Giá dầu giảm mạnh: Nhận diện “thủ phạm”

Tuesday, November 18, 2008 |

Giá dầu thế giới đang liên tục diễn biến theo chiều đi xuống, đóng cửa ở mức 54,95 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 17/11 tại thị trường New York. So với mức đỉnh 147,27 USD/thùng ngày 11/7, giá dầu hiện đã giảm 63%.


Người biểu tình mang biểu ngữ "WB là thủ phạm giá dầu tăng" bên ngoài Sở Giao dịch Chứng khoán Indonesia, ngày 19/6/2008, giữa lúc giá dầu thế giới đã vượt qua ngưỡng 100 USD/thùng
Nhiều người vẫn cho rằng, sự giảm tốc của kinh tế thế giới là lý do khiến giá dầu đi xuống nhanh tới mức này. Nhưng trên thực tế, câu chuyện có lẽ không phải là như vậy.

Vụ phá sản của một công ty bán khống dầu

Vào ngày 11/7, khi giá dầu đạt đỉnh cao lịch sử 147,27 USD/thùng, SemGroup, một công ty phân phối xăng dầu lớn có trụ sở ở Tulsa, bang Oklahoma của Mỹ, chỉ cần cầm cự thêm khoảng một tuần nữa là kiếm được 5 tỷ USD tiền lời nhờ chiến thuật bán khống. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, SemGroup đã phá sản.

Câu chuyện của SemGroup có thể được tóm tắt như sau:

Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, các nhà đầu cơ dầu lửa kỳ hạn ở Mỹ và London vẫn tranh nhau mua vào vì không tin rằng giá dầu sắp đạt đỉnh. Ở thời điểm đó, thậm chí có nhiều dự báo cho rằng giá dầu sẽ đạt 200 USD/thùng trong năm nay.

Tuy nhiên, SemGroup dự báo, giá dầu sắp đạt đỉnh. Do đó, họ đã thực hiện chiến thuật bán khống với khối lượng lớn.

Chiến thuật này có thể lý giải như sau: SemGroup đặt lệnh bán ra hàng triệu thùng dầu giao kỳ hạn mà công ty này không hề có trong tay. Sau đó, nếu giá dầu giảm thật, SemGroup sẽ mua dầu vào với mức giá rẻ hơn đó để giao hàng, đồng thời bỏ túi phần chênh lệch giữa mức giá thấp này với mức giá cao mà họ bán khống dầu trước đó.

Sau khi SemGroup đặt lệnh bán khống, giá dầu vẫn tăng. 3 ngày sau khi giá dầu đạt đỉnh và vẫn có khả năng sẽ lập thêm kỷ lục mới, Sở Giao dịch Hàng hoá New York (NYMEX) yêu cầu SemGroup phải nộp thêm tiền ký quỹ bù vào phần thua lỗ để giữ hợp đồng.

Không thể huy động được vốn, chỉ một ngày sau đó, SemGroup phải bán lại toàn bộ hợp đồng bán khống dầu của mình cho bộ phận ngân hàng đầu tư của Barclays. Thua lỗ 2,4 tỷ USD trong vụ này, SemGroup rơi vào cảnh phá sản.

Ngay sau khi SemGroup phải bán lại hợp đồng, giá dầu bắt đầu “rơi tự do” do các nhà giao dịch dầu lửa ở khắp nơi, bao gồm các quỹ đầu cơ, các ngân hàng và các quỹ lương hưu, bán tháo các hợp đồng kỳ hạn. Trường hợp của SemGroup cho thấy, tính toán sai thời điểm trong việc bán ra sẽ gây thảm hoạ.

Với số tiền thua lỗ kể trên, có lẽ SemGroup đã bán khống ít nhất 100 triệu thùng dầu thô, gấp 5 lần lượng dầu thô sẵn có trên thị trường Mỹ ở bất kỳ thời điểm nào. Nếu SemGroup mua lại lượng dầu mà họ đã bán khống trên thị trường mở, giá dầu có lẽ đã tiếp tục tăng với tốc độ tên lửa, khiến cơn sốt dầu còn tăng nhiệt thêm nữa. Nhưng thật may cho người tiêu dùng là Barclays đã mua lại hợp đồng bán khống của SemGroup.

Với sự “ra đi” của SemGroup và những vụ bán khống quy mô lớn tương tự cũng không còn được thực hiện ở các công ty khác, thị trường dầu mất hẳn một nguồn lực đẩy tăng giá. Tuy nhiên, sự mất giá của dầu còn bắt nguồn từ nhiều lý do khác.

“Thủ phạm” USD


Như trên đã nói, giá dầu hiện đã giảm tới 63% so với kỷ lục hồi tháng 7. Nhưng rõ ràng, nhu cầu dầu của thế giới không giảm nhiều đến thế.

Thực tế cho thấy, giá dầu không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu. Giá dầu là sản phẩm của một sự pha trộn phức tạp và liên tục biến động giữa hoạt động của giới đầu cơ, sản lượng dầu, thời tiết, chính sách của các chính phủ, kinh tế toàn cầu, thậm chí cả quãng đường mà người Mỹ lái xe trong một khoảng thời gian nào đó…

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay cũng là một “đòn chết người” đối với giá dầu.

Trong giai đoạn đầu của khủng hoảng, đồng USD suy yếu so với Euro, nhưng khi khủng hoảng vượt ngoài tầm kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, thị trường lại chuyển sang “ưu ái” đồng tiền này. Do dầu được giao dịch bằng đồng USD, khi tỷ giá USD tăng, giá dầu phải giảm xuống và ngược lại.

Tuy nhiên, cho tới nay, đồng Euro mới chỉ mất giá 20% so với USD, nhưng giá dầu lại mất giá tới 63%. Như vậy có nghĩa là, đồng USD cũng phải là “thủ phạm” của toàn bộ sự trượt dốc của giá dầu thô, mà mới chỉ là một phần của câu chuyện.

“Thủ phạm” chứng khoán

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã chao đảo mạnh khi những thông tin về các vụ giải cứu các tổ chức tài chính và ngân hàng xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông.

Khi giá dầu bắt đầu giảm, các nhà đầu cơ phải nộp thêm tiền ký quỹ cho sở giao dịch để giữ hợp đồng. Nhưng đúng lúc này, tất cả các danh mục đầu tư của giới đầu tư cùng đồng loạt co lại vì mọi các thị trường cùng đi xuống. Do đó, các nhà đầu cơ dầu lửa giá lên buộc lòng phải phải bán ra hợp đồng.

Mặt khác, do để đầu tư vào thị trường hàng hoá, trong đó có dầu, giới đầu tư đều vay nợ nhiều và chỉ thực sở hữu một phần giá trị khối lượng dầu mà họ mua, nên khi thua lỗ, các nhà đầu cơ phải xoay sở mọi cách để trả nợ. Giá dầu càng giảm, giới đầu cơ càng phải bán ra mạnh để bù đắp những thua lỗ này hoặc để cắt lỗ, vì cùng lúc, các danh mục đầu tư khác của họ cũng trượt dốc theo.

