Vn-Index tiếp tục dò đáy

Monday, October 27, 2008 |

Áp lực bán ra vẫn duy trì trong hôm nay đã không cho Vn-Index có cơ hội lật ngược tình thế. Chung cuộc, chỉ số này tuột dốc thêm 15,83 điểm (4,58%), chỉ còn 329,28 điểm.

Đà lao dốc tuần trước tiếp tục lan sang phiên giao dịch sáng nay, khiến Vn-Index rơi gần hết biên độ cho phép, với 15,68 điểm (4,54%). Trên bảng điện tử chỉ còn mỗi TCR đứng ở bậc tăng điểm. Sau đợt 1, có gần 3,4 triệu chứng khoán chuyển nhượng, tương ứng 83,8 tỷ đồng.

Sang đợt khớp lệnh liên tục, dấu hiệu quay đầu của Vn-Index vẫn mất hút khi lực mua tỏ ra dè chừng và luôn yếu thế hơn so với sức cung. Diễn biến ấy lấy đi 15,71 điểm của chỉ số chứng khoán sàn TP HCM sau đợt 2. Nhóm 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE cùng chung xu hướng đi xuống, bất chấp kết quả quý III khả quan, với lượng dư bán chất chồng. BT6, NKD, SDN trở thành 3 điểm sáng của phiên với mức tăng gần chạm trần. Khối lượng giao dịch vẫn đạt mức ổn định, với 11,3 triệu chứng khoán, trị giá 299,9 tỷ đồng.

Tiếp tục mất điểm phiên thứ 4 liên tiếp, Vn-Index đang có xu hướng lùi về mốc 300. Ảnh: Đ.Q.

Những thông tin hỗ trợ về vĩ mô cũng như kết quả kinh doanh khá tốt của nhiều doanh nghiệp gần đây đã không thể làm thay đổi xu thế đi xuống của thị trường. Phòng phân tích công ty chứng khoán Bảo Việt cho rằng, thị trường vẫn có khả năng có những phiên hồi phục nhưng rất có thể chỉ là ngắn hạn. Để có thể thay đổi xu thế cần có thêm thời gian tích lũy sức cầu, xác lập mặt bằng giá cũng như củng cố lòng tin cho nhà đầu tư.

Tuy sụt giảm mạnh 15,83 điểm vào kết phiên giao dịch, nhưng thanh khoản vẫn được duy trì. Có 12,4 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ khớp lệnh thành công, giao dịch thỏa thuận ghi nhận thêm 2,3 triệu chứng khoán chuyển nhượng, nâng tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường lên 14,7 triệu chứng khoán, đạt giá trị 477 tỷ đồng.

Ông Ngô Văn Minh, Giám đốc khối phân tích kỹ thuật, công ty chứng khoán EuroCapitak cho rằng, diễn biến chứng khoán Mỹ và thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Vn-Index, trong khi các nhà tạo lập thị trường trong nước chưa có động thái hỗ trợ. Doanh nghiệp niêm yết vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sắp tới HOSE lại đón thêm hàng khủng của PFVC... Do vậy, Vn-Index trong trung hạn vẫn còn nhiều thách thức để phục hồi.

Đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần, có chưa đến 10 mã bật xanh. NKD cùng COM có mức tăng mạnh nhất, với 1,5 điểm, ALC, BT6 và SDN có thêm 0,3-0,5 điểm. Riêng DHG rớt đến 5 điểm, BMC, SGH, TCT mất 4.000 đồng một cổ phiếu.

STB tiếp tục dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch, với gần 2 triệu cổ phiếu, kế đến là VTO (686.630 cổ phiếu), DPM (496.690 cổ phiếu).

Trên sàn Hà Nội, HaSTC-Index vơi thêm 6,39 điểm (5,73%), chốt phiên đầu tuần ở 105,19 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 7,6 triệu chứng khoán, tương ứng 179,8 tỷ đồng.

-Kết thúc giao dịch cuối tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có kết quả không mấy khả quan khi chỉ số VN-Index tiếp tục rời xa ngưỡng 350 điểm. Khởi động phiên đầu tuần mới sắc đỏ tiếp tục bao phủ thị trường.


Bất chấp thông tin được Tổng cục thống kê chính thức công bố cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2008 tăng trưởng âm (-0,19%), thị trường vẫn không có phản ứng nào trước thông tin này mà dường như một mối lo mới lại xuất hiện về nỗi lo giảm phát của kinh tế được thay thế.

