Vn-Index khởi đầu tuần mới đầy khó khăn

Monday, November 17, 2008 |

Hôm nay 17/11, chứng khoán khởi đầu tuần mới không suôn sẻ khi Vn-Index mất gần 2%, đóng cửa tại 345,05 điểm. Giao dịch trầm lắng hơn khi thanh khoản sụt giảm 23% so với phiên trước.

Trong 5 ngày giao dịch gần đây, thị trường tăng điểm tới ba phiên nhưng Vn-Index vẫn đi xuống, cùng với đó là sự sụt giảm đáng kể của khối lượng giao dịch. Đây được coi là những tín hiệu kỹ thuật bất lợi trong ngắn hạn.

Dự đoán đó nhanh chóng được hiện thực hóa vào diễn biến thị trường trong phiên giao dịch sáng nay. Vn-Index mở cửa tại 346,89 điểm, bị trừ 5,18 điểm, tương đương 1,47%. Sau 30 phút đầu tiên, chỉ vẻn vẹn 1,5 triệu cổ phiếu được khớp giá trị 37,69 tỷ đồng, đi xuống gần 70 % so với đợt một của phiên trước.

Có thể thấy, so với giá trị Vn-Index, lượng giao dịch của HOSE xuống nhanh hơn nhiều. Dù phần lớn các mã nhuộm đỏ nhưng thị trường không có dấu hiệu bán tháo. Thậm chí trong nhóm cổ phiếu dẫn dắt, mã đáng chú ý duy nhất giảm sàn ở những phút đầu đợt hai là PPC, xuống 1.100 đồng còn 23.000 đồng. Phần lớn các blue-chip còn lại như SSI, STB, DPM, HPG v.v… chỉ giảm một vài bước giá hoặc trụ lại tham chiếu.

Hiện tượng Vn-Index mất điểm không nhiều, gần như không có cổ phiếu nào bị bán tháo, nhưng hoạt động mua bán lại diễn ra trầm lắng cho thấy giới đầu tư chưa sẵn sang quay lại với thị trường. Bên mua dường như đang nghe ngóng diễn biến của Vn-Index để chờ thời điểm mua vào thích hợp. Có cùng sự thận trọng như vậy, những người nắm giữ cổ phiếu cũng không quá sốt sắng trước xu hướng giảm của Vn-Index, thế nên lượng bán sàn đổ vào thị trường là không lớn.

Thị trường phát đi tín hiệu tiêu cực. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhà đầu tư kém mặn mà với sàn. Ảnh: Hoàng Hà.

Trong phần lớn thời gian của đợt hai, chỉ số chính dao động quanh mức giảm 1%. Tuy nhiên, càng về cuối phiên, số điểm trừ được tích lũy ngày một dày thêm. Kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, Vn-Index chốt tại 345,12 điểm, trượt dốc 1,96%, tương ứng với 6,95 điểm. Sổ cổ phiếu trao tay sau đợt hai là 7,54 triệu, với giá trị khoảng 191,63 tỷ đồng.

Đợt khớp lệnh định kỳ cuối cùng khép lại ngày giao dịch hôm nay, Vn-Index tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ so với đợt hai. Chỉ số này dừng lại tại 345,05 điểm, mất 7,02 điểm, ứng với 1,99%. Số chứng khoán thực hiện qua giao dịch báo giá đạt 8,88 triệu, giá trị 224,59 tỷ đồng.

Toàn sàn có 38 mã tăng, 17 mã đứng giá và 114 mã giảm. Qua giao dịch thỏa thuận, có thêm 1,87 triệu cổ phiếu được khớp, trị giá khoảng 155,53 tỷ đồng. Từ đó nâng tổng lượng giao dịch qua mua bán thỏa thuận và báo giá lên 10,75 triệu chứng khoán, thấp hơn so với phiên trước tới 23%, giá trị tương ứng lên 380,12 tỷ.

Theo ông Ngô Văn Minh, chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán EuroCapital, về mặt kỹ thuật, chứng khoán trong nước và thế giới đều lình xình và có thể đang hình thành đáy. Tuy nhiên, diễn biến từ thị trường tài chính thế giới vẫn đi theo chiều hướng xấu và rất khó lường. Còn tại Việt Nam, quý IV được dự đoán là khá khó khăn. Hơn nữa, nhiều khoản lỗ tích lũy trong năm sẽ được phản ánh vào báo cáo cuối năm. Thế nên đợt báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cuối năm nay được sẽ khá ảm đạm.

Theo ông Minh, vẫn chưa thể khẳng định liệu giai đoạn tồi tệ nhất với chứng khoán đã qua hay chưa. Nhìn chung thị trường không có nhiều yếu tố hỗ trợ nên Vn-Index khó khởi sắc trong trung và ngắn hạn.

Tại sàn Hà Nội, HaSTC-Index sau phiên sáng nay chốt tại 111,35 điểm, bị trừ 2,72 điểm, ngang mức 2,41%. Tổng lượng giao dịch toàn sàn đạt 4,7 triệu cổ phiếu, giá trị 130,77 tỷ đồng.

Ngày 16/11, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Khi giá thị trường trong nước của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường như: Tăng cao, giảm thấp không hợp lý khi có thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế hoặc tổ chức cá nhân lạm dụng liên kết độc quyền về giá, đầu cơ, găm hàng, tin đồn thất thiệt không... làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân thì Nhà nước sẽ áp dụng chính sách bình ổn giá.