Khi sự sụt giảm trên tất cả các thị trường vượt quá tầm kiểm soát, nhà đầu tư nào cũng muốn làm một việc duy nhất: thanh lý tất cả các hợp đồng. Thua lỗ trên thị trường chứng khoán thậm chí còn buộc cả những nhà đầu tư có danh mục đa dạng và muốn giữ các hợp đồng hàng hoá đầu cơ giá lên để đề phòng lạm phát cũng phải bán ra những hợp đồng này.

Có nhà quan sát ví von, cuộc khủng hoảng tài chính là mồi lửa, còn những nỗ lực bán ra để bù lỗ là nguồn xăng tiếp cho mồi lửa này. Một phản ứng dây chuyền đã xảy ra khi giới đầu tư trên thị trường dầu chứng kiến tiền của họ biến mất trong danh mục đầu tư “vàng đen” và tất cả các danh mục khác.

Vấn đề cung - cầu?


Với sự xuất hiện của khủng hoảng tín dụng, các ngân hàng thắt chặt cho vay, khiến những nhà đầu tư lớn quan tâm tới việc giữ các hợp đồng đầu cơ giá lên cũng không thể huy động được vốn để nộp tiền ký quỹ.

Thậm chí cả các ngân hàng đầu tư cũng thực hiện bán ra các hợp đồng dầu lửa kỳ hạn để thoát nợ. Sự đổ vỡ của các tổ chức tài chính lớn cũng đóng góp trực tiếp vào sự trượt dốc của giá dầu.

Trong những năm gần đây, nhiều quỹ giao dịch hàng hoá của một số ngân hàng lớn như quỹ Phibro của Citigroup đã “gặt hái” lớn từ hoạt động đầu tư trên thị trường hàng hoá. Điều này cho thấy, các ngân hàng chính là những tổ chức đầu cơ dầu giá lên và có thể chính họ đã góp phần tạo ra giá dầu cao.

Tuy nhiên, với sự đổ vỡ của những ngân hàng này, cùng với việc giá dầu vốn đã giảm, các ngân hàng buộc phải thanh lý các hợp đồng này, khiến giá dầu càng giảm sâu hơn.

Mặt khác, trước đây, giá dầu có thể đã tăng vì nỗi lo ngại lạm phát và nhu cầu dầu gia tăng của thế giới, thì nay, giá dầu giảm cũng vì nỗi sợ hãi về sự hãm phanh đột ngột của kinh tế toàn cầu. Tựu chung, cơ chế của sự sụt giảm giá dầu này vẫn là hoạt động bán tháo ồ ạt của giới đầu cơ.

Ai đó có thể đặt câu hỏi: Vậy vấn đề cung cầu đóng vai trò gì đối với sự sụt giảm của giá dầu? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể chỉ có ở trong những cuốn sách giáo khoa về kinh tế.

Có lẽ cuộc khủng hoảng tín dụng sẽ phần nào làm giảm nhu cầu dầu của thế giới ở một mức độ nào đó, nhưng không đủ sức để khiến giá dầu giảm quá nửa như vậy. Đúng là suy thoái đang gõ cửa kinh tế thế giới, và thực tế này có thể khiến giá dầu còn giảm sâu hơn, nhưng nỗi lo ngại này không phải là toàn bộ câu chuyện phía sau sự sụt giảm của giá dầu.

Tới đây, cần ghi chú thêm rằng, không phải vì kinh tế thế giới thịnh vượng mà giá dầu tăng gấp đôi trong vòng một năm, để đạt mức đỉnh 147,27 USD/thùng ngày 11/7 vừa qua.

(Theo Time)

Phố Wall tiếp tục bị cuốn theo cơn làn sóng bán tháo cổ phiếu của nhà đầu tư trước thông tin bất lợi về cắt giảm nhân sự tại Citigroup, cũng như khả năng Chính phủ can thiệp để cứu General Motor (GM).

Sau phiên hôm qua 17/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 2,63%, xuống còn 8.273,58 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 trượt dốc 2,58%, hiện có giá trị 850,75 điểm. Chỉ số Nasdaq kết thúc ngày giao dịch tại 1.482,05, thấp hơn phiên trước 2,29%.

Quốc hội Mỹ đang tranh cãi liệu có nên thông qua kết hoạch sử dụng thêm 25 tỷ đôla để giải các đại gia trong ngành công nghiệp sản xuất xe hơi. Trước đó GM, Ford, và Chrysler đã nhận được 25 tỷ đôla từ Chính phủ. Nguồn tiền trên đến từ quỹ 700 tỷ đôla dự định bơm vào các ngân hàng. Chính quyền của Tổng thống Bush phản đối việc dùng tiền từ nguồn dành cho ngân hàng để hỗ trợ ba công ty trên. Theo họ, việc tài trợ này phải do Bộ Năng lượng đảm trách. Cuộc bỏ phiếu thông qua kế hoạch trên sẽ được thực hiện vào thứ tư.

Trước diễn biến trên, tổng thống mới đắc cử Barack Obama vào chủ nhật vừa qua cho hay, hỗ trợ cho ba đại gia sản xuất xe hơi là cần thiết, tuy nhiên việc làm này cần được thực hiện theo một kế hoạch dài hơi, chứ không chỉ đơn thuần là viết các tờ séc khống.

Để đối phó với khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế, Citigroup, ngân hàng có mạng lưới dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới, cho hay sẽ rút bớt 50 nghìn việc làm nhằm hạ chi phí hoạt động. Theo ngân hàng này, nếu số nhân sự trên được cắt giảm, họ sẽ hạ được 20% chi phí. Goldman Sachs, một ngân hàng hàng đầu khác, vào cuối tuần thông báo cả 7 giám đốc điều hành, bao gồm cả tổng giám đốc, đã lựa chọn không nhận tiền hoặc cổ phiếu thưởng trong năm nay do tập đoàn đang gặp nhiều khó khăn vì khủng hoảng.

Không đồng loạt giảm điểm như thị trường Mỹ và Châu âu, chứng khoán châu Á phân hóa khá rõ trệt trong phiên giao dịch đầu tuần. Ảnh: Smartstockmarket.com.

Tập đoàn tài chính UBS tuyên bố sẽ không có thưởng cho các giám đốc điều hành trong năm nay. Bên cạnh đó, hãng cũng không trả thưởng cho Chủ tịch trong năm tới. Thậm chí các giám đốc điều hành sẽ bị phạt nếu công ty làm ăn thất bát trong năm 2009.

Ngày đầu tuần, lại thêm một chỉ báo kinh tế cho thấy nước Mỹ đang rơi vào suy thoái. Chỉ số New York Empire State của hoạt động sản xuất trong khu vực giảm 0,2 điểm xuống còn âm 25,4 điểm trong tháng 10. Tuy kết quả trên vẫn khá hơn dự đoán nhưng vẫn là thấp nhất trong 7 năm trở lại đây.

Từ nay đến cuối tuần, giới kinh doanh sẽ còn đón nhận các báo cáo về giá cả sản xuất và tiêu dùng, cấp phép xây nhà mới, các chỉ số dẫn dắt của nền kinh tế, cũng như kết quả cuộc họp cuối cùng trong năm 2008 của Ngân hàng Trung ương.

