(ATPvietnam.com) -Kết thúc phiên cuối tuần, giá dầu đã tăng rất mạnh, quay ngược lên ngưỡng trên 104 USD/thùng.

Cụ thể, giá dầu thô giao tháng 10/2008 trên thị trường New York phiên vừa qua đã tăng tới 6,67 USD/thùng, tương đương tăng 6,81%, lên mức 104,55 USD/thùng.

Như vậy chỉ trong 3 phiên gần đây nhất thì giá dầu đã tăng thêm tới 15%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1998 tới nay.

Ảnh: Từ trái qua: Bộ tứ giải cứu thị trường tài chính gồm Chủ tịch Fed Ben Bernanke, Tổng thống George W. Bush, Bộ Trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Mỹ Christopher Cox. Ảnh Reuters.

Nguyên nhân của đợt tăng giá mạnh mẽ mấy ngày qua là do giới đầu tư kỳ vọng gói giải pháp cứu thị trường tài chính của Chính phủ Mỹ sẽ giúp ngăn chặn đà suy thoái kinh tế nước này, qua đó khôi phục lại sản xuất và kéo theo việc gia tăng nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.

Cũng như dầu, chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch cuối tuần đã tăng điểm mạnh mẽ.

Từ 16/9/2008, Bộ Tài chính - Công Thương chính thức cho phép doanh nghiệp đầu mối được tự định giá xăng dầu.

Điều này đồng nghĩa với việc giá xăng dầu trong nước từ nay sẽ được điều chỉnh bám sát diễn biến của thị trường thế giới.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải đăng ký giá bán xăng dầu với Tổ giám sát liên Bộ Tài chính - Công Thương trước thời điểm điều chỉnh giá 3 ngày (tính theo ngày làm việc).

Cụ thể, trong phiên giao dịch vừa qua, chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng 48,57 điểm, tức 4,3%, lên mức 1.255,08 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 368.,75 điểm, tức 3,4%, lên mức 11.388,44 điểm. Chỉ số Nasdaq dành cho các công ty công nghệ cao cũng tăng 74,8 điểm, tức 3,4%, lên mức 2.273,9 điểm.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh như vậy là do những biện pháp cấp bách của Chính phủ Mỹ, mà bộ tứ năng nổ thực hiện là Tổng thống George W. Bush, Chủ tịch Fed Ben Bernanke, Bộ Trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Mỹ Christopher Cox.

Bộ tứ này đã đưa ra kế hoạch bơm tiền để mua lại một số tài sản và các khoản nợ xấu từ các ngân hàng và tổ chức tài chính đồng thời tạm thời cho ngưng các hoạt động bán khống cổ phiếu để ngăn chặn làm giá xuống.

Trước đó, Fed và một loạt các ngân hàng trung ương châu Âu, Anh, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản và Canada đã phối hợp bơm 180 tỷ USD làm giảm sức ép lên các thị trường tài chính nhằm tránh một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu...

TTCK có bull trap?

|

Thị trường chứng khoán đã tăng điểm mạnh và khá bất ngờ làm nhiều nhà đầu tư lo lắng về khả năng bull trap.

Trong phiên giao dịch hôm qua (19-9), thị trường chứng khoán (CK) ở cả hai sàn đều tăng gần như hết biên độ. Không mã CK nào trên sàn TPHCM giảm giá. VN-Index đã tăng mạnh trở lại (tăng 19,78 điểm) lên 439,06 điểm. Chỉ số HaSTC-Index trên sàn Hà Nội cũng đã “cất cánh” khi tăng 9,66 điểm, lên 145,74 điểm.

Tăng mạnh

Bất ngờ là tâm trạng của nhà đầu tư trong phiên vừa qua. Duy nhất một mã CK trên sàn TPHCM đứng giá, còn lại 163 mã tăng, trong đó có đến 155 mã tăng kịch trần. Nếu phiên trước nhà đầu tư “xếp hàng” tranh bán thì phiên này, ngược lại, “xếp hàng” tranh mua.
Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CK SJC, động thái mua vào hơn 43% khối lượng toàn thị trường phiên trước đó của nhà đầu tư nước ngoài cho thấy thị trường có dấu hiệu tăng trở lại.
Các nhà phân tích cho rằng khủng hoảng tài chính Mỹ chỉ tác động một phần tâm lý của nhà đầu tư, chứ chưa ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô của VN.