Theo đó, điều kiện cụ thể để bình ổn giá được căn cứ: Nếu các mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá tăng trong 15 ngày liên tục; giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố và áp dụng biện pháp bình ổn giá, trong đó chính sách bao gồm: Điều chỉnh cung - cầu hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia; các biện pháp tài chính, tiền tệ...

Các DN vi phạm có thể bị đình chỉ các mức giá hàng hóa; bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu phần chênh lệch giá tăng bất hợp lý vào ngân sách nhà nước; nếu vi phạm nghiêm trọng chính sách bình ổn giá có thể bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi thực hiện chính sách bình ổn giá, các DN gồm các tập đoàn kinh tế, TCty, Cty cổ phần, Cty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ DN sẽ phải thực hiện đăng ký giá. Bộ Tài chính có quyền quyết định bổ sung các DN phải thực hiện đăng ký giá. Thông tư có hiệu lực thi hành sau 15 ngày đăng công báo.

Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá: Xăng, dầu; ximăng; thép xây dựng; khí hóa lỏng; phân bón hóa học; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y: Một số loại kháng sinh; muối do diêm dân sản xuất; sữa; đường ăn; thóc, gạo; thuốc phòng, chữa bệnh cho người bao gồm các loại thuốc thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế; cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng; thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương; hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của UBND cấp tỉnh.(Nguồn: LĐ, 17/11)

Trước những diễn biến của kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ Việt Nam đang chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng linh hoạt. Đây được dự báo là xu thế tất yếu, vì nếu chậm trễ, Việt Nam có thể sẽ phải trả một chi phí cao hơn khi nền kinh tế bước sâu hơn vào giảm phát.

Có vài yếu tố làm cơ sở cho nới lỏng tiền tệ. Đầu tiên là lạm phát. Có thể nói lạm phát về cơ bản đã được kiềm chế, và có thể không còn là mối lo ngại chính trong thời gian tới.

Lạm phát trong 4 tháng gần đây chỉ tăng trung bình 0,67%/tháng. Quan trọng hơn, lạm phát “lõi” (yếu tố loại bỏ ảnh hưởng của lương thực thực phẩm và năng lượng) đã giảm. Lạm phát “lõi” giảm là dấu hiệu cho thấy lạm phát đã giảm dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ.

Đối với vấn đề bảo đảm lãi suất thực dương, nếu có thể đưa ra dự báo lạm phát trong năm 2009 dưới 10%, thì với lãi suất tiền gửi hiện nay các kỳ hạn 6 tháng đến 1 năm từ 12% đến 14%, những người gửi tiền đã có mức lãi thực dương.

Việc duy trì mức lãi suất huy động cao như hiện nay sẽ chỉ lợi người gửi tiết kiệm. Xu thế hạ lãi suất sẽ được giảm nhanh dưới áp lực của thị trường.

Trước tình hình như vậy, người viết xin dự báo một số hệ quả sau có thể xảy ra đối với diễn biến tiền tệ từ nay về cuối năm:

- Lãi suất tiếp tục xu hướng giảm. Lãi suất huy động dự báo hạ xuống còn khoảng 10% vào thời điểm cuối năm.

- Các hoạt động tín dụng sẽ được chủ động nới lỏng trở lại. Dự báo đến quý 1/2009 các kênh cho vay vốn sẽ được “khơi thông” mạnh mẽ hơn với mặt bằng lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng đạt trung bình 3%-5% tháng.

- Nới lỏng tiền tệ sẽ làm thay đổi tỷ giá theo xu hướng tăng USD/VND. Tuy nhiên có thể tỷ giá cũng sẽ được chủ động điều chỉnh để phù hợp với tình hình. Dự báo tỷ giá có thể dao động trong mức 17.000-17.500 vào cuối năm.

Bài toán tăng trưởng tín dụng?

Mặc dù xu thế xác định được xu thế nới lỏng tín dụng, song nới lỏng như thế nào đang là bài toán khó ngay cả khi ngân hàng đang chủ động nguồn vốn. Theo trần dự kiến tăng trưởng tín dụng 30% trong năm nay, “room” còn lại khá nhiều. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn chưa mạnh dạn cho vay. Có hai nguyên nhân cơ bản, đó là do độ tín nhiệm của doanh nghiệp thấp và xu thế sụt giảm sức cầu tín dụng của nền kinh tế.

Một nguồn tiêu thụ tín dụng lớn trước đây là các dự án đầu tư công. Với xu thế giảm phát, Chính phủ có lẽ sẽ phải là đầu tầu trong việc thúc đẩy trở lại nhu cầu tiêu dùng. Các dự án bị cắt giảm trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ có thể sẽ là được đánh giá lại tính hiệu quả và tiếp thục thực hiện các dự án cần thiết để thúc đẩy tổng cầu. Như vậy chúng ta có thể mong chờ một “cú hích” đến từ Chính phủ trong việc sử dụng hiệu quả và linh hoạt hơn chính sách tài khóa.

Vai trò của đầu tư công trong giai đoạn tới rất quan trọng, không chỉ là phục vụ tạo ra các sản phẩm của việc đầu tư đó, mà còn thực hiện nhiệm vụ tạo thị trường và sức cầu cho các ngành khác (chẳng hạn khu vực đầu tư công là nguồn tiêu thụ sắt thép khổng lồ cho các doanh nghiệp thép).