Chứng khoán châu Á mở đầu tuần mới với sự phân hóa khá rõ rệt giữa các thị trường lớn. Tại Nhật Bản, bất chấp tin xấu, tăng trưởng kinh tế âm 1% trong quý III, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,71%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc cũng lên 2,22%.

Đi theo một chiều hướng khác, chỉ số Hang Seng của Hong Kong và KOSPI của Hàn Quốc lần lượt bị trừ 0,1% và 0,91%.

Tại châu Âu, phiên giao dịch đầu tuần diễn ra trong không khí khá ảm đạm khi cổ phiếu tại cả ba thị trường lớn trong khu vực đều ngập trong sắc đỏ. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 2,38%. Chỉ số DAX của Đức sụt 3,25%. Chỉ số CAC 40 của Pháp bị trừ 3,32%.

Tính tới 9h50 sáng nay 18/11, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,96%. Chỉ số Hang Seng giảm 2,31%. Chỉ số KOSPI giảm 1,83%. Chỉ số Shanghai Composite mất 1,48%

Câu chuyện mua cổ phiếu quỹ của STB nhận được sự e ngại của nhà đầu tư về tính khả thi của kế hoạch này. Thế nhưng, việc HOSE đồng ý cho STB mua vượt 10% đã phần nào lắng dịu những khúc mắc có liên quan.

Trong khoảng thời gian 18/11-18/12, Sacombank sẽ mua lại 25 triệu cổ phiếu phổ thông (chiếm 4,88% vốn điều lệ) làm cổ phiếu quỹ. Theo quy định của luật chứng khoán, trong mỗi ngày giao dịch, tổ chức niêm yết chỉ được phép đặt lệnh với khối lượng tối thiểu là 3% và tối đa là 5% khối lượng trong đơn đăng ký. Như vậy, số cổ phiếu quỹ được đặt lệnh tối thiểu ở mỗi phiên là 750.000, tối đa ở mức 1.250.000.

Tuy nhiên, điều luật cũng quy định: "Trường hợp mua lại cổ phiếu quỹ, khối lượng mua lại không vượt quá 10% khối lượng giao dịch của cổ phiếu đó trong ngày giao dịch liền trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch cổ phiếu quỹ".

Kể từ đầu tháng 11 đến nay, bình quân mỗi phiên có khoảng 3,4 triệu cổ phiếu STB được chuyển nhượng. Chiếu theo nội dung này, STB chỉ có thể gom vào chưa đến 8 triệu cổ phiếu (10% x 3.400.000 x 23 ngày đăng ký giao dịch), nếu giả thiết khối lượng giao dịch mã này ổn định ở mức 3,4 triệu cổ phiếu một phiên. Nếu có đột biến như ngày 6/11, lên 7,2 triệu thì số lượng mua vào của STB trong 1 tháng đăng ký cũng không cán nổi đích đến 25 triệu cổ phiếu, mà chỉ có 16,5 triệu (10% x 7.200.000 x 23 ngày giao dịch).

Chính vì vậy, kể từ khi ngân hàng Sacombank công bố thông tin mua 25 triệu cổ phiếu quỹ trong vòng một tháng, nhiều nhà đầu tư sau khi nhẩm tính đã nhận thấy kế hoạch này khó có thể hoàn thành.

Do vậy, để đảm bảo số lượng cổ phiếu đã đăng ký, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM đã cho phép STB mua vượt 10% trên cơ sở đề nghị của tổ chức niêm yết. Trường hợp của STB không phải ngoại lệ, vào giữa đầu tháng 10, HOSE cũng đã chấp thuận cho VIC được phép mua cổ phiếu quỹ vượt 10%.

Sức cầu thấp ngay cả khi thị trường đón nhận những thông tin hỗ trợ như giảm giá xăng, lãi suất cho vay dồn dập tạo đáy. Vn-Index hôm nay hứng chịu thêm một phiên tuột dốc với mức sụt 4,36 điểm (1,26%), còn lại 340,69 điểm.

Ngập ngừng trong quyết định gom hàng, bên mua đã không hấp thụ hết lượng cầu tung ra. Không thể khác hơn, chỉ số chứng khoán sàn TP HCM trượt thêm 6,44 điểm sau 30 phút khởi động. STB, VIC, PPC khá khẩm nhất trong nhóm 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất HOSE khi đứng ở mức giá tham chiếu. Thanh khoản co hẹp lại khi chỉ vẻn vẹn 2 triệu chứng khoán chuyển nhượng, trị giá chưa đến 60 tỷ đồng.

Vn-Index hôm nay giảm phiên thứ hai liên tiếp. Ảnh: Đ.Q.

Không khí trầm lắng kéo dài sang đợt khớp lệnh liên tục, các mã chứng khoán ngập chìm trong sắc đỏ trước nguồn cung hàng áp đảo. Điểm sáng của phiên thuộc về danh mục các cổ phiếu nhỏ và vừa, giá tầm 20.000 đồng trở xuống như CAN, CLC, LAF, NAV... trong khi đa số blue-chip bổ nhào xuống mức điểm âm. Tuy nhiên, về gần cuối đợt 2, VNM cùng STB giằng co gay gắt khi bật xanh tăng điểm, lượng cung ngay lập tức được bồi đắp kéo 2 mã này lùi về tham chiếu, đè bẹp hy vọng về một phiên đảo chiều. Hết đợt 2, đà rơi của Vn-Index hãm lại với số điểm mất đi chỉ còn 3,53, tuy nhiên, giao dịch chỉ ở mức xấp xỉ cùng đợt hôm qua, với 7,8 triệu chứng khoán, tương đương 196,3 tỷ đồng.

Gần 40 mã đi lên trong đợt khớp lệnh cuối cũng chỉ đủ sức giúp Vn-Index hãm đà giảm và ấn định mức chung cuộc, 340,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 12,1 triệu chứng khoán, trị giá 363,7 tỷ đồng.

Kết phiên, có 45 cổ phiếu tăng, 24 mã đứng và 101 mã đi xuống. Trong nhóm blue-chip, VNM, VIC, PPC rực sáng khi bật dậy vào cuối phiên, nhích nhẹ 0,4-0,5 điểm. STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch, đạt 2,15 triệu cổ phiếu, kế đến là SSI (923.090 cổ phiếu), TCM (656.270 cổ phiếu).

Nhà đầu tư Ngọc Hà, sàn SSI chia sẻ, tâm lý nhà đầu tư hiện không còn quá bi quan như các lần thị trường sụt giảm trước đây. Thay vào đó là động thái nghe ngóng tình hình, cũng như dò ngưỡng hỗ trợ của Vn-Index để xác định thời điểm mua vào hợp lý nhất. Bởi lẽ, một câu hỏi đang thường trực trong suy nghĩ nhà đầu tư "Mua vào lúc này đã phù hợp chưa?".

