vị riêng. Dù mạo hiểm nhưng nếu tình hình BBT được cải thiện, giá mua được hiện nay dưới 6.000 đồng hiện nay sẽ lời to. Với những nhà đầu tư lướt sóng thì cổ phiếu yếu, trung bình hay blue-chip cũng đều trong tầm ngắm lướt của họ, chính vì vậy không loại trừ người bán hôm nay chính là người mua hôm trước.

Chị Nguyệt Anh, sàn Rồng Việt lại cho rằng nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ không mặn mà mua vào cổ phiếu BBT những phiên vừa qua. Bởi lẽ thị trường đang có không ít những mã rẻ, công ty lại có kết quả kinh doanh tốt, cổ phiếu có tính thanh khoản thì không lý do gì nhà đầu tư bỏ tiền vào mua BBT vốn có quá nhiều vấn đề tồn đọng, tình hình tài chính bất ổn. Chính những cổ đông công ty mua vào để giữ cho giá không bị rớt sâu.

Trong 2 năm 2006, 2007, công ty Bông Bạch Tuyết có mức lỗ tương ứng 8,4 tỷ và 6,8 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm nay, công ty này lỗ tiếp 4,537 tỷ đồng. Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là kết thúc niên độ kế toán năm, nếu vẫn tiếp tục lỗ, BBT sẽ bị ngừng niêm yết trên HOSE. Hoạt động sản xuất tại công ty ngưng trệ kể từ ngày 12/7, ngân hàng liên tục gửi công văn đòi nợ.



Thị trường chứng khoán ngày 23/9 tiếp tục chứng kiến phiên giao dịch sôi động với nhiều diễn biến khá ấn tượng trong phiên.

Trước giờ mở cửa, thông tin về thị trường chứng khoán tiếp tục được giới đầu tư quan tâm bởi thời gian gần đây, chứng khoán Việt Nam đã có những phản ứng khá gần với thị trường thế giới cũng là một phần ảnh hưởng tới tâm lý giao dịch trong thời điểm hiện nay.

Giao dịch đợt 1 hôm nay, diễn ra bất ngờ với lượng cung tăng mạnh khi đã có đến hơn 15 triệu đơn vị được giao dịch chỉ trong 30 phút đầu tiên, giá trị là 524,66 tỷ đồng. Trước sức bán ra tăng mạnh, VN-Index đảo chiều giảm nhẹ 4,24 điểm (tương đương giảm 0,92%) xuống còn 455,62 điểm.

Sang đợt khớp lệnh liên tục, giao dịch khá giằng co. Ngoài việc đánh giá tình hình bên ngoài, yếu tố nội tại cũng được xem là thông tin hỗ trợ đáng kể khi việc công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2008 của cả nước chỉ còn tăng 0,18% và là tháng tăng thấp nhất từ đầu năm tới nay.

Sự chuyển biến khá mạnh diễn ra ở nửa cuối đợt khớp lệnh liên tục khi đến lượt bên mua chiếm ưu thế, cổ phiếu lại đồng loạt đổi màu xanh, VN-Index đã có lúc tăng trên 10 điểm, nhưng kết thúc đợt 2, VN-Index còn tăng 5,95 điểm (tức tăng 1,29%) lên 465,81 điểm.

Khối lượng giao dịch lúc này đã tăng mạnh với gần 35 triệu đơn vị được giao dịch, giá trị là 1.261,92 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3 và cũng đóng cửa thị trường phiên này, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng thêm 6,01 điểm (tương đương tăng 1,31%) lên 465,87 điểm. Đây cũng là phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này.

Gây ấn tượng mạnh hơn cả là khối lượng giao dịch, cụ thể tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ phiên này đạt mức cao nhất từ trước đến nay khi đã có đến hơn 38,55 triệu đơn vị được chuyển nhượng với giá trị là 1.390,46 tỷ đồng.

So với khối lượng và giá trị khá thấp phiên trước đó (gần 7,6 triệu đơn vị, giá trị là 293,2 tỷ đồng) thì phiên này cả 2 đại lượng này đều đã tăng khoảng 5 lần.