Bằng việc nới lỏng tín dụng, các dự án đầu tư công cũng sẽ được cung cấp vốn với chi phí thấp hơn. Chính phủ cũng cần tạo điều kiện khuyến khích thêm các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công này với mục đích thúc đẩy tổng cầu.

Đối với khối xuất nhập khẩu, trước viễn cảnh xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, và dự kiến tăng trưởng kim ngạch dự kiến khó vượt qua 10% trong năm 2009, nhu cầu vốn đối với doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm. Thị trường sụt giảm và sức cầu thế giới giảm sẽ là yếu tố khó khăn đối với tăng trưởng sản xuất và nhu cầu tín dụng đối với đối tượng này. Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng sẽ đối diện với tình trạng tương tự khi hơn 80% giá trị hàng hóa nhập khẩu là dành cho sản xuất và xuất khẩu.

Xuất khẩu giảm sẽ kéo nhập khẩu giảm theo. Nhập khẩu tiêu dùng có thể tăng song hiện chỉ chiếm hơn 10% giá trị nhập khẩu.

Đối với lĩnh vực xây dựng bất động sản, tăng trưởng tín dụng sẽ khó khăn do 2 nguyên nhân: giải quyết vấn đề nợ xấu trong quý 4 đối với các khoản vay bất động sản trước đây và thị trường bất động sản tiếp tục suy thoái.

Hiện nay gần như ngân hàng vẫn nói “không” với cho vay bất động sản. Bất động sản đã từng là đối tượng tạo tăng trưởng tín dụng chủ lực của ngân hàng trong năm 2007. Rõ ràng ngân hàng đã mất đi một nguồn tiêu thụ tín dụng lớn. Người viết cho rằng bản thân ngành xây dựng bất động sản và cho vay bất động sản sẽ khó có thể triển khai ít nhất đến hết quý 1/2009.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2008 là năm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp do thắt chặt tiền tệ. Tình thế có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới, khi chính sách tiền tệ chuyển sang dần nới lỏng. Việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tạo điều kiện hơn trong tiếp cận nguồn vốn nhằm nâng sức sản xuất trong nước là điều có thể được dự đoán trước.

Tiêu dùng cá nhân có thể được các ngân hàng đẩy mạnh hơn trong thời gian tới để kích thích tiêu dùng. Đây là nhóm khá dễ trong việc thúc đẩy dư nợ tín dụng nhất vì vấn đề lãi suất không ảnh hưởng quá nhiều đến nhu cầu vốn. Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới các ngân hàng sẽ chú trọng nhiều hơn đến sản phẩm bán lẻ.

Trong khi chưa tìm được đầu ra khi lãi suất vẫn còn cao, rất nhiều ngân hàng trong thời gian qua đã dùng nguồn vốn đầu tư vào trái phiếu. Chỉ tính riêng trong tháng 10, khối nước ngoài đã bán ròng gần 1 tỷ USD, chủ yếu là trái phiếu, và đối tượng mua chủ yếu là các ngân hàng thương mại do dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu thực sự lãi suất giảm nhanh trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ.

Tuy nhiên, một rủi ro có thể xuất hiện là một số ngân hàng sẽ có thể dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư trái phiếu khiến việc đầu tư trái phiếu mang tính đầu cơ cao. Về dài hạn, ngành kinh doanh chính của ngân hàng sẽ vẫn là tìm cách tăng trưởng tín dụng. Áp lực giải ngân vốn và bài toán tìm lợi nhuận sẽ buộc các ngân hàng phải tìm thị trường giải ngân cho mình. Nếu còn tiếp tục khó khăn, các ngân hàng sẽ buộc phải giảm nhu cầu huy động vốn.

Người viết cho rằng trước khi bài toán tăng trưởng tín dụng được giải, trước mắt mặt bằng lãi suất sẽ còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa.

Xu thế tỷ giá khi nới lỏng tiền tệ?

Diễn biến tỷ giá sau một thời gian ổn định đang có xu hướng tăng lên mặt bằng mới trước những động thái nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Quyết định mới đây của Ngân hàng Nhà nước trong việc nâng biên độ từ giá từ +/-2% lên +/-3% đã phần nào cho thấy xu thế tăng tỷ giá được khẳng định.

Hiện nay tỷ giá được giao dịch dao động ở mức xung quanh 17.000 VND/USD. Xu thế tăng này đến từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Kích thích xuất khẩu chống giảm phát: Lạm phát giảm và tỷ giá danh nghĩa tăng sẽ góp phần kích thích xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Dự báo về việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn và nguy cơ giảm phát kinh tế thế giới trong thời gian tới là nguyên nhân chính để chính sách tỷ giá có những bước đi thích hợp.

- VND đã lên giá nhiều so với các đồng tiền khác: VND neo vào USD với một tỷ giá khá ổn định trong thời gian qua, trong khi đồng USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Điều này dẫn tới việc VND lên giá so với các đồng tiền này, làm tăng khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam.

- Xu thế cung cầu ngoại tệ: Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu gặp khó khăn và dòng vốn đầu tư nước ngoài có khả năng sụt giảm dẫn tới cung cầu ngoại tệ đang dần nghiêng về phía cầu. Trong thời gian cuối năm nhu cầu nhập khẩu có thể tăng trở lại.

Nhập siêu trong 3 tháng gần nhất vãn ở mức dưới 1 tỷ USD nhưng doanh thu xuất khẩu đang sụt giảm ngay trong quý 4 đang gây nên những lo ngại tiềm ẩn về sự biến động của tỷ giá nếu không có những điều chỉnh kịp thời đón trước.

Trước tình hình như vậy, người viết cho rằng tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng nhẹ, nhiều khả năng dao động xung quanh mức 17.000 - 17.500 VND/USD. Ngoài ra, cũng không nên lo ngại về sức khỏe của đồng VND.

Mặc dù nhập siêu đang có xu hướng tăng trong những tháng cuối năm do xuất khẩu đang gặp khó khăn, song nhập khẩu có lẽ cũng sẽ không quá đột biến do sức cầu đã giảm mạnh, cả về đầu tư lẫn tiêu dùng bán lẻ. Ngoài ra, thị trường ngoại hối nhiều khả năng sẽ không có đột biến bất thường.(Nguồn: TBKT, 17/11)

Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định như vậy mặc dù lãi suất cho vay ưu đãi bằng đồng Việt Nam (VND) đã xuống mốc 13,5% /năm vào ngày 17/11 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcombank).


Đây là mức thấp nhất tới thời điểm hiện nay và không chênh bao nhiêu so với mức lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố (12%/năm), cũng như với lãi suất huy động tiền gửi.

Trước đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) thông báo đưa lãi suất cho vay ưu đãi ngắn hạn VND xuống mức 14%/năm và cũng bắt đầu áp dụng từ ngày 17/11/ cho các khách hàng sản xuất kinh doanh các sản phẩm, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế như năng lượng, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc chữa bệnh…, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khoản vay tài trợ xuất khẩu và các khoản vay thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu. Mức lãi suất cho vay ưu đãi cho các hộ nông dân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã ở mức 14,4%/năm cách đây một tuần. Người ta đang chờ xem động thái từ Ngân hàng Công Thương và các ngân hàng thương mại khác trong cuộc "hưởng ứng" giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp mà NHNN, Hiệp hội Ngân hàng đã khuyến nghị nhằm góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bởi mức cho vay phổ biến hiện vẫn tới 15%/năm.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng: với dự báo về khả năng suy giảm kinh tế, mức lãi suất hiện nay vẫn nằm ngoài khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân. Nguồn tin từ BIDV cho hay: lãnh đạo ngân hàng này đang nghiên cứu để hạ thấp hơn nữa lãi suất cho vay và như vậy, mốc 13,5% sẽ chưa phải là mức lãi suất cho vay thấp nhất trong tuần này.

So với tốc độ hạ lãi suất cho vay, việc hạ lãi suất huy động có phần chậm hơn bởi các ngân hàng đều khá thận trọng. Điều này làm cho khoảng cách giữa lãi suất huy động tiền gửi và cho vay đang ngày một thu hẹp. Lãi suất huy động phổ biến vào tuần trước của các ngân hàng thương mại nhà nước (TMNN) cao nhất là 14,36%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; ở khối ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), cao nhất là 15,22% cho kỳ hạn 3 tháng. Nhưng sang đầu tuần này, lãi suất huy động phổ biến của nhiều ngân hàng đang xuống quanh mốc 13%/năm-14%/năm, thậm chí đối với kỳ hạn 12 tháng đã xuống mốc 12%/năm, kỳ hạn gửi dài hơn nữa chỉ còn 11%/năm hoặc thấp hơn. Với việc cơ cấu lãi suất: áp dụng lãi suất cao cho kỳ hạn ngắn và thấp cho kỳ hạn dài của tất cả các ngân hàng thương mại cho thấy chiều hướng giảm lãi suất huy động cũng sẽ vẫn tiếp tục.

So với lãi suất VND, lãi suất cho vay và huy động bằng đô la Mỹ có phần ổn định hơn. Hiện nay, lãi suất ưu đãi cho vay ngắn hạn(3-6 tháng) bằng USD đang trong khoảng từ 5%-5,5%. Lãi suất cho vay USD phổ biến là 7,8-8,12%/năm tại các ngân hàng TMNN và 8,88-9,57%/năm tại ngân hàng TMCP. Lãi suất huy động USD ( từ 3 đến 12 tháng) là từ 3,76%/năm- 5,04%/năm tại ngân hàng TMNN và từ 5,69%/năm tại ngân hàng TMCP.

Cùng với việc hạ lãi suất cho vay, các ngân hàng thương mại đang tăng nguồn tiền cho vay. Ngân hàng cổ phần Á Châu đang thực hiện cho vay 5. 000 tỷ đồng đối với các đối tượng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân, phục vụ cho những nhu cầu như: vay phục vụ tăng trưởng xuất khẩu đối với tất cả các ngành nghề, vay hỗ trợ nhập khẩu đối với các mặt hàng là nguyên liệu cơ bản phục vụ sản xuất, vay trung hạn phục vụ mở rộng sản xuất – kinh doanh, vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, vay trung hạn mua nhà để ở phục vụ các tầng lớp dân cư có nhu cầu thực sự về nhà ở.... Ngân hàng Liên Việt cũng dành 4.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.(Nguồn: TTX, 17/11)

Như thường lệ, vào sáng thứ 2 ngày 17/11/2008, công ty cổ phần CK Kim Eng Việt Nam tiếp tục tổ chức buổi thảo luận cùng nhà đầu tư để nhận định xu hướng của thị trường chứng khoán trong giai đoạn sắp tới. Trong buổi thảo luận này, ông Ken Tai Chee Ming, CMT, chuyên gia PTKT của Công ty CK Kim Eng Singapore đã có những nhìn nhận khá tích cực về Thị trường tài chính thế giới và thị trường CK Việt Nam.

Mở đầu cuộc nói chuyện, khi bình luận về Thị trường tài chính thế giới cũng như Hội nghị thưởng đỉnh G20. Ông Ken Tai cho rằng ”Thị trường tài chính thế giới đã cho thấy các dấu hiệu phục hồi khi chỉ số TED(*) đã giảm mạnh từ mức đỉnh hình thành vào tháng 9 năm 2008. Do đó, theo tôi tình hình tài chính thế giới dù vẫn còn xấu nhưng đã ổn định hơn nhiều so với cách đây 2 tháng và không còn nhiều khả năng cho thấy nền tài chính toàn cầu sẽ sụp đổ, tuy nhiên, để thị trường phục hồi trở lại và đi lên thì phải cần có nhiều thời gian. Ngoài ra, các nỗ lực vực dậy nền chính của chính phủ các quốc gia đang bắt đầu phát huy tác dụng mà Hội nghị thượng đỉnh G20 là một minh chứng. Trong hội nghị này, các quốc gia cũng đã thông qua gói cứu trợ tài chính 1.000 tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.”

Nhận định về TTCK Việt Nam, ông Ken Tai cho rằng ”Tôi cho rằng các thông tin tốt trong nội bộ của nền kinh tế Việt Nam như giá xăng và lãi suất cơ bản giảm là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực và sẽ có tác động hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. Theo tôi, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục đi ngang trong giai đoạn sắp tới với các mức hỗ trợ nằm tại 313 điểm và 334 điểm và các mức kháng cự nằm tại 388 điểm và 400 điểm. Tương tự, chỉ số HaSTC-Index cũng sẽ đi ngang giữa các mức hỗ trợ 98 điểm, 106 điểm và các mức kháng cự 126 điểm, 134 điểm. Khi thị trường đi ngang sẽ tạo ra những cơ hội đầu tư ngắn hạn từ việc mua vào ở các ngưỡng hỗ trợ và bán ra ở các ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên, vì giai đoạn hiện tại khá nhạy cảm nên quý nhà đầu tư cũng nên thận trọng và chỉ nên đầu tư vào những cổ phiếu có tính thanh khoản cao với một tỷ lệ vừa phải trên vốn để phòng ngừa rủi ro”.

Chỉ số TED là hiệu số của Lãi suất liên ngân hàng tại Anh (LIBOR – là một trong những lãi suất được dùng để so sánh rộng rãi trên thế giới) và Lợi nhuận từ trái phiếu tại Mỹ (USA Treasury Yeild). Khi khủng hoảng tín dụng nổ ra, các ngân hàng thường sẽ đi vay lẫn nhau làm cho Lãi suất liên ngân hàng tăng lên. Khi TED giảm xuống cho thấy các ngân hàng mạnh đã bắt đầu cho các ngân hàng yếu hơn vay tiền và vì thế sẽ làm cho thị trường tín dụng bớt căng thẳng.

Ngày 17/11/2008, SGDCK Tp.HCM đã có công văn chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (mã chứng khoán: STB) được phép mua vượt 10% khối lượng giao dịch cổ phiếu quỹ.

Theo đó, Sacombank được đặt mua vượt 10% khối lượng giao dịch của cổ phiếu trong ngày giao dịch liền trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch và vẫn đảm bảo khối lượng mua mỗi ngày trong khoảng từ 3% - 5% khối lượng đăng ký mua.

Theo quy định về giao dịch cổ phiếu quỹ, trong mỗi ngày giao dịch, tổ chức niêm yết giao dịch cổ phiếu quỹ chỉ được phép mua lại cổ phiếu với khối lượng tối thiểu bằng 3% và tối đa bằng 5% khối lượng niêm yết và khối lượng mua lại không được vượt quá 10% khối lượng giao dịch của cổ phiếu đó trong ngày giao dịch liền trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch cổ phiếu quỹ.

Được biết, Sacombank đã đăng ký mua lại 25 triệu cổ phiếu nhằm bình ổn thị trường chứng khoán và bảo vệ lợi ích cổ đông Sacombank. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần của Sacombank. Thời gian thực hiện mua lại từ 18/11/2008 đến 18/12/2008, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Công ty chứng khoán được ủy quyền thực hiện là Công ty TNHH chứng khoán 1 thành viên Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, trong quý III thu nhập lãi thuần của STB đạt 55,05 tỷ đồng, giảm 78,79% so với quý III/2007 (tương đương giảm 204,488 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 875,704 tỷ đồng, tăng 24,51 % so với cùng kỳ năm 2007 (tương đương tăng 172,377 tỷ đồng).

Lợi nhuận sau thuế quý III đạt 175,649 tỷ đồng, giảm 50,77% so với quý III/2007 (tương đương giảm 181,14 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 813,426 tỷ đồng, giảm 8,94% so với cùng kỳ năm 2007 (tương đương giảm 79,888 tỷ đồng). Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 2.532 đồng.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 17/11/2008 cổ phiếu STB giảm 400 đồng (tương ứng 1,69%) đóng cửa ở mức 23.200 đồng/cp với 1.711.740 cổ phiếu được chuyển nhượng.

Ngày

Giá

Thay đổi

% thay đổi

Khối lượng

17/11/2008

23.200

-400

-1,69

1.711.740

14/11/2008

23.600

500

2,16

2.465.090

13/11/2008

23.100

200

0,87

2.833.500

12/11/2008

22.900

1.000

4,57

2.528.350

11/11/2008

21.900

-1.100

-4,78

3.706.73

Chứng khoán phiên giao dịch đầu tuần mới lại khởi động khá ảm đạm khi VN-Index để mất điểm khá mạnh đồng thời giao dịch giảm sụt giảm xuống mức thấp.

2 phiên tăng điểm liền trước đó, đồng thời thông tin hỗ trợ là việc giá xăng dầu giảm thêm 1.000 đồng/lít hầu như không giúp được gì nhiều để thị trường có thể lên điểm phiên hôm nay. Xu hướng giảm đã thể hiện ngay từ đầu phiên.

Kết thúc giao dịch đợt 1, chỉ số VN-Index đã giảm 5,18 điểm (tương đương giảm 1,47%) xuống còn 346,89 điểm. Lượng giao dịch đáng chú ý khi giảm mạnh trong đợt này với chỉ hơn 1,56 triệu đơn vị được giao dịch, giá trị tương đương là 37,69 tỷ đồng.

Những phút đầu đợt khớp lệnh liên tục, tưởng như thị trường sẽ khởi sắc hơn tuy nhiên mức giao dịch thấp khiến tình trạng ảm đạm vẫn tiếp diễn và sau 75 phút khớp lệnh liên tục, VN-Index lại giảm mạnh hơn khi để mất 6,95 điểm (tương đương giảm 1,97%) xuống còn 345,12 điểm.

Giao dịch không được cải thiện nhiều trong suốt đợt 2 này khi chỉ có 7,54 triệu đơn vị được chuyển nhượng với giá trị là 191,69 tỷ đồng.

Sau đợt 2, phiên giảm điểm khá mạnh gần như đã được xác định và chung cuộc, chỉ số VN-Index quay đầu giảm khá mạnh 7,02 điểm (tương đương giảm 1,99%) đóng cửa ở mức 345,05 điểm. Như vậy sau khi nỗ lực vượt lên ngưỡng 350 điểm, chỉ số này lại đã xuống dưới ngưỡng này ngay sau đó.

Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ vẫn giảm mạnh so với phiên giao dịch cuối tuần trước khi chỉ có gần 8,89 triệu chứng khoán được chuyển nhượng với giá trị là 224,59 tỷ đồng. Như vậỵ là đã giảm 45% về khối lượng và 41% giá trị so với phiên trước đó.

Trong tổng số 165 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết phiên này, đã có 38 mã tăng giá (trong đó chỉ có 8 mã tăng giá trần), 17 mã đứng giá và 113 mã giảm giá (cũng chỉ có 22 mã giảm giá sàn), 1 mã không có giao dịch là SFC của CTCP Nhiên liệu Sài Gòn.

Nhóm cổ phiếu có mức vốn hoá lớn trên sàn chỉ có STB của Sacombank khởi sắc đôi chút vào giữa phiên nhưng chung cuộc mã này cùng chung với các mã lớn khác như DPM của Đạm Phú Mỹ, HPG Của Hoà Phát, FPT của Tập đoàn FPT, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, VNM của Vinamilk...đều giảm giá.

Nhóm cổ phiếu tăng giá đáng chú ý có VSH của Thuỷ điện VĨnh Sơn-Sông Hinh, TCM của Dệt may Thành Công, RAL của Rạng Đông, KDC của Kinh Đô, BBC của Bibica và một số cổ phiếu ngành dược như DHG của Dược Hậu Giang, IMP của Imexpharm, DMC của XNK Y tế Domesco...

Về khối lượng khớp lệnh của từng mã cổ phiếu, STB vẫn đứng đầu (1,71 triệu cp), sau đó là SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,83 triệu cp).

Các mã khác sau đó bị bỏ lại khá xa khi lượng giao dịch thấp như: REE của Cơ điện Lạnh (0,33 triệu cp), PVF của Tài Chính Dầu khí (0,32 triệu cp), TCM (0,3 triệu cp), ANV của Nam Việt (0,27 triệu cp), SAM của Sacom (0,26 triệu cp)...

Chi tiết giao dịch ngày 17/11:
(Đơn vị giá: 1.000đ; Đơn vị KL: 1 CP)

Mã CK

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Giá đóng cửa

Thay đổi

%Thay đổi

Khối lượng

ABT

28

26.8

27.9

-0.1

-0.36

17,000

ACL

29

27.8

27.8

-1.2

-4.14

15,150

AGF

17.2

16.4

16.8

-0.3

-1.75

6,420

ALP

9.6

9.3

9.5

0

0.00

28,430

ALT

25

25

25

0.9

3.73

20

ANV

23.6

23.1

23.6

0.1

0.43

275,030

ASP

10.8

10.4

10.7

0

0.00

22,740

BAS

12.5

11.9

11.9

-0.6

-4.80

1,100

BBC

15.6

15

15.5

0.1

0.65

15,740

BBT

5.8

5.8

5.8

-0.1

-1.69

15,990

BHS

13.4

13.3

13.4

-0.6

-4.29

570

BMC

79.5

77

77.5

-1

-1.27

29,580

BMI

18.6

18.2

18.2

-0.4

-2.15

11,670

BMP

34

33.8

33.8

-1.7

-4.79

12,440

BPC

11.5

11.5

11.5

-0.5

-4.17

1,000

BT6

56.5

53

56.5

2

3.67

9,910

BTC

26.3

24.7

24.8

-1.2

-4.62

1,100

CAN

11.7

11.6

11.6

-0.4

-3.33

21,360

CII

28.9

26.6

26.6

-1.4

-5.00

23,190

CLC

18.5

18.5

18.5

0.8

4.52

700

CNT

11.9

11.6

11.6

-0.1

-0.85

7,700

COM

33.5

31.8

33.5

0.1

0.30

6,920

CYC

12.5

11.9

12.3

0

0.00

9,320

DCC

11.9

11.5

11.9

-0.1

-0.83

3,460

DCL

35

34

34.1

-1.1

-3.13

5,750

DCT

9.6

9.3

9.3

-0.3

-3.12

17,390

DDM

16.8

16.2

16.2

-0.4

-2.41

67,460

DHA

21

20.5

20.5

-0.5

-2.38

24,150

DHG

118

114

118

2

1.72

20,510

DIC

16.7

16.1

16.7

0.2

1.21

9,750

DMC

56.5

54.5

56.5

0.5

0.89

9,900

DNP

10.3

9.8

10

-0.3

-2.91

4,270

DPC

11.2

11.2

11.2

-0.4

-3.45

200

DPM

42

41

41

-1.1

-2.61

120,310

DPR

35.5

34.3

34.3

-1.7

-4.72

26,620

DQC

19.4

18.1

18.6

-0.4

-2.11

132,990

DRC

22.3

20.8

20.8

-0.7

-3.26

29,190

DTT

10.9

10.5

10.5

-0.5

-4.55

21,430

DXP

25

24.6

24.6

-0.9

-3.53

11,320

DXV

8.1

7.8

7.8

-0.3

-3.70

19,590

FBT

16.2

15.4

15.4

-0.8

-4.94

9,020

FMC

12

11.5

12

0

0.00

20,710

FPC

19

18.8

19

0

0.00

580

FPT

60

58

58

-2

-3.33

217,640

GIL

16

15.4

15.4

-0.4

-2.53

9,250

GMC

15.6

15.1

15.6

-0.2

-1.27

1,380

GMD

36

34.4

36

0

0.00

15,400

GTA

9

8.6

8.6

-0.4

-4.44

6,330

HAP

22

20.9

21

-0.7

-3.23

31,040

HAS

12.1

11.8

12

0.2

1.69

14,780

HAX

16.9

16.9

16.9

0.8

4.97

2,000

HBC

18.8

17.8

17.9

-0.6

-3.24

15,640

HBD

11.4

10.5

11.4

0.4

3.64

2,590

HDC

23.8

22.9

22.9

-1.2

-4.98

21,950

HLA

20

19.2

19.9

-0.1

-0.50

8,100

HMC

14.5

14

14

-0.2

-1.41

1,720

HPG

33.2

32.4

32.7

-0.5

-1.51

234,140

HRC

32.5

32

32

-0.5

-1.54

48,610

HSI

12.8

12.5

12.8

0.1

0.79

9,680

HT1

14

14

14

-0.3

-2.10

7,220

HTV

10.1

9.9

10.1

0.1

1.00

8,280

ICF

8.8

8.5

8.8

0

0.00

6,490

IFS

8.6

8.6

8.6

-0.4

-4.44

18,890

IMP

70

68.5

69

0.5

0.73

2,600

ITA

31.5

30

30

-1.5

-4.76

95,830

KDC

31.1

30

30.1

0.4

1.35

102,550

KHA

14.4

13.8

14

-0.4

-2.78

33,880

KHP

11.1

10.9

11.1

-0.2

-1.77

21,090

KMR

7.2

7

7.1

-0.1

-1.39

37,340

KSH

17.2

17.2

17.2

-0.9

-4.97

10

L10

12.6

12.4

12.4

0

0.00

7,180

LAF

12.4

12

12.4

0.5

4.20

125,870

LBM

20

19.2

19.2

-0.7

-3.52

58,020

LGC

16.9

16.5

16.6

0.1

0.61

4,410

LSS

15.7

15

15

-0.7

-4.46

15,330

MAFPF1

4.2

3.9

4.2

0.1

2.44

41,820

MCP

16.6

16

16.5

0

0.00

9,970

MCV

11.3

11.1

11.1

-0.3

-2.63

41,260

MHC

10.7

10

10.3

-0.1

-0.96

24,400

MPC

12.7

12.4

12.4

0

0.00

51,820

NAV

13.6

13.5

13.6

0.6

4.62

89,450

NHC

43

42

42

-0.7

-1.64

1,820

NKD

31

30.5

31

-1

-3.13

1,250

NSC

27

26.6

26.6

-1.3

-4.66

20,100

NTL

39.8

39

39.8

0.8

2.05

43,840

OPC

34.8

34.7

34.7

-1.8

-4.93

25,150

PAC

40.5

39

39.3

-1.2

-2.96

4,680

PET

17.5

17

17.2

-0.4

-2.27

74,550

PGC

11.7

11.1

11.2

-0.4

-3.45

57,780

PIT

14.7

14.4

14.4

0

0.00

7,260

PJT

12.7

12.5

12.5

-0.2

-1.57

19,010

PMS

19.2

17.9

19.2

0.4

2.13

1,010

PNC

11

10.5

11

0.5

4.76

2,550

PPC

23.9

23

23.1

-1.1

-4.55

68,050

PRUBF1

4.2

4.1

4.1

-0.1

-2.38

40,260

PVD

71.5

71

71.5

-0.5

-0.69

38,410

PVF

20.7

19.9

20.2

-0.6

-2.88

323,440

PVT

18.1

17.6

17.6

-0.7

-3.83

81,170

RAL

29.5

28.3

29.5

0.5

1.72

6,740

REE

24.8

23.9

23.9

-1.1

-4.40

327,990

RHC

21.3

20

21

0.6

2.94

5,500

RIC

19.5

18.1

19.5

0.5

2.63

65,060

SAF

20

18.8

18.8

-0.8

-4.08

1,400

SAM

17.6

16.8

16.9

-0.7

-3.98

263,300

SAV

12.8

12.8

12.8

-0.2

-1.54

4,090

SBT

9.8

9.6

9.8

0

0.00

122,790

SC5

29.2

28.5

28.7

-0.8

-2.71

37,020

SCD

16.6

16.1

16.1

-0.5

-3.01

1,720

SDN

16.6

15.3

16.6

0.7

4.40

5,500

SFC




0

SFI

47.5

45.6

45.6

-2.3

-4.80

23,330

SFN

10.5

10.3

10.3

-0.5

-4.63

4,040

SGC

12.5

12.5

12.5

-0.5

-3.85

2,480

SGH

81.5

81.5

81.5

1.5

1.88

10

SGT

25

24.7

24.9

-0.5

-1.97

9,950

SHC

24.5

24.4

24.5

-1.1

-4.30

11,760

SJ1

16

15.8

15.8

-0.2

-1.25

2,470

SJD

14.3

14

14.3

-0.2

-1.38

3,500

SJS

74.5

72

73

-1.5

-2.01

109,460

SMC

22.9

21.2

22.2

-0.1

-0.45

12,040

SSC

20.6

20.6

20.6

-0.8

-3.74

900

SSI

35

33.4

33.4

-1.7

-4.84

831,110

ST8

27.3

26.2

26.2

-1.3

-4.73

330

STB

23.9

23

23.2

-0.4

-1.69

1,711,740

SZL

56

54

56

0

0.00

12,130

TAC

27.9

27.6

27.6

-1.4

-4.83

201,150

TCM

11.1

11.1

11.1

0.5

4.72

302,000

TCR

10

9.9

10

-0.4

-3.85

6,240

TCT

88

84

84

-4

-4.55

3,500

TDH

35

33.2

34.5

0

0.00

107,870

TMC

23

22.9

22.9

-1.2

-4.98

7,210

TMS

36

34.2

34.2

-1.8

-5.00

1,990

TNA

17

16.7

17

-0.5

-2.86

1,190

TNC

10.6

10.3

10.6

0.1

0.95

24,570

TPC

8.8

8.5

8.5

-0.2

-2.30

17,670

TRC

32.5

30.9

31

-1.5

-4.62

69,780

TRI

9.9

9.6

9.9

0.4

4.21

136,890

TS4

9.9

9.7

9.7

-0.4

-3.96

15,300

TSC

48

45.2

45.2

-1.9

-4.03

11,780

TTC

10

9.5

10

0

0.00

14,660

TTF

15.7

15.4

15.6

-0.6

-3.70

11,900

TTP

20

19.6

19.8

-0.5

-2.46

27,560

TYA

13.7

13.4

13.5

-0.4

-2.88

31,230

UIC

11.6

11.3

11.6

-0.1

-0.85

9,510

UNI

16.5

16

16

0.1

0.63

15,680

VFC

9.5

9.1

9.1

-0.3

-3.19

15,970

VFMVF1

9.1

8.8

8.9

-0.2

-2.20

33,960

VFMVF4

5.1

4.9

5

-0.1

-1.96

54,780

VGP

23.2

22.1

23.2

0

0.00

1,870

VHC

19.6

18.4

18.5

-0.7

-3.65

38,190

VHG

9

8.7

8.7

-0.1

-1.14

5,470

VIC

78

76.5

78

0

0.00

53,830

VID

9.9

9.6

9.9

-0.1

-1.00

33,360

VIP

12.5

12.3

12.4

-0.2

-1.59

221,900

VIS

25.1

23.5

24.5

0.2

0.82

24,120

VKP

8.2

8

8.2

-0.1

-1.20

17,530

VNA

21.4

21

21.3

0.3

1.43

70,550

VNE

8

7.8

7.8

-0.2

-2.50

53,730

VNM

86.5

84.5

85

-1.5

-1.73

37,750

VNS

19.8

19.4

19.5

-0.3

-1.52

33,640

VPK

8.9

8.5

8.9

0.2

2.30

6,710

VPL

98

97

97

-1.5

-1.52

53,400

VSC

60

58.5

60

-1

-1.64

27,260

VSG

13.4

13.1

13.1

-0.3

-2.24

2,130

VSH

28

27.8

28

0.1

0.36

15,970

VTA

8

7.5

8

0.2

2.56

4,320

VTB

15.6

14.6

15.6

0.3

1.96

9,100

VTC

11.2

11.2

11.2

-0.5

-4.27

940

VTO

13.9

13.7

13.7

-0.2

-1.44

135,710



ATPVietnam