Ông Ken Tai Chee Ming, Chuyên gia phân tích kỹ thuật công ty chứng khoán Kim Eng Singapore cho biết, các nỗ lực vực dậy nền tài chính của chính phủ các quốc gia đang bắt đầu phát huy tác dụng, Hội nghị thượng đỉnh G20 là một minh chứng. Trong hội nghị này, các quốc gia thông qua gói cứu trợ tài chính 1.000 tỷ USD cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Theo ông, Vn-Index sẽ tiếp tục đi ngang trong giai đoạn sắp tới với các mức hỗ trợ nằm tại 313 điểm và 334 điểm và các mức kháng cự nằm tại 388 điểm và 400 điểm. Khi thị trường đi ngang sẽ tạo ra những cơ hội đầu tư ngắn hạn từ việc mua vào ở các ngưỡng hỗ trợ và bán ra ở các ngưỡng kháng cự. Ông Ken Tai khuyến nghị, nhà đầu tư nên hướng vào những cổ phiếu có tính thanh khoản cao với một tỷ lệ vừa phải trên vốn để phòng ngừa rủi ro.

"Trật nhịp" với diễn biến sàn TP HCM, HaSTC-Index trên sàn Hà Nội chốt phiên 18/11 tại 111,38 điểm sau khi tổng quỹ được cộng thêm 1,03 điểm (0,93%). Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 7,5 triệu chứng khoán, tương đương 233,5 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia chứng khoán nước ngoài, mức giá đang khá rẻ của các cổ phiếu ngân hàng (NH) Việt Nam là cơ hội rất tốt để bỏ vốn và khi nền kinh tế phục hồi, lĩnh vực NH sẽ ấm lên đầu tiên.

Ông Adrian Cundy, Trưởng nhóm nghiên cứu của VinaSecurities cho rằng, chỉ số P/E của chứng khoán Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 10 lần so với con số 20 - 25 của hai năm trước. Vì vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít thị trường đem lại cơ hội tốt cho nhà đầu tư (NĐT) lúc này. Vẫn theo ông Adrian Cundy, hiện có nhiều NH chất lượng cao của Việt Nam đã và chuẩn bị niêm yết, NĐT không nên để TTCK phục hồi mới đi tìm cơ hội.

Adrian Cundy cho rằng, thanh khoản của TTCK Việt Nam sẽ rất tốt trong những năm tới khi kinh tế toàn cầu nói chung khả quan hơn. Sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ kéo theo tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính Việt Nam, dự kiến ngành này đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 10% vào năm 2010. Các NH sẽ tăng cường cho doanh nghiệp vay vốn và từ đó cũng đạt lợi nhuận cao khi các doanh nghiệp này đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, các NH Việt Nam hiện nay cần gia tăng nguồn thu từ dịch vụ, không nên trông chờ chủ yếu vào lợi nhuận từ mảng cho vay thuần tuý.

Tổng giám đốc Dịch vụ Tài chính cá nhân của ANZ, ông Philip Crouch đưa ra nhận định, hoạt động của ngành NH Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển hết tiềm năng. Chỉ mới có 10% người dân Việt Nam sử dụng dịch vụ tài chính NH và tập trung chủ yếu vào hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM. Do đó, còn rất nhiều cơ hội cho các tập đoàn tài chính nước ngoài.

Còn ông Kelvin Lee, Giám đốc điều hành VinaSecurities cho rằng, nhiều người tiêu dùng Việt Nam có tài khoản NH, nhưng vẫn ít giao dịch nên rất cần các biện pháp gia tăng dịch vụ để kích cầu thị trường.

Theo ông Philip Crouch, mặc dù năm 2008, các NH phải trả chi phí gấp đôi cho các khoản vốn huy động, đồng thời hạn chế cho vay ra do ảnh hưởng bởi các chính sách thắt chặt tín dụng; thế nhưng, hoạt động của ANZ ở Việt Nam vẫn duy trì và đạt được mức tăng trưởng tốt. Điều này chứng tỏ lĩnh vực tài chính - NH của một thị trường mới nổi như Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội thu lợi nhuận cao. Chiến lược cạnh tranh của ANZ trong quá trình khai thác thị phần và tiếp cận khách hàng là kết hợp với NH bản địa, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu.

"Ở Việt Nam, hoạt động của ngành NH rất tốt và còn nhiều cơ hội để đầu tư, nhất là những NH mới nổi lên trong 2 năm qua. Với khoảng 85 triệu dân số hiện nay thì số lượng NH hiện hữu trên thị trường Việt Nam vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của người dân", ông Philip nhấn mạnh và cho biết thêm, cạnh tranh trong lĩnh vực NH Việt Nam sẽ khá gay gắt trong tương lai. Nhưng bức tranh hoạt động của nó lại rất sáng sủa khi thị trường ổn định.

Giám đốc điều hành Vinacapital, ông Andy Ho cho rằng, Vinacapital luôn quan tâm đặc biệt đến ngành tài chính - NH, đặc biệt là khi giá cổ phiếu NH hiện đã giảm sâu và khá rẻ so với 2 năm trước. Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN), Việt Nam có đủ tiềm lực để hỗ trợ về khả năng thanh khoản cho hệ thống NH. "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách ổn định thị trường tiền tệ để chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2009 và những năm tiếp theo. Những dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể trong năm tới và đây là một thị trường trong số ít thị trường đem lại nhiều cơ hội tốt cho NĐT", ông Andy Ho cho biết thêm.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn đối với hệ thống NH của Việt Nam và các nhà ĐTNN khi có ý định đầu tư vào lĩnh vực trên. Bên cạnh những ảnh hưởng của các chính sách thắt chặt tín dụng chưa hoàn toàn được nới lỏng, ngành NH trong nước đang lệ thuộc quá nhiều vào dịch vụ truyền thống là huy động và cho vay. Đối với các NH nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường tài chính - NH Việt Nam, việc tìm được nguồn nhân lực tài chính cấp cao là một thách thức không nhỏ. (Nguồn: ĐTCK, 18/11)

Mới đây một hội nghề nghiệp đã có ý định xếp hạng các công ty chứng khoán (CTCK) với mục đích giúp nhà đầu tư có địa chỉ mở tài khoản an toàn, chất lượng dịch vụ tốt. Tính khả thi của ý tưởng này đến đâu?

Trên TTCK Việt Nam hiện có gần 100 CTCK đi vào hoạt động. Thời điểm ra đời, quy mô vốn và thành phần cổ đông sáng lập khác nhau dẫn đến chất lượng dịch vụ của mỗi CTCK cũng rất khác nhau. Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh như hiện nay, vấn đề an toàn về tài chính cũng như chất lượng dịch vụ trong hoạt động của mỗi CTCK đang được đặt ra.

Còn nhớ, hồi đầu năm 2008, thị trường rộ lên câu chuyện đây đó có CTCK lạm dụng tài khoản của nhà đầu tư để mua bán chứng khoán. Mới đây, lại xảy ra "lời qua, tiếng lại" giữa CTCK và cơ quan quản lý xung quanh việc chậm trễ chuyển tài khoản nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý. Trong khi CTCK kêu khó vì công nghệ cao và vốn đầu tư lớn thì cơ quan quản lý lại khẳng định làm được. Trên thực tế, có những công ty đã kết nối thành công. Như vậy, không phải lý do khách quan, mà câu chuyện nằm ở ý muốn của mỗi CTCK.