Có bull trap?

Ông Phan Anh Tuấn, Giám đốc phân tích Công ty CK Vincom, cho rằng thị trường giảm mạnh trong thời gian qua một phần là do thị trường điều chỉnh vì đã tăng khá mạnh. Nhưng lẽ ra đã tăng trở lại sớm hơn vì VN-Index dưới mức 450 điểm.
Tuy nhiên, thông tin chỉ số CPI tháng 9 sẽ đạt dưới 1%, giảm quá lớn, lại đặt ra lo ngại khác cho nhà đầu tư.
Đó là dù lạm phát giảm nhưng doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn về chi phí. Chính vì thế, sự tăng mạnh trong phiên này đã làm cho nhiều nhà đầu tư nghi ngờ về khả năng bull trap (tăng giả- rồi sẽ giảm lại) của thị trường.
Một chuyên gia CK cho rằng động thái tiếp theo mà nhà đầu tư có thể theo dõi để quyết định mua vào ở những phiên tới hay không chính là ở nhà đầu tư nước ngoài. Nếu họ vẫn bán ra mạnh ở những cổ phiếu có khả năng dẫn dắt thị trường thì đó thật sự là sức ép cho nhà đầu tư trong nước.
Ông Phan Anh Tuấn cho rằng nếu là nhà đầu tư trường vốn thì thời điểm này vẫn có thể mua vào cổ phiếu, còn nếu là nhà đầu tư ngắn hạn thì hãy quan tâm đến kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết sẽ thể hiện vào tuần đầu tháng 10.

SSC chưa có quyết định về biên độ

Trong khi thị trường giảm mạnh ba phiên liên tiếp, nhiều người cho rằng nếu giảm quá sâu, Ủy ban CK Nhà nước (SSC) sẽ tạm đóng cửa hay sẽ thu hẹp biên độ. Cũng có một số nhà đầu tư cho rằng SSC nên trả biên độ của sàn Hà Nội về mức 10%, đồng thời cho phép mua bán ngay (T+0) để thị trường phát triển hơn. Ngày 19-9, trao đổi vấn đề này với phóng viên Báo Người Lao động, ông Nguyễn Sơn, Trưởng Ban Phát triển thị trường CK, SSC, khẳng định SSC vẫn đang giám sát, theo dõi thị trường rất sát nhưng vẫn chưa có quyết định nào cho việc thu hẹp hay mở rộng biên độ tại hai sàn CK.

(Theo NLĐ)

Cơn bão tài chính diễn ra tại Mỹ đang làm “nóng” lên những nghi ngại về khả năng tháo chạy của NĐT nước ngoài khỏi Việt Nam, tình hình có thực sự tồi tệ như vậy không?

Trong nhiều ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước không ngừng đưa tin về tình hình tồi tệ của nền kinh tế đứng đầu thế giới và nổi bật là các biến cố lớn ở Merrill Lynch và Lehman Brothers. Có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh vấn đề này về mức độ ảnh hưởng của nó đối với Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK), đặc biệt là động thái của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian này.

Cho đến thời điểm này, mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO được gần 2 năm, nhưng bất cứ ai cũng thấy mực độ hội nhập với kinh tế thế giới của Việt nam còn rất hạn chế. Đặc biệt là với TTCK non trẻ của Việt Nam thì còn ít hơn nữa, tính liên thông gần như chưa có, có chăng hiện nay chỉ là ảnh hưởng tâm lý đầu tư (?)

Theo dõi tình hình chứng khoán thế giới và tình hình chứng khoán VN trong thời gian qua có thể thấy rõ. Trong khi TTCK Mỹ xuống dốc đi cùng với thông tin về tình hình khó khăn của các tập đoàn tài chính lớn của Mỹ (khoảng thời gian tháng 8/2008), các thị trường CK hàng đầu châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan… xuống dốc thì TTCK Việt Nam ngược lại, tăng mạnh.

Ngày 17/9/2008, sau khi tin Lehman Brothers phá sản được xác nhận (cũng trong thời gian đó cũng có tin xác nhận Fed chi hơn 80 tỉ USD cứu AIG), TTCK Mỹ tăng, TTCK Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan tăng, nhưng Việt Nam vẫn giảm mạnh (ngày 18/9/2008). Hơn nữa trước đó TTCK Việt Nam đã sụt giảm liên tiếp 2 tuần. Như vậy có nên kết luận TTCK Việt Nam giảm mạnh do chịu ảnh hưởng từ các tín hiệu xấu của tình hình tài chính Mỹ không?

Tôi không bác bỏ hoàn toàn việc TTCK Việt Nam có chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới lúc này, nhưng sự ảnh hưởng đó chỉ dừng lại ở mức độ tâm lý nhà đầu tư, xa hơn nữa là ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp (với mức độ bài viết không phân tích sâu hơn)… nhưng đó là lâu dài và không lo ngại đến mức như hiện nay nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa. Không những thế, TTCK Việt Nam còn có lợi trong tình hình này, do là thị trường mới nổi, không chịu ảnh hưởng nhiều của cơn bão tài chính ở Mỹ nên đây cũng là một trong những nơi đầu tư tốt, ít nhất trong thời gian này.

Các số liệu giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài gần đây chưa cho thấy dấu hiệu của đợt tháo chạy.
(Số liệu giao dịch ngày 18/9/2008, theo CafeF)
(Nguồn: CafeF)

Trong thời gian này, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn chưa thực sự khởi sắc, nhưng về cơ bản đã đi dần vào ổn định, lạm phát đã có dấu hiệu giảm dần (điều đó càng được khẳng định trong tình hình giá dầu giảm dưới 100 USD/thùng). Thêm vào đó, tình hình hiện nay không tồi tệ như thời gian trước tháng 6/2008. Vậy thời điểm này có phải là cơ hội mua vào hay không? Cái đó mỗi nhà đầu tư cần tự tìm ra câu trả lời cho chính mình.

Trong bài viết này tôi không đưa ra nhiều phán đoán về đáy của đợt giảm trên quan điểm cá nhân, chỉ xin đưa ra một số nhận định giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin để có được quyết định chính xác hơn.
(theo Cafef)

Khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài trong tuần vẫn đạt mức cao. Các mã blue-chip chiếm ưu thế hơn hẳn, trong đó SSI tiếp tục dẫn đầu bảng với gần 3,3 triệu đơn vị mua vào thành công.

Top 10 chứng khoán được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất tuần qua
STT Mã CP SL mua vào
1 SSI 3.296.370
2 DPM 2.272.620
3 PPC 468.720
4 FPT 450.410
5 VSH 422.430
6 PVD 356.120
7 VNM 341.820
8 VTO 159.290
9 DHG 155.720
10 PRUBF1 100.920

Tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã gom vào 10.609.150 đơn vị, trong khi bán ra chỉ 2.312.690 đơn vị. Đáng chú ý, các mã blue-chip vẫn được khối ngoại chuộng nhiều nhất, trong đó phải kể đến SSI, DPM, PPC, FPT... Tuy SSI vẫn ở vị trí đầu bảng như tuần trước nhưng đã giảm 500.000 cổ phiếu, có thể do trong tuần chỉ diễn ra 3 phiên giao dịch.

Phiên giao dịch ngày thứ sáu, khối ngoại mua mạnh nhất với gần 4,5 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu, gấp 4 lần số lượng bán ra.

Giao dịch trái phiếu tuần rồi giảm mạnh, chỉ có 750.000 đơn vị, trong khi vào thứ hai tuần trước khối ngoại đã mua vào tới 4,5 triệu đơn vị.

Đại diện một quỹ đầu tư cho rằng, sở dĩ khối ngoại thích các blue-chip vì đây là những mã có tính thanh khoản cao, đủ thông tin cần thiết cho nhà đầu tư, có doanh thu ổn định và không có nợ quá hạn.

Vị đại diện này cũng nhận định, khi Vn-Index ở ngưỡng 500 điểm, sức mua của nhà đầu tư nước ngoài đang rất cao, do vậy thị trường không thể hiện diện lâu dưới ngưỡng 500 điểm.

Ông Đào Trung Kiên, Giám đốc phân tích tài chính công ty Vifinfo nhận định, năm tài chính cũng vừa kết thúc, một số quỹ đầu tư có lợi nhuận và họ sẽ dùng số tiền đó để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam. Và cổ phiếu mà họ tin tưởng đầu tư thường là những cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn trên thị trường.

Kể từ hôm thứ năm (17/4) trên bảng giao dịch trực tuyến Hose cột hiển thị số lượng chứng khoán nhà đầu tư nước ngoài mua ở từng mã đã bị gỡ xuống, thay thế vào đó là cột tổng khối lượng giao dịch (TKLGD).

Một quan chức Hose giải thích, sẽ thiếu công bằng cho nhà đầu tư khi họ chỉ biết khối ngoại mua gì trên bảng trực tuyến mà không hiển thị cột bán bên cạnh. Hose đang nghiên cứu phương án bổ sung, do vậy trong thời gian tới, nhà đầu tư nếu muốn xem khối ngoại chọn mua bán cổ phiếu gì thì chờ sau khi kết thúc phiên giao dịch, xem kết quả giao dịch cuối ngày.

VNexpress

Hãng định mức tín nhiệm danh tiếng thế giới vừa xây dựng chỉ số S&P Vietnam 10 nhằm giới thiệu với các nhà đầu tư quốc tế danh mục 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và tính thanh khoản tốt nhất Việt Nam hiện nay.

Có tên trong danh sách này là đại diện đến từ các lĩnh vực tiêu dùng, năng lượng, công nghiệp, công nghệ thông tin, sản xuất nguyên liệu và cung cấp dịch vụ chung (như điện, nước, gas).

Riêng TOP 5 có tới 4 công ty của ngành dầu khí như Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS), Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Dầu khí (PVD), Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ - DPM), Bảo hiểm Dầu khí (PVI).

Tập đoàn FPT, đại diện cho lĩnh vực công nghệ cũng có tên trong danh sách 5 cổ phiếu hàng đầu Việt Nam do Standard & Poor's lựa chọn.

Ông Robin Lo, giám đốc cấp cao phụ trách lĩnh vực xây dựng các bộ chỉ số của Standard & Poor’s nói: "S&P Vietnam 10 Index sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quốc tế tiếp cận với thị trường chứng khoán Việt Nam một cách có định hướng".

Để lọt vào nhóm S&P Vietnam 10 Index, các công ty phải đáp ứng những yêu cầu nhất định về quy mô, tính thanh khoản, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và khả năng thương mại không bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Trong đó, quy mô vốn hóa của mỗi công ty phải trên 50 triệu USD và giao dịch trong ba tháng gần nhất phải đạt trên 250.000 USD mỗi ngày.

Song Linh (theo The Economic Times)

Theo Cục Thống kê TPHCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại thành phố trong tháng 9 chỉ có mức tăng 0,11% so với tháng trước. Đây là mức tăng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 4.2007 đến nay.

Nếu so với đầu năm, chỉ số này có mức tăng 19,69% và nếu so với cách đây một năm có mức tăng 27,53%.

Trong tháng 9, những nhóm hàng có mức tăng giá cao nhất là nhóm văn hóa thể thao giải trí (+2,87%), kế đến là các nhóm thiết bị đồ dùng gia đình (+0,91%), nhóm may mặc (+0,62%), nhóm thuốc và dịch vụ y tế (+0,54%).

Các nhóm hàng giảm giá là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt (-1,35%), nhóm giao thông, bưu chính viễn thông (-0,55%). Trong nhóm hàng lương thực, các loại gạo thường, nếp, bột mì, bún, đều đứng giá hoặc giảm nhẹ. Lượng gạo từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về thành phố khá dồi dào, giá bán lẻ hầu hết các loại gạo nếp đều giảm so với tháng trước từ 300-500 đ/kg.

Giá thực phẩm cũng giảm nhẹ, tập trung ở các mặt hàng như: thịt gia súc tươi sống (-2,01%), thịt gia cầm tươi sống (-0,78%), trứng các loại (-4,12%), dầu mỡ ăn (-3,51%), thủy sản tươi sống (-1,34%).

Mới đây, UBND TP Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho 9 doanh nghiệp dược hỗ trợ vốn 409 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, không tính lãi trong thời gian 6 tháng, để thu mua dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009 góp phần bình ổn giá thị trường.

Các doanh nghiệp đang có nhiều cố gắng tổ chức thu mua nguồn hàng, đảm bảo số lượng và chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong các tháng cao điểm trước, trong và sau Tết; thực hiện mức giá bán thấp hơn giá thị trường từng thời điểm tối thiểu 10%.(Nguồn: TTX, 19/9)

Bài viết này chỉ là một số thảo luận trên khía cạnh kế toán thuần túy liên quan đến việc sử dụng thông tin tài chính trong báo cáo tài chính được lập theo chế độ kế toán Việt Nam. Bài viết không đặt mục tiêu nêu lên tất cả các tình huống trong thực tiễn mà nhà đầu tư cần phải xem xét điều chỉnh.

C. Một số "nghiệp vụ đặc biệt"

Giao dịch với bên liên quan thuộc "tầm ảnh hưởng" của DN hoặc giao dịch với bên liên quan cùng chịu sự kiểm soát bởi một chủ thể

Một DN hoặc chủ sở hữu chính của DN đó có thể thiết lập một "đơn vị đặc biệt" và sử dụng đơn vị này cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích giúp DN "điều hòa" hoặc "làm đẹp" các chỉ tiêu của báo cáo tài chính. Chẳng hạn, khi DN không đạt được chỉ tiêu doanh thu hay lợi nhuận mong muốn thì có thể tiến hành "bán" hàng hóa, tài sản cho đơn vị đặc biệt để tạo doanh thu và lợi nhuận.

Chế độ kế toán Việt Nam quy định về việc hợp nhất báo cáo tài chính và loại trừ các khoản doanh thu cùng với lợi nhuận chưa thực hiện của giao dịch giữa công ty mẹ với công ty con, chứ không quy định loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện của giao dịch giữa công ty mẹ với công ty liên kết. Còn đối với các giao dịch giữa DN với "đơn vị đặc biệt", trong đó công ty mẹ không nắm quyền sở hữu cổ phiếu thì chế độ kế toán Việt Nam chỉ yêu cầu công bố thông tin về các giao dịch này trong thuyết minh báo cáo tài chính, chứ không yêu cầu xem xét bản chất thực tế của mối quan hệ để hạch toán và loại trừ cho phù hợp.

Người sử dụng thông tin cần đọc kỹ thuyết minh báo cáo tài chính về nghiệp vụ với các bên liên quan để xem xét bản chất thực của các nghiệp vụ và tính thích hợp của các điều khoản giao dịch. Khi các giao dịch này không có ý nghĩa kinh tế thực sự hoặc các điều khoản giao dịch xa rời với thị trường thì người sử dụng thông tin cần thực hiện các điều chỉnh thích hợp để đưa các chỉ tiêu tài chính trở về giá trị và bản chất thực của nó.

Lợi thế thương mại phát sinh trong hợp nhất kinh doanh

Chế độ kế toán Việt Nam quy định, khoản lợi thế thương mại phát sinh trong hợp nhất kinh doanh phải được phân bổ trong khoảng thời gian không quá 10 năm và khoản phân bổ này được hạch toán vào chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. Quy định này khác với quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành, theo đó lợi thế thương mại phát sinh từ hợp nhất kinh doanh không được phân bổ, nhưng DN phải đánh giá khả năng suy giảm giá trị và nếu có thì khoản suy giảm giá trị phải được hạch toán vào chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Dưới góc độ tài chính thì khoản chi phí phát sinh từ phân bổ lợi thế thương mại hay suy giảm giá trị lợi thế thương mại cần phải được lưu ý loại trừ ra khỏi kết quả kinh doanh khi sử dụng số liệu kế toán để dự đoán triển vọng trong tương lai của DN, vì khoản này thuộc về hoạt động đầu tư, chứ không thuộc về các dòng thu nhập/chi phí từ hoạt động kinh doanh chính của DN.

Các khoản thu nhập (chi phí) phát sinh bất thường, lợi nhuận (lỗ) của lĩnh vực ngừng hoạt động kinh doanh

Khi định giá cổ phiếu dựa vào dòng lợi nhuận dài hạn của DN, nhà đầu tư cần tách các khoản bất thường và các khoản không thuộc hoạt động kinh doanh chính và bền vững ra khỏi chỉ tiêu lợi nhuận. Chẳng hạn, cần phải tách ra khỏi chỉ tiêu lợi nhuận các khoản lãi (lỗ) do bán tài sản cố định, lãi (lỗ) kinh doanh chứng khoán của các DN không chuyên, lãi (lỗ) của mảng kinh doanh bị bán hoặc tách ra khỏi DN.

Nhà đầu tư có thể tìm thấy chi tiết về các khoản lãi (lỗ) bất thường và thu nhập (chi phí) hoạt động tài chính trong thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, chế độ kế toán Việt Nam chưa quy định DN phải trình bày và công bố thông tin về lãi (lỗ) của mảng hoạt động kinh doanh bị bán hoặc tách ra khỏi DN. Do đó, nhà đầu tư cần thu thập thêm các thông tin này để thực hiệc các điều chỉnh thích hợp.

Các công cụ phái sinh

Công cụ phái sinh là những sản phẩm tài chính được thiết kế và tạo nên từ một loại công cụ cổ điển trên thị trường, như hợp đồng mua bán kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi lãi suất, quyền chọn mua, quyền chọn bán… Công cụ phái sinh có thể được sử dụng như một phương pháp dự phòng rủi ro hoặc có thể sử dụng như một nghiệp vụ đầu cơ. Dù được sử dụng cho mục đích nào thì công cụ phái sinh đều mang một giá trị nhất định khi các điều kiện thị trường thay đổi sau ngày công cụ này được xác lập và giao dịch lần đầu.

Chế độ kế toán Việt Nam chưa có hướng dẫn về phương pháp kế toán và công bố thông tin đối với công cụ phái sinh (riêng chế độ kế toán áp dụng cho ngân hàng thì chỉ yêu cầu trình bày công cụ phái sinh như một tài khoản ngoại bảng, chứ chưa quy định phải đánh giá theo giá trị hợp lý để hạch toán vào bảng cân đối kế toán). Vì vậy, nhà đầu tư cần thu thập thêm thông tin về các nghiệp vụ này để đánh giá ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của DN.

Kết luận

Bài viết này chỉ là một số thảo luận trên khía cạnh kế toán thuần túy liên quan đến việc sử dụng thông tin tài chính trong báo cáo tài chính được lập theo chế độ kế toán Việt Nam. Bài viết không đặt mục tiêu nêu lên tất cả các tình huống trong thực tiễn mà nhà đầu tư cần phải xem xét điều chỉnh. Để có thể phân tích thông tin tài chính và thực hiện các điều chỉnh cần thiết một cách toàn diện trong mỗi tình huống cụ thể, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và nắm vững các nguyên tắc kế toán cũng như các khía cạnh tài chính của mỗi nghiệp vụ. Các thông tin tài chính sau khi "xử lý" lại nên được xem xét trong mối tương quan với các thông tin khác về đơn vị có cổ phiếu được quan tâm, bao gồm cả các thông tin tài chính tương lai, mang tích chất dự báo và các thông tin phi tài chính khác.

(theo ĐTCK)

Sau khi chạm đáy 366,02 điểm vào ngày 20/6/2008, VN-Index đã có sự phục hồi khá mạnh, đạt 489,83 điểm ngày 17/7.

Nhưng sau đó, thị trường chứng khoán (TTCK) lại sụt giảm, đặc biệt là khi thông tin tăng giá xăng dầu được công bố. Dưới đây là cuộc trao đổi với các chuyên gia về tác động của việc tăng giá xăng dầu tới TTCK.

Ông Nguyễn Đình Phong, Giám đốc khối Dịch vụ và Đầu tư CTCK VNDirect

Xăng dầu chiếm tỷ trọng gần 3% trong rổ hàng tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nên việc tăng giá xăng có ảnh hưởng ngay lập tức tới chỉ số này. Nhìn dài hạn hơn, xăng dầu có ảnh hưởng gián tiếp tới CPI vì hầu hết hàng hóa sẽ trở nên đắt hơn khi chi phí sản xuất, trong đó xăng dầu luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ, tăng lên. Thời gian gần đây, các NĐT đặc biệt quan tâm đến CPI, đến lạm phát. Việc xăng dầu đột ngột tăng giá đến 30% tác động mạnh tới tâm lý NĐT và hậu quả của nó thể hiện ở kết quả giao dịch chứng khoán (giá giảm, lượng giao dịch thấp).

Nhiều người cho rằng, tác động đơn thuần này cũng đủ để kéo VN-Index xuống mốc 300 điểm, còn tôi không cho rằng, đó là lời nói quá, đặc biệt khi tâm lý của đa phần NĐT trong giai đoạn này không ổn định. Tuy nhiên, mọi dự đoán về VN-Index lúc này đều không có nhiều ý nghĩa, vì người ta chỉ có thể dự báo chính xác với các tham số đầu vào không có nhiều biến động. Hiện nay, môi trường kinh doanh của DN và môi trường đầu tư của các NĐT không ổn định, có thể xảy ra nhiều biến động bất ngờ. Các DN và NĐT cần biết rủi ro hệ thống và có chiến lược phòng ngừa, bảo toàn vốn phù hợp.

Ông Trần Hoài Phương, Tổng giám đốc CTCK Gia Quyền

Việc tăng giá xăng dầu tác động đến TTCK ở hai khía cạnh: thứ nhất, việc tăng giá nhiên liệu sẽ tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh của một số DN như vận tải, DN thuộc ngành sản xuất sử dụng nhiều nhiên liệu... hoặc gián tiếp đội chi phí của hầu hết DN các ngành khác; thứ hai, việc tăng giá xăng dầu có tác động tâm lý rất lớn đến các NĐT. Với tác động trực tiếp, DN có thể chuyển giao một phần chi phí vào sản phẩm. Tuy nhiên, do Chính phủ đang thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát nên việc tăng giá sản phẩm đầu ra không thể tùy tiện, mà cần có lộ trình. Vì vậy, lợi nhuận của nhiều DN sẽ bị ảnh hưởng, mức ảnh hưởng tùy thuộc hàm lượng sử dụng nhiên liệu. Lưu ý, tác động này cần một độ trễ nhất định.

Giai đoạn này là thách thức cho nhiều DN phải thích ứng với hoàn cảnh mới, tổ chức lại hoạt động có hiệu quả, gọn nhẹ, tiết kiệm. Với tác động tâm lý, sẽ ảnh hưởng mau lẹ đến TTCK. Theo dõi diễn biến TTCK thời gian qua có thể thấy, xu hướng thị trường phụ thuộc khá nhiều vào tâm lý NĐT, mà tâm lý NĐT phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố tăng trưởng kinh tế vĩ mô, tình hình lạm phát... Tuy nhiên, vẫn có một số lĩnh vực ít bị ảnh hưởng như: kinh doanh khách sạn, văn phòng...

Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc CTCK Tân Việt

Quyết định tăng giá xăng dầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý NĐT trên TTCK. Dễ nhận thấy là khó khăn của nền kinh tế vẫn chưa được giải quyết, nguy cơ lạm phát tăng, lo ngại về sự bất ổn của nền kinh tế vẫn tiềm ẩn nên diễn biến của TTCK trong thời gian tới là rất khó lường và sẽ có sự phân hóa rõ nét của từng nhóm cổ phiếu. Tăng giá xăng dầu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều ngành và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các DN trong 6 tháng cuối năm. Do vậy, NĐT nên lựa chọn cổ phiếu của các DN có kết quả kinh doanh khả quan, chỉ số P/E thấp…

Ông Phan Hữu Huỳnh, Tổng giám đốc CTCK IBS

TTCK có dấu hiệu chững lại sau 3 tuần tăng mạnh cũng là theo quy luật tất yếu của thị trường. Việc tăng giá xăng dầu gây "sốc" đến tâm lý, nhưng không nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Suy cho cùng thì Chính phủ không thể "gồng mình" lên mãi, cần sự chia sẻ của người dân, trong đó có các NĐT chứng khoán. Tuy nhiên, hệ lụy của việc tăng giá xăng dầu là chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá nhiều mặt hàng khác tăng… sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN sản xuất nói chung và các DN đặc thù nói riêng. Lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất… có dấu hiệu sẽ tăng trong những tháng cuối năm và điều này có nghĩa là TTCK sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong thời gian tới.

Ông Nhậm Hà Hải, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của FPT Capital

Quyết định tăng giá xăng dầu lần này cho thấy ngân sách không thể bao cấp mãi cho giá xăng dầu, một bộ phận NĐT có thể bị "sốc" bởi gần đây nhiều thông tin từ báo chí nói rằng, giá cả các mặt hàng thiết yếu sẽ bình ổn trong 6 tháng cuối năm. Giá nhiên liệu tăng ai cũng nhìn rõ sẽ tác động đến nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 do đó có thể tăng mạnh. Điều quan trọng với TTCK là diễn biến giá, cung cầu lại chịu tác động bởi tâm lý nhiều hơn. Khi tâm lý NĐT chưa ổn định, cú "sốc" này đến với họ được nhìn nhận với diễn biến xấu hơn. Tuy nhiên, tôi nhìn nhận đợt điều chỉnh của TTCK lần này sẽ không mạnh, sâu như trước.

Có hai yếu tố nên nhìn nhận: thứ nhất, áp lực giải chấp không còn lớn như trước; thứ hai, trong thời gian vừa qua, thị trường thu hút một lượng NĐT mới, tiền mới, tuy không thể khẳng định nhưng nhiều khả năng nguồn tiền này không có nguồn gốc vay mượn, do vậy áp lực bán tháo cổ phiếu bằng bất cứ giá nào để trả nợ ít hơn. Khi thị trường xuống, cơ hội đầu tư vẫn còn, nhưng sẽ là khó khăn cho NĐT trong việc lựa chọn hàng hóa. Theo tôi, NĐT chỉ nên chú ý đến những cổ phiếu có P/E dưới 10 và phải đánh giá rất kỹ tình hình tài chính, bản chất hoạt động, cơ cấu vốn vay… của DN.

(Theo VnMedia)

A. NHẬN DẠNG NHỮNG CP ĐANG SUY YẾU.

Những dấu hiệu cảnh báo:

KLGD nhiều khi giá xuống, KLGD ít khi giá lên à phân tán (KL dư bán lớn)

Giá của nó không theo cùng chiều với giá của thị trường.

Gọi là suy yếu khi không thể gượng dậy để tăng sau thời kỳ củng cố - mà không có lý do cơ bản để biện minh cho động thái ấy.

Khi 1 cp lên giá nhiều rồi thì thường là cơ hội để nhiều người bán tháo ra . Trong khi đó những tay chơi còn trớn vẫn đang mua thêm nhưng không thể nào giúp cho cp ấy vượt thoát lên được à khi không thể vượt thoát lên, những tay chơi còn trớn đó mới bắt đầu bán ra theo, làm cho khung giá cp lọt vào một vòng xoắn ốc giảm dần à nếu giá cp giảm xuống thấp hơn đường đáy của khung giá thì sẽ đến lượt những NĐT nào đã đặt lệnh dừng bán cũng phải bán ra theo.

Cp nào cũng có thể bị ồ ạt bán ra vì nhiều lý do. Thường thì do có những thông tin tiêu cực liên quan đến thu nhập hay đến triển vọng kinh doanh.

Để không bị mắc bẫy, ta cần theo dõi cp của mình và để ý xem có hiện tượng phân tán hay không à KLDD lớn nhưng giá không đổi hay giảm, nếu sau một đợt sụt giảm lớn, ngày hôm sau giá cp tăng với KLDD thấp thì đó là tín hiệu giá còn xuống nữa.

Cũng nên theo dõi những cp lãnh đạo của nhó, nếu chúng đang bị phân tán thì những cp khác trong nhóm cũng sớm bị phân tán theo.

B. NHỮNG CP NÓNG GIÒN

Thường lành ít dữ nhiều, nên tìm hiểu kỹ để xác định xem sự lên giá của nó là tạm thời hay bền vững :

Lý do của sự tăng giá :

* Thu nhập dự kiến.
* Tình hình DN có cho phép duy trì mức thu nhập hiện nay không.
* Tỷ số P/E.
* Những sản phẩm và cty cạnh tranh, nó có phải là cty hàng đầu trong ngành không.
* Những điểm mạnh và yếu của cty, năng lực và phẩm chất lãnh đạo cty.

C. SỰ BÙNG NỔ

Hiện tượng 1 cp đang tăng giá bỗng giá vọt lên cao thì gọi là bùng nổ.

Khi thị trường cp chuyển biến rất mạnh, nó có thể làm cho giá nhiều cp bước vào giai đoạn bùng nổ. Ai mà sớm nhận ra tín hiệu ấy thì có thể thu được lợi nhuận lớn.

Những tín hiệu bùng nổ có thể là :

Đường biểu diễn giá nhọn như cây kim với KLGD lớn – trên biểu đồ