Mặt khác những con số thống kê gần đầy về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng đang gây sức ép tâm lý khá lớn tới nhà đầu tư trong nước khi họ liên tục bán ròng trái phiếu và cổ phiếu trên thị trường Việt Nam.

Với một số phiên giao dịch trước đó, VN-Index liên tục phá vỡ nhiều ngưỡng điểm kháng cự, ngay trong đợt 1 hôm nay chỉ số này vẫn tiếp tục đà giảm mạnh khi để mất 15,68 điểm (tương đương giảm4,54%) xuống còn 329,43 điểm.

Trong toàn bộ thời gian còn lại của phiên giao dịch, diễn biến giao dịch chỉ theo một chiều trước việc cổ phiếu được xả bán ồ ạt trong khi đó sức mua rất thận trong trong bối cảnh thị trường giảm mạnh.

Đợt khớp lệnh liên tục khép lại, chỉ số VN-Index vẫn giảm gần hết biên độ là 4,55%, tương đương 15,71 điểm xuống 329,4 điểm.

Đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa nhanh chóng khép ngày khởi đầu tuần mới tồi tệ khi VN-Index mất nốt những điểm số có thể, chung cuộc chỉ số này giảm 15,83 điểm (tức giảm 4,59%) đóng cửa mức 329,28 điểm.

Đây đã là phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp của chỉ số này, bất chấp Kết quả kinh doanh Quý 3/2008 của các doanh nghiệp trên cả 3 sàn vẫn tốt, cá biệt, có một số doanh nghiệp vẫn làm ăn rất tốt...

Khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh qua từng đợt vẫn khônng có đột biến nào và chỉ được duy trì ở mức trung bình. Cụ thể, đợt 1 với hơn 3,3 triệu đơn vị, giá trị là 83,89 tỷ đồng; đợt 2 với hơn 11,37 triệu đơn vị, giá trị đạt 299,94 tỷ đồng; Và toàn phiên tổng khối lượng đạt 12,4 triệu đơn vị, giá trị là 326,59 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng và giảm đôi chút giá trị so với phiên cuối tuần qua.

Về biến động giá của các mã cổ phiếu niêm yết, trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết, chỉ có 5 mã tăng giá với chỉ 2 mã tăng giá trần, 2 mã giữ mức tham chiếu trong đó có 1 mã không có giao dịch, số cổ phiếu giảm giá chiếm thế áp đảo hoàn toàn với 157 mã trong đó có 144 mã giảm kịch sàn.

5 mã tăng giá trong đó 2 cổ phiếu tăng giá trần là COM của CTCP Vật tư-Xăng dầu (+1.500 đồng lên 32.100 đồng/cp) và NKD của Kinh Đô (+1.500 đồng lên 31.900 đồng/cp). Các mã tăng giá còn lại là SDN của Sơn Đồng Nai, ACL của Thuỷ sản Cửu Long An Giang, BT6 của Bê tông 620 Châu Thới.

Về mức giảm giá mạnh nhất (tính theo giá trị tuyệt đối), DHG đứng đầu (-5.000 đồng xuống 99.000 đồng/cp), như vậy sau khi DHG xuống mức thị giá 100.000 đồng thì hiện tại trên sàn HOSE đã không còn mã cổ phiếu nào có mức giá trên 100.000 đồng nữa. Trong khi đó có 19 mã cổ phiếu đã dưới mệnh giá chưa kể 4 chứng chỉ quỹ.

Về khối lượng khớp lệnh của từng cổ phiếu, STB của Sacombank tiếp tục thanh khoản mạnh nhất (hơn 1,94 triệu cp). Các mã sau đó là VTO của Vận tải Xăng dầu VITACO (0,69 triệu cp), DPM của Đạm Phú Mỹ (0,49 triệu cp), PVT của PV Trans (0,43 triệu cp), FPT (0,39 triệu cp), PPC của Nhiệt điện Phả Lại (0.38 triệu cp)...

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên giao dịch đầu tuần không khởi sắc khi Vn-Index tiếp tục rời xa ngưỡng 350 điểm, sắc đỏ tiếp tục bao phủ toàn thị trường.

Ngay trong đợt 1 hôm nay chỉ số này vẫn tiếp tục đà giảm mạnh khi để mất tới 15,68 điểm (tương đương giảm 4,54%) xuống còn 329,43 điểm.