Vì những lý do trên, không ít nhà đầu tư cho rằng, việc xếp hạng CTCK là đòi hỏi chính đáng, một mặt giúp nhà đầu tư tìm được địa chỉ mở tài khoản an toàn, có chất lượng dịch vụ tốt, mặt khác buộc các công ty phải thực hiện nghiêm quy định của cơ quan quản lý.

Ở góc độ CTCK, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT CTCK VNDirect cho biết, tại nhiều nước cũng có những giải thưởng như: CTCK niêm yết tốt nhất, có dịch vụ tốt nhất, có quan hệ nhà đầu tư tốt nhất… Việc xếp hạng, phân loại CTCK là cần thiết, nhằm lành mạnh hóa thị trường.

Cùng chung quan điểm với bà Hương, ông Hà Huy Toàn, Tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, nếu thực hiện được phân loại CTCK theo loại 1, loại 2, loại 3 thì rất tốt, vì minh bạch là một trong những tiêu chí cốt lõi của kinh tế thị trường.

Mặc dù là cần thiết, nhưng theo bà Hương, điều quan trọng nhất là đưa ra tiêu chí phù hợp để xếp hạng, phân loại CTCK. Làm thế nào đảm bảo công bằng khi đưa ra đánh giá? Điều thứ hai là cơ quan đánh giá phải độc lập, thực hiện việc đánh giá phải đảm bảo minh bạch, công tâm, có đủ đội ngũ nhân lực để làm một cách bài bản.

Theo ông Toàn, tiêu chí đưa ra để phân loại CTCK khó có thể thẩm định được. Chẳng hạn, về doanh thu, lợi nhuận (trừ CTCK đã niêm yết bắt buộc phải công bố thông tin theo Luật Chứng khoán), UBCK không công bố và các CTCK không đưa ra. Về mức độ an toàn, ai là người thẩm định và đưa ra kết luận? Còn về chất lượng dịch vụ, các công ty không cùng một mặt bằng, nên khó có thể so sánh. Hiện đang xảy ra tình trạng chạy đua giành khách hàng, miễn phí môi giới tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các CTCK. Vậy nên nhìn nhận tình trạng này là dịch vụ tốt cho nhà đầu tư hay cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường?

Tuy nhiên, việc phân loại CTCK cũng có những cách nhìn nhận rất khác nhau. Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam, vào thời điểm này, chưa nên thực hiện việc phân loại CTCK. Các CTCK vừa thành lập, lâu nhất mới là 8 năm, theo quy định, CTCK đều phải đáp ứng quy mô vốn tối thiểu 300 tỷ đồng, vậy lấy tiêu chí gì để phân loại CTCK? Các ngân hàng với bề dày hoạt động vài chục năm cũng chưa làm được việc này. Đối với lĩnh vực tài chính phi ngân hàng như CTCK lại càng phải thận trọng.

Phía đơn vị dự kiến thực hiện việc phân loại CTCK cho biết, có thể đưa ra các tiêu chí như: mức độ tuân thủ việc chuyển tiền nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý, năng lực tài chính của CTCK, chất lượng dịch vụ dựa trên ý kiến khách hàng…

Mặc dù chưa có sự phân loại chính thức của một cơ quan, tổ chức nào nhưng dựa trên thị phần môi giới từ trước đến nay, nhà đầu tư vẫn định ra nhóm công ty hàng đầu được thành lập từ lâu với kinh nghiệm tư vấn và môi giới. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đến nay trên thị trường đã có những xáo trộn đáng kể về thị phần môi giới cũng như chất lượng dịch vụ. Việc đưa ra bảng xếp hạng CTCK cần tiến hành thận trọng trên cơ sở khách quan, độc lập, tiêu chí rõ ràng, dễ thực hiện kiểm chứng vì lợi ích nhà đầu tư và sự phát triển bền vững của TTCK.(Nguồn: ĐTCK, 18/11)

Mặc dù nền kinh tế trong nước năm 2008 gặp không ít khó khăn nhưng đại diện một số ngân hàng ngoại có mặt tại Việt Nam cho rằng, tăng trưởng của các ngân hàng này vẫn rất ổn. Các ngân hàng ngoại cũng đều rất lạc quan về sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam.

Theo ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, hiện các ngân hàng Việt Nam đã có những chính sách ổn định thị trường và đây có thể đang là giai đoạn ổn định để chuẩn bị cho sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Mặc dù đều kỳ vọng vào thị trường Việt Nam nhưng phương hướng phát triển của các ngân hàng ngoại cũ và mới vào Việt Nam đang có sự phân hướng khác nhau.

Ngân hàng ANZ đã bước chân vào Việt Nam khá lâu, ông Philip Crouch, Tổng giám đốc dịch vụ tài chính cá nhân của ANZ đánh giá, hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng. Chỉ mới có 10% dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng và chỉ tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM. Do đó, thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các tập đoàn tài chính nước ngoài.

Ông Kelvin Lee, Giám đốc điều hành Vina Securities cũng cho rằng, hiện chỉ có khoảng 0,5% người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng và việc giao dịch qua tài khoản cũng chưa nhiều. Do đó, cần có biện pháp để gia tăng tiện ích của ngân hàng cho dân chúng.

Theo ông Philip Crouch, thị trường ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn, nhưng ANZ cũng đang nỗ lực để làm cho "phần bánh" của mình to hơn. Để tiếp tục phát triển tại Việt Nam, ANZ đã có những phương thức khác nhau, nhưng có hai chiến lược chính trong tiếp cận khách hàng là liên kết với ngân hàng địa phương và xây dựng thương hiệu. "Ở Việt Nam, hoạt động của ngành ngân hàng rất tốt và còn nhiều cơ hội để đầu tư, nhất là đầu tư vào những ngân hàng mới nổi lên trong 2 năm qua…", ông Philip Crouch cho biết.

Ông Tomaso Andreatta, Trưởng đại diện Ngân hàng Intesa SanPaolo của Ý (vừa mới mở văn phòng đại diện tại Việt Nam) thì cho biết, hiện tại nhà băng này chưa có kế hoạch cho việc mở ngân hàng con tại Việt Nam do những chi phí phát sinh khi mở ngân hàng con, nhưng Intesa SanPaolo sẽ tập trung vào cung cấp các dịch vụ bán buôn và dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo ông Tomaso, các ngân hàng quốc tế khác đã vào Việt Nam từ rất lâu, họ có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc khai thác thị trường, nhưng trong năm nay có thể họ sẽ dừng lại và chờ đợi. Trong khi đó, các ngân hàng mới lại rất hào hứng tham gia vào thị trường Việt Nam, cung cấp vốn cho các dự án có tính khả thi cao được thực hiện trong thời gian ngắn, hay cung cấp vốn cho các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng của Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam.

Đại diện cao cấp, Phó chủ tịch Ngân hàng Commerzbank của Đức (văn phòng đại điện tại Việt Nam, Lào và Campuchia), ông Peter Born nhận định, sẽ có ít ngân hàng theo đuổi việc thành lập ngân hàng con tại Việt Nam như các ngân hàng đã được cấp phép, bởi vì việc này cần nhiều vốn, nhiều nguồn lực trong khi thị trường đã trở nên khá cạnh tranh và Commerzbank vẫn tiếp tục tập trung vào lĩnh vực mạnh là ngân hàng bán buôn.

Theo đánh giá của ông Andrian Cundy, Trưởng nhóm nghiên cứu của VinaSecurities, hiện tại chưa có nhiều ngân hàng con được mở tại Việt Nam và trong giai đoạn này sẽ không có nhiều đơn vị đi theo con đường này, mà xu hướng mua cổ phần của các ngân hàng nội địa sẽ là chủ đạo. Các ngân hàng ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang tìm kiếm các cơ hội tại Việt Nam cũng có những định hướng tương tự.

Ông Tomaso Andreatta cũng nói rằng, năm 2007, kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao và mọi người kỳ vọng sẽ có nhiều tiền để thực hiện các dự án cùng một lúc, nhưng khủng hoảng kinh tế đã không biến kỳ vọng này thành hiện thực. Tuy nhiên, khủng hoảng vừa là viên thuốc đắng vừa có những hữu ích, bởi các nhà đầu tư sẽ không thể nóng vội mà phải chọn lọc dự án để thực hiện cho hiệu quả. Ông Tomaso hy vọng, các ngân hàng bán buôn sẽ tìm thấy nhiều dự án khả thi để tiếp tục rót vốn vào Việt Nam.(Nguồn: ĐTCK, 18/11)

Trong bài viết mới đăng trên tờ Project Syndicate, 2008, Nhà kinh tế học Mỹ, GS Joseph E.Stiglitz, người đã được giải Nobel Kinh tế 2001, đã nhận xét rằng, với sự lan rộng của cuộc khủng hoảng "Made in USA" thì các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển lại chịu hiểm nguy nhiều hơn là chính nước Mỹ phải chịu.

Theo GS Joseph E.Stiglitz, thế giới đang lấn sâu vào một cuộc khủng hoảng toàn cầu và toàn diện, có khả năng là một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 1/4 thế kỷ trở lại đây, mà cũng có thể là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng.

"Giờ thì cuộc khủng hoảng đã lan rộng, và có thể nhìn thấy trước, rằng nó còn lan toả và hoành hành mạnh ở các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển - những nền kinh tế mà sức đề kháng kém hơn. Thật đáng để lưu tâm, rằng nước Mỹ - tâm bão tài chính - sẽ vẫn là nơi trú ẩn an toàn nhất đối với những người cầm tiền trong bối cảnh này. Có thể đảm bảo một điều rằng những gì mà chính phủ Mỹ đảm bảo cho giới tài chính luôn chắc chắn hơn một đảm bảo tương tự từ một nước thuộc thế giới thứ 3", GS Joseph E.Stiglitz nhận xét.

Theo GS, khi nước Mỹ dùng tới cả tiền tiết kiệm của thế giới để giải quyết vấn đề khủng hoảng của mình, rõ ràng khủng hoảng sẽ lan rộng và tăng cấp, và thương mại, thu nhập quốc dân của mỗi nước, rồi giá nguyên vật liệu đầu vào... sẽ bị tác động tiêu cực và tệ hại thay cho các các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển - đó lại là thế mạnh tạo tăng trưởng của họ.

Nói cách khác, thế mạnh tạo tăng trưởng của các các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển đang và sẽ bị cuộc khủng hoảng "Sản xuất tại Hoa Kỳ" ăn mòn tệ hại, đặc biệt là các nền kinh tế có quan hệ thương mại, đầu tư gần gũi với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, GS Joseph E.Stiglitz có cho rằng, những nước chưa tự do hoá dòng vốn hoàn toàn, như Trung Quốc chẳng hạn, sẽ đỡ bị tác động hơn vì họ không bị cuốn theo từng cú ra chiêu của ông Henry Paulson ở Mỹ.

GS Joseph E.Stiglitz cũng nhắc đến một thực tế đáng buồn hiện nay là đang có nhiều nước đã phải viện tới sự giúp đỡ không lấy gì làm dễ chịu từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dù biết rằng đi kèm gói trợ cứu tài chính luôn là những gì đó tương tự như mất công bằng trên trường quốc tế. Bởi trong khi các nước phát triển cố tạo ảnh hưởng, ghi dấu ấn riêng vào IMF và các chính sách của
định chế này, thì các nước viện tới sự trợ giúp của IMF lại là người phải áp dụng các chính sách ấy.

Chứng khoán tiếp tục có phiên giao dịch ảm đạm với 60% chứng khoán niêm yết trên sàn giảm giá, Vn-Index theo đó tiếp tục mất điểm phiên thứ 2 liên tiếp.

Đà giảm điểm khá mạnh phiên trước đó đồng thời đón nhận những tin tức không mấy khả quan từ thị trường chứng Mỹ khi kết thúc phiên giao dịch vừa qua, thị trường này tiếp tục đi xuống

Theo đó, kết thúc giao dịch đợt 1 hôm nay, chỉ số VN-Index đã tiếp tục giảm 6,56 điểm (tương đương giảm 1,9%) xuống còn 338,49 điểm. Lượng giao dịch vẫn không có biến động gì nhiều trong đợt 1 này với hơn 2 triệu chứng khoán được chuyển nhượng, giá trị là gần 51 tỷ đồng.

Trong suốt đợt khớp lệnh liên tục, có những chuyển biến tích cực hơn tuy nhiên thị trường vẫn không thể đảo chiều khi giao dịch vẫn yếu ớt, đợt 2 kết thúc với số điểm mất đi chỉ còn 3,53 điểm (tức giảm 1,02%) xuống còn 341,52 điểm. Khối lượng giao dịch sau đợt 2 này cũng chỉ có hơn 7,8 triệu chứng khoán được giao dịch, giá trị là 196,38 tỷ đồng.

Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa kết thúc phiên giao dịch hôm nay, chung cuộc chỉ số VN-Index giảm 4,36 điểm (tương đương giảm 1,26%) đóng cửa ở mức 340,69 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh thành công của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tăng nhẹ so với phiên trước đó nhưng vẫn đứng ở mức thấp với hơn 10 triệu chứng khoán được chuyển nhượng với giá trị là 251,35 tỷ đồng. Như vậy chỉ tăng hơn 10% về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua.

Hôm nay, sàn GDCK Tp Hồ Chí Minh tiếp tục có thêm cổ phiếu mới niêm yết là cổ phiếu LCG của CTCP Licogi 16, công ty này đưa vào niêm yết 13,6 triệu cổ phiếu với giá tham chiếu ngày hôm nay là 60.000 đồng/cp.

Như vậy hiện tại sàn GDCK Tp Hồ Chí Minh đã có 170 mã chứng khoán niêm yết trong đó có 166 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ. Trong số chứng khoán này, đã có 44 mã tăng giá (trong đó có 10 mã tăng giá trần), 101 mã giảm giá (với 21 mã giảm sàn), 24 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch là SGH của CTCP Khách sạn Sài Gòn.

Nhóm những cổ phiếu có mức vốn hoá lớn cũng có những chuyển biến nhất định khi có 3 mã tăng giá trở lại là VNM của Vinamilk (+500 đồng lên 85.500 đồng/cp), VIC của Vincom (+500 đồng lên 78.500 đồng/cp) và PPC của Nhiệt điện Phả Lại (+400 đồng lên 23.500 đồng/cp).

Các mã trong nhóm này như HPG của Hoà Phát, FPT của Tập đoàn FPT, DPM của Đạm Phú Mỹ, PVF của Tài Chính Dầu khí... vẫn tiếp tục giảm giá. STB của Sacombank trong ngày đầu tiên của thời hạn mua 25 triệu cổ phiếu quỹ đã giảm nhẹ (-100 đồng xuống 23.100 đồng/cp).

Nhóm tăng giá phiên này còn một số mã khác đáng chú ý như: TCM của Dệt may Thành Công, KDC của Kinh Đô, BMI của Bảo Minh, NKD của Kinh Đô miền Bắc, TTP của Nhựa Tân Tiến, LSS của Mía đường Lam Sơn...

Cổ phiếu mới lên sàn LCG chung cảnh giảm hết 20% biên độ khi bị bán tháo ngay ngày đầu giao dịch như một số mã niêm yết mới gần đây. Cụ thể mã này giảm 12.000 đồng, được khớp ở mức 48.000 đồng/cp và chỉ có 20 cổ phiếu được giao dịch trong khi dư bán ở mức nửa triệu cổ phiếu giá sàn.

Về khối lượng giao dịch của các mã, STB vẫn thanh khoản tốt nhất (2,15 triệu cp), sau đó là SSI (0,92 triệu cp), TCM tăng mạnh đứng thứ 3 (0,66 triệu cp). Còn một số mã cổ phiếu Blue-chips có khối lượng giao dịch khá thấp so với mức bình quân như HPG (0,3 triệu cp), DPM (0,33 triệu cp), PVF (0,22 triệu cp), REE (0,21 triệu cp)...

Chi tiết giao dịch ngày 18/11:
(Đơn vị giá: 1.000đ; Đơn vị KL: 1 cp)

Mã CK

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Giá đóng cửa

Thay đổi

%Thay đổi

Khối lượng

ABT

28.5

28

28

0.1

0.36

17,470

ACL

27.8

26.5

27.8

0.0

0.00

4,450

AGF

17

16.5

16.9

0.1

0.60

20,680

ALP

9.6

9.2

9.5

0.0

0.00

36,770

ALT

23.8

23.8

23.8

-1.2

-4.80

490

ANV

23.5

23

23.5

-0.1

-0.42

180,230

ASP

10.7

10.4

10.6

-0.1

-0.93

21,770

BAS

11.4

11.4

11.4

-0.5

-4.20

820

BBC

15.5

15

15.1

-0.4

-2.58

21,850

BBT

5.8

5.8

5.8

0.0

0.00

9,230

BHS

14

13

14

0.6

4.48

6,930

BMC

76

74

74

-3.5

-4.52

30,320

BMI

18.4

18.2

18.4

0.2

1.10

3,780

BMP

33.8

32.3

32.3

-1.5

-4.44

12,250

BPC

11.6

11.5

11.6

0.1

0.87

2,610

BT6

56

56

56

-0.5

-0.88

2,000

BTC

24.5

23.6

23.6

-1.2

-4.84

1,550

CAN

12.1

12.1

12.1

0.5

4.31

24,060

CII

27.2

25.5

27.2

0.6

2.26

24,970

CLC

19.4

19.4

19.4

0.9

4.86

11,880

CNT

11.5

11.5

11.5

-0.1

-0.86

11,560

COM

33.5

31.9

31.9

-1.6

-4.78

1,720

CYC

12.3

11.8

11.8

-0.5

-4.07

3,960

DCC

11.9

11.6

11.6

-0.3

-2.52

11,300

DCL

33.5

32.4

32.4

-1.7

-4.99

31,130

DCT

9.5

9.2

9.5

0.2

2.15

19,560

DDM

16

15.4

16

-0.2

-1.23

61,290

DHA

20.5

20

20.5

0.0

0.00

24,460

DHG

114

113

113

-5.0

-4.24

50,370

DIC

16.5

16.1

16.3

-0.4

-2.40

2,600

DMC

56.5

54

56.5

0.0

0.00

41,860

DNP

10.1

9.8

10.1

0.1

1.00

2,710

DPC

10.7

10.7

10.7

-0.5

-4.46

830

DPM

40.6

39.8

39.8

-1.2

-2.93

335,100

DPR

34

32.7

33

-1.3

-3.79

19,380

DQC

18.5

17.7

18

-0.6

-3.23

39,860

DRC

20.5

20

20.2

-0.6

-2.88

32,060

DTT

10.9

10.5

10.9

0.4

3.81

800

DXP

24.6

23.6

24.2

-0.4

-1.63

8,870

DXV

7.7

7.5

7.7

-0.1

-1.28

23,800

FBT

15.2

14.9

14.9

-0.5

-3.25

1,090

FMC

12.3

11.5

12.2

0.2

1.67

6,730

FPC

19

19

19

0.0

0.00

10

FPT

57.5

56

56.5

-1.5

-2.59

198,890

GIL

15.4

15

15

-0.4

-2.60

13,190

GMC

15

14.9

14.9

-0.7

-4.49

4,660

GMD

34.5

34.2

34.2

-1.8

-5.00

83,170

GTA

9

8.6

9

0.4

4.65

3,780

HAP

21

20.5

20.7

-0.3

-1.43

26,340

HAS

12

11.6

11.9

-0.1

-0.83

8,210

HAX

17.7

17.7

17.7

0.8

4.73

9,820

HBC

17.9

17.3

17.5

-0.4

-2.23

13,830

HBD

11

11

11

-0.4

-3.51

5,000

HDC

23.5

22.5

23

0.1

0.44

9,930

HLA

19.9

19.5

19.8

-0.1

-0.50

5,210

HMC

14

13.5

14

0.0

0.00

13,200

HPG

32.7

31.5

31.7

-1.0

-3.06

305,000

HRC

32

31

32

0.0

0.00

57,990

HSI

12.8

12.3

12.7

-0.1

-0.78

6,510

HT1

14

13.7

14

0.0

0.00

16,850

HTV

10.1

9.6

10

-0.1

-0.99

1,730

ICF

8.6

8.4

8.4

-0.4

-4.55

39,750

IFS

8.4

8.3

8.3

-0.3

-3.49

10,430

IMP

70

68.5

70

1.0

1.45

5,240

ITA

29.9

29

29.3

-0.7

-2.33

103,690

KDC

31.6

30.9

31.6

1.5

4.98

94,180

KHA

14

13.8

13.9

-0.1

-0.71

19,000

KHP

11.3

10.8

11.2

0.1

0.90

13,640

KMR

7.4

7

7.3

0.2

2.82

82,680

KSH

16.4

16.4

16.4

-0.8

-4.65

8,770

L10

12

12

12

-0.4

-3.23

600

LAF

12.5

12.3

12.5

0.1

0.81

45,040

LBM

19

18.4

18.5

-0.7

-3.65

35,950

LCG

48

48

48

-12.0

-20.00

20

LGC

16.8

15.8

16.5

-0.1

-0.60

8,680

LSS

15.6

14.5

15.6

0.6

4.00

6,620

MAFPF1

4.2

4

4.2

0.0

0.00

19,960

MCP

16

15

15.6

-0.9

-5.45

17,170

MCV

11

10.8

11

-0.1

-0.90

26,660

MHC

10.3

10

10.1

-0.2

-1.94

44,100

MPC

12.1

12

12

-0.4

-3.23

36,900

NAV

14.2

14

14.2

0.6

4.41

80,000

NHC

42

40.5

42

0.0

0.00

1,400

NKD

32.3

31

32.3

1.3

4.19

4,930

NSC

26.5

25.3

26.5

-0.1

-0.38

4,010

NTL

39

38

38

-1.8

-4.52

30,440

OPC

33

33

33

-1.7

-4.90

2,230

PAC

40.9

39.1

40.9

1.6

4.07

2,900

PET

17

16.5

16.6

-0.6

-3.49

82,610

PGC

11.4

10.9

11.2

0.0

0.00

21,040

PIT

14.4

13.9

14

-0.4

-2.78

19,180

PJT

13

12.1

13

0.5

4.00

24,660

PMS

18.3

18.3

18.3

-0.9

-4.69

10

PNC

11

10.5

10.5

-0.5

-4.55

8,470

PPC

23.5

22.3

23.5

0.4

1.73

83,910

PRUBF1

4.1

4

4.1

0.0

0.00

35,510

PVD

71.5

69.5

69.5

-2.0

-2.80

175,240

PVF

20

19.5

19.7

-0.5

-2.48

215,310

PVT

17.7

17.3

17.6

0.0

0.00

84,750

RAL

29.5

28.2

29.5

0.0

0.00

2,810

REE

24.1

23.3

23.9

0.0

0.00

214,090

RHC

21

20.9

21

0.0

0.00

1,910

RIC

19.3

18.6

19

-0.5

-2.56

13,120

SAF

19.7

18.5

19.7

0.9

4.79

2,260

SAM

16.8

16.6

16.6

-0.3

-1.78

335,290

SAV

12.5

12.3

12.5

-0.3

-2.34

20,860

SBT

9.8

9.6

9.7

-0.1

-1.02

129,200

SC5

28.8

28.2

28.2

-0.5

-1.74

1,830

SCD

16.1

15.9

15.9

-0.2

-1.24

4,150

SDN

17.4

16.2

17.1

0.5

3.01

3,580

SFC

35

35

35

-1.0

-2.78

20

SFI

45.6

44

44.5

-1.1

-2.41

4,950

SFN

10.8

10.1

10.1

-0.2

-1.94

2,240

SGC

12.7

12.7

12.7

0.2

1.60

10

SGH





0

SGT

24.3

24.2

24.2

-0.7

-2.81

12,070

SHC

23.6

23.5

23.5

-1.0

-4.08

3,460

SJ1

16

15.5

15.5

-0.3

-1.90

750

SJD

14.3

14

14.2

-0.1

-0.70

16,280

SJS

73

70.5

73

0.0

0.00

86,530

SMC

22

21.1

22

-0.2

-0.90

10,780

SSC

21.6

20.1

21.6

1.0

4.85

2,490

SSI

32.5

31.8

32

-1.4

-4.19

923,090

ST8

25.9

24.9

25.1

-1.1

-4.20

8,050

STB

23.3

22.7

23.1

-0.1

-0.43

2,153,190

SZL

56.5

55.5

56.5

0.5

0.89

21,060

TAC

27.1

26.5

26.9

-0.7

-2.54

60,260

TCM

11.6

11.1

11.3

0.2

1.80

656,270

TCR

10.2

10

10.2

0.2

2.00

1,770

TCT

85

82

83

-1.0

-1.19

2,480

TDH

34.5

33.2

34.5

0.0

0.00

111,980

TMC

23.5

22.3

23.5

0.6

2.62

6,060

TMS

32.6

32.6

32.6

-1.6

-4.68

170

TNA

17

17

17

0.0

0.00

500

TNC

10.5

10.1

10.1

-0.5

-4.72

15,390

TPC

8.5

8.1

8.4

-0.1

-1.18

29,340

TRC

31.5

29.5

31

0.0

0.00

99,760

TRI

9.9

9.5

9.5

-0.4

-4.04

289,970

TS4

9.9

9.7

9.9

0.2

2.06

3,300

TSC

45.2

43.5

44

-1.2

-2.65

10,360

TTC

9.6

9.5

9.5

-0.5

-5.00

21,530

TTF

16.2

15.6

16.2

0.6

3.85

5,170

TTP

20

19.7

20

0.2

1.01

20,380

TYA

13.3

13.2

13.2

-0.3

-2.22

26,400

UIC

11.3

11.2

11.2

-0.4

-3.45

6,800

UNI

16

15.4

15.4

-0.6

-3.75

1,140

VFC

9.1

8.9

8.9

-0.2

-2.20

13,640

VFMVF1

9

8.7

8.8

-0.1

-1.12

48,470

VFMVF4

5

4.9

4.9

-0.1

-2.00

115,260

VGP

22.1

22.1

22.1

-1.1

-4.74

100

VHC

19.2

17.9

19.2

0.7

3.78

4,580

VHG

9

8.6

9

0.3

3.45

1,970

VIC

78.5

77.5

78.5

0.5

0.64

45,650

VID

10

9.6

10

0.1

1.01

25,700

VIP

12.4

12.1

12.1

-0.3

-2.42

270,530

VIS

24

23.7

24

-0.5

-2.04

18,030

VKP

8.2

8

8.2

0.0

0.00

8,350

VNA

22.3

22

22.3

1.0

4.69

218,800

VNE

7.8

7.7

7.8

0.0

0.00

35,440

VNM

85.5

83.5

85.5

0.5

0.59

17,960

VNS

19.5

19

19.2

-0.3

-1.54

27,360

VPK

8.9

8.5

8.5

-0.4

-4.49

2,960

VPL

96.5

95.5

95.5

-1.5

-1.55

41,260

VSC

59

58.5

59

-1.0

-1.67

5,110

VSG

13.6

12.8

12.8

-0.3

-2.29

8,320

VSH

28

27

27.2

-0.8

-2.86

172,720

VTA

8

7.8

7.9

-0.1

-1.25

6,930

VTB

15.6

14.9

15.6

0.0

0.00

5,300

VTC

11.3

11

11.3

0.1

0.89

1,130

VTO

13.6

13.4

13.4

-0.3

-2.19

133,890


ATPVietnam