Phiên này, tình trạng cổ phiếu đồng loạt tăng giá kịch trần như 2 phiên trước đó đã không còn. Trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết, đã có 61 mã tăng giá (với 25 mã tăng kịch trần), 22 mã giữ mức giá tham chiếu và 81 mã giảm giá (trong đó cóc 49 mã giảm sàn).

Nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn trên sàn phiên này có 2 mã giảm giá là STB của Sacombank (-400 đồng xuống 25.000 đồng/cp) và SSI của Chứng khoán Sài Gòn (-2.500 đồng xuống 54.000 đồng/cp), 2 mã này đã không đứng vững trước sức bán quá mạnh.

Các cổ phiếu còn lại như DPM của Đạm Phú Mỹ, FPT của Tập đoàn FPT, HPG của Hoà Phát, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, PVD của PV Drilling, VIC của Vincom, VPL của Vinpearl JSC, VNM của Vinamilk là các mã tăng giá giúp VN-Index tiếp tục lên điểm trong khi số mã giảm giá là áp đảo hơn.

Khối lượng giao dịch phiên này trong nhóm dẫn đầu vẫn là các mã Blue-chips như STB (4,78 triệu cp), HPG (2,55 triệu cp), DPM (2,06 triệu cp), SAM (2,02 triệu cp), SSI (1,82 triệu cp), VTO (1,43 triệu cp), REE (1,4 triệu cp)...

Chi tiết giao dịch ngày 23/9:
(Đơn vị giá: 1.000đ, Đơn vị KL: 1 CP)

Mã CK

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Giá đóng cửa

Thay đổi

%Thay điỉu

Khối lượng

ABT

37.1

35.3

35.3

-1.8

-4.85

28,300

ACL

44

40.3

42

-0.4

-0.94

30,230

AGF

27.2

25.2

25.2

-1.3

-4.91

75,450

ALP

15.8

14.5

15.8

0.7

4.64

186,660

ALT

33

32

33

1.1

3.45

1,860

ANV

43.6

41

43.6

2

4.81

193,830

ASP

14.3

13.4

14

-0.1

-0.71

58,000

BBC

23.4

21.2

23.4

1.1

4.93

257,860

BBT

5.8

5.6

5.6

-0.2

-3.45

21,650

BHS

18.5

17.1

18

0

0.00

31,270

BMC

108

104

108

5

4.85

187,860

BMI

30.9

28.1

30.7

1.2

4.07

200,650

BMP

51

46.5

46.5

-2.3

-4.71

86,310

BPC

14

13.5

13.9

0

0.00

17,750

BT6

58

53.5

53.5

-2

-3.60

15,150

BTC

38

34.8

38

1.4

3.83

110

CAN

13.3

12.4

13.2

0.5

3.94

62,090

CII

36

32.6

34.3

0

0.00

185,990

CLC

21.7

20

20

-1

-4.76

11,390

CNT

22.5

21.5

21.5

-1.1

-4.87

28,520

COM

33.8

33.8

33.8

-1.7

-4.79

9,930

CYC

18.2

17

18.2

0.8

4.60

124,490

DCC

15.5

14.8

14.8

-0.7

-4.52

33,440

DCL

58.5

58.5

58.5

-3

-4.88

67,410

DCT

12.9

12

12.2

-0.1

-0.81

299,280

DDM

31.6

30.1

30.1

-1.5

-4.75

192,960

DHA

25

23

25

0.8

3.31

71,540

DHG

139

133

136

3

2.26

72,820

DIC

21

19.7

19.8

-0.9

-4.35

59,170

DMC

71

67.5

68

-3

-4.23

26,600

DNP

13.8

12.7

12.7

-0.6

-4.51

84,970

DPC

14.9

13.5

14.9

0.7

4.93

7,560

DPM

60

55.5

58.5

1

1.74

2,065,620

DPR

62

58.5

62

1

1.64

111,340

DQC

34.9

33.2

33.2

-1.7

-4.87

150,690

DRC

36.9

34.5

36.9

1.7

4.83

89,610

DTT

14.9

13.5

13.5

-0.7

-4.93

13,570

DXP

27

24.8

26.5

0.4

1.53

78,690

DXV

12.5

11.8

11.8

-0.6

-4.84

49,120

FBT

19.3

19

19.3

0.9

4.89

301,080

FMC

15

14.4

14.4

-0.7

-4.64

203,580

FPC

22.8

21.7

22.8

0

0.00

5,400

FPT

95

87

94

3.5

3.87

1,258,580

GIL

20

18.5

18.5

-0.9

-4.64

139,240

GMC

22.9

21.5

21.5

-1.1

-4.87

10,120

GMD

56.5

51.5

55.5

1.5

2.78

178,100

GTA

13.8

13.2

13.3

-0.5

-3.62

23,330

HAP

27.7

25.5

26.5

0

0.00

253,540

HAS

16.6

15.8

15.8

-0.8

-4.82

111,240

HAX

26.2

24.4

25.2

-0.1

-0.40

15,940

HBC

26

24.7

24.7

-1.3

-5.00

73,810

HBD

13

12.6

12.6

-0.6

-4.55

10,900

HDC

36

33.8

36

0.6

1.69

21,970

HMC

25.8

23.9

24.8

-0.2

-0.80

178,610

HPG

60

56

58.5

1

1.74

2,547,580

HRC

50

45.9

50

2.3

4.82

124,630

HSI

21.3

20.3

21

-0.3

-1.41

21,340

HT1

17.5

16.2

16.2

-0.8

-4.71

184,520

HTV

15.9

14.9

14.9

-0.7

-4.49

97,000

ICF

12.5

11.5

11.6

-0.5

-4.13

138,160

IFS

13

12

12.6

0

0.00

42,080

IMP

93.5

93.5

93.5

4

4.47

65,480

ITA

57.5

55

56

-1.5

-2.61

270,990

KDC

58

55.5

56.5

-1.5

-2.59

209,710

KHA

16.9

16.1

16.1

-0.8

-4.73

45,860

KHP

13.9

13.7

13.7

-0.7

-4.86

260,390

KMR

14.8

13.7

13.7

-0.7

-4.86

131,790

L10

15.8

14.4

15.7

0.6

3.97

18,920

LAF

23.4

21.2

23

0.7

3.14

154,100

LBM

29.5

27

27.9

-0.2

-0.71

260,590

LGC

42.5

41.6

41.6

-2.1

-4.81

26,740

LSS

17.5

16

16

-0.8

-4.76

136,230

MAFPF1

5

4.8

5

0

0.00

46,240

MCP

14.8

14.1

14.8

0

0.00

33,500

MCV

17.7

17.1

17.1

-0.9

-5.00

232,340

MHC

15.5

14.9

14.9

-0.7

-4.49

188,740

MPC

16.4

15

16.4

0.7

4.46

769,840

NAV

18.2

17

17.1

-0.7

-3.93

85,100

NHC

45.4

43.2

44

-1.4

-3.08

17,680

NKD

59

55.5

56.5

-1.5

-2.59

14,300

NSC

30

29

29.5

0.4

1.37

58,290

NTL

60.5

56

60

2

3.45

287,810

PAC

42.8

42.7

42.8

2

4.90

104,100

PET

25.8

23.5

23.5

-1.1

-4.47

394,900

PGC

14.6

13.4

14.1

0

0.00

168,450

PIT

19.6

18

18.2

-0.7

-3.70

69,020

PJT

17

16.2

16.2

-0.8

-4.71

73,800

PMS

23.8

22.7

23.8

0

0.00

1,550

PNC

13.7

13.3

13.6

0.3

2.26

5,450

PPC

30.8

29.4

30.8

1.4

4.76

506,260

PRUBF1

5.1

4.9

5

-0.1

-1.96

135,710

PVD

89.5

85.5

89.5

4

4.68

650,200

PVT

18.3

17.5

18.3

0.8

4.57

841,480

RAL

37.2

35

37

1.5

4.23

76,380

REE

43.2

39.2

41.2

0

0.00

1,405,150

RHC

25.5

24.4

24.4

-1.2

-4.69

6,300

RIC

21.7

19.8

21.7

0.9

4.33

40,270

SAF

24.9

23.7

23.7

-1.2

-4.82

9,860

SAM

25.7

23.4

23.8

-0.8

-3.25

2,022,200

SAV

16.3

15.2

15.9

0

0.00

40,050

SBT

12.6

11.6

12.2

0.2

1.67

807,040

SC5

38

36.3

36.3

-1.9

-4.97

153,870

SCD

22.3

21.3

22

-0.3

-1.35

3,210

SDN

27.8

25.3

25.3

-1.3

-4.89

1,810

SFC

49.6

45.2

45.2

-2.1

-4.44

12,360

SFI

58

53

57.5

2

3.60

165,540

SFN

12.8

12

12.8

0.5

4.07

12,130

SGC

18.3

17.4

18.3

0

0.00

13,750

SGH

92

92

92

4

4.55

4,230

SGT

36.6

34.9

35.8

0.9

2.58

267,980

SHC

46.2

42

44.1

0

0.00

19,130

SJ1

18.7

17.9

17.9

0

0.00

1,460

SJD

16.3

15.5

15.5

-0.8

-4.91

87,370

SJS

111

101

106

0

0.00

289,960

SMC

35

32.7

34.2

-0.1

-0.29

92,670

SSC

26

24

25.5

0.5

2.00

40,060

SSI

58

54

54

-2.5

-4.42

1,822,110

ST8

33.4

33.3

33.3

1.4

4.39

21,490

STB

26.5

24.5

25

-0.4

-1.57

4,780,250

SZL

60

60

60

-3

-4.76

5,830

TAC

55

50.5

52

-1

-1.89

226,280

TCM

15

14.3

14.3

-0.7

-4.67

245,600

TCR

14.8

13.5

14.2

0.1

0.71

40,060

TCT

111

103

109

3

2.83

33,570

TDH

47.5

44.1

44.1

-2.3

-4.96

130,720

TMC

33.1

30.4

32

0.2

0.63

30,580

TMS

42

41.6

41.6

-2.1

-4.81

11,210

TNA

22.9

21.6

21.7

-1

-4.41

21,980

TNC

15.5

14.3

15

0

0.00

142,660

TPC

13.7

13.3

13.3

-0.6

-4.32

40,470

TRC

64.5

62.5

64.5

3

4.88

159,180

TRI

17.2

16.5

17.2

0.8

4.88

45,430

TS4

14.8

14.7

14.8

0.7

4.96

89,290

TSC

63.5

59

62

0

0.00

81,690

TTC

13.8

13.2

13.2

-0.6

-4.35

22,250

TTF

26.1

23.8

24.9

0

0.00

156,640

TTP

24.9

22.8

24.8

1

4.20

465,470

TYA

18.2

17.5

18.2

0.8

4.60

386,510

UIC

15.5

14.8

14.8

-0.7

-4.52

101,450

UNI

24.3

22.3

24

0.6

2.56

92,330

VFC

16.5

15.8

15.8

-0.8

-4.82

41,590

VFMVF1

11.8

10.9

11.7

0.3

2.63

871,240

VFMVF4

6.9

6.5

6.7

-0.1

-1.47

204,210

VGP

27.4

26.9

27.4

1.3

4.98

41,070

VHC

32.8

32.5

32.8

1.5

4.79

143,540

VHG

16

14.8

14.9

-0.6

-3.87

67,940

VIC

90

87

90

4

4.65

82,530

VID

12.6

12

12

-0.6

-4.76

210,460

VIP

18.1

16.5

17.3

0

0.00

1,196,070

VIS

33.3

30.4

33.3

1.4

4.39

58,920

VKP

13.8

13.3

13.3

-0.7

-5.00

158,970

VNA

38

34.9

36

-0.7

-1.91

425,830

VNE

12.8

11.8

12.3

0

0.00

304,940

VNM

104

95

102

2.5

2.51

243,000

VNS

27.7

26.4

26.4

-1.3

-4.69

91,100

VPK

11.4

10.9

11.4

0

0.00

24,400

VPL

117

113

117

5

4.46

222,590

VSC

69

69

69

3

4.55

81,780

VSG

21.9

20.9

20.9

-1.1

-5.00

42,210

VSH

32

29.5

30.7

-0.1

-0.32

335,710

VTA

11.7

10.9

11.7

0.3

2.63

33,100

VTB

18.3

17.1

18.2

0.3

1.68

4,920

VTC

15.7

14.5

14.5

-0.5

-3.33

11,160

VTO

18.5

17.1

17.1

-0.8

-4.47

1,434,940

ATPVietnam