Suốt phiên giao dịch, nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu trong khi đó lệnh mua nhỏ giọt trong bối cảnh thị trường giảm mạnh. Kết thúc phiên, Vn-Index giảm 15,83 điểm (tức 4,59%) đóng cửa mức 329,28 điểm. Đây đã là phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp của chỉ số này.

Toàn thị trường có 14,722 triệu đơn vị giao dịch giá trị là 477,147 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng và giảm đôi chút giá trị so với phiên cuối tuần qua.

Trong tổng số 164 mã niêm yết trên Hose, chỉ có 5 mã tăng giá với chỉ 2 mã tăng giá trần, 2 mã giữ mức tham chiếu trong đó có 1 mã không có giao dịch, số cổ phiếu giảm giá chiếm thế áp đảo hoàn toàn với 157 mã trong đó có 144 mã giảm kịch sàn.

2 cổ phiếu tăng giá trần là COM và NKD, các mã tăng giá còn lại là SDN, ACL và BT6.

Trong nhóm cổ phiếu giảm giá, DHG là mã giảm giá mạnh nhất khi để mất tới 5.000 đồng/CP xuống còn 99.000 đồng/CP, như vậy sau khi DHG xuống mức thị giá 100.000 đồng thì hiện tại trên sàn Hose đã không còn mã cổ phiếu nào có mức giá trên 100.000 đồng nữa.

Về khối lượng giao dịch, STB của Sacombank tiếp tục dẫn đầu với hơn 1,94 triệu cổ phiếu. Các mã sau đó đều có giao dịch dưới 1 triệu đơn vị.

Bên sàn Hà Nội, Hastc-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần giảm 6,39 điểm xuống 105,19 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 7,67 triệu cổ phiếu, tương đương 179,86 tỷ đồng.

Kết thúc phiên, toàn thị trường có 142 mã giảm giá, 3 mã khớp lệnh trên giá tham chiếu, còn lại đứng giá hoặc chưa có giao dịch.

Cổ phiếu ACB của NH TMCP Á Châu phiên này giao dịch trên 1,28 triệu cổ phiếu và giao dịch quanh mức giá 38.000 đồng/CP.

Các cổ phiếu khác có khối lượng khớp lệnh trên 200.000 cổ phiếu là BCC,BLF, NTP, PVI, PVS, SD7, TBC. Cổ phiếu KLS phiên này cũng có hơn 900.000 đơn vị giao dịch.

Ba cổ phiếu khớp lệnh trên giá tham chiếu vào cuối phiên là VBH, PLC, CIC. Trong đó PLC tăng trần vào cuối phiên, CIC còn dư mua giá sàn 3.000 cổ phiếu trong khi VBH hoàn toàn không có dư mua.

Với tình hình giao dịch như trong phiên hôm nay, ngày mai Hastc-Index sẽ quay về “vạch xuất phát” với mức điểm 100.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

|

Cụ thể, giá vàng SJC và Bảo Tín Minh Châu tại Hà Nội niêm yết cùng một mức: 1,66 triệu đồng/chỉ (mua vào) - 1,675 triệu đồng/chỉ (bán ra), giảm 15.000 đồng/chỉ so với sáng nay.

Trên sàn vàng ACB, giá vàng SJC giao dịch phổ biến ở mức 1,55 triệu đồng/chỉ; tính đến 16h30, toàn sàn có 417.900 lượng vàng chuyển nhượng thành công, tương ứng giá trị 6.370 tỷ đồng.

Giá vàng trong nước giảm theo đà giảm của thế giới nhưng vẫn cao hơn tới 230.000 đồng/chỉ. Hiện tại, giá vàng giao ngay trên trang Kitco.com đang có biên độ giảm giá 24,2 USD/ounce, xuống mức 710,1 USD/ounce.

Giới chuyên gia cho hay, những dữ liệu kinh tế được công bố từ Mỹ cũng như những diễn biến mới trên thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ đóng vai trò quyết định cho những diễn biến mới của vàng mấy phiên tới. Hiện tại, giá vàng thế giới giảm mạnh là do giới đầu tư tăng cường bán vàng để bù lỗ cho chứng khoán.

Giá vàng trong nước sụt giảm, còn trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND vẫn “neo” ở mức cao: 16.900 VND (mua vào) - 17.000 VND (bán ra).

Còn tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố ngày hôm nay là: 1 USD = 16.517 VND, giảm 1 VND so với cuối tuần trước; tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại ở mức 16.830 VND - 16.847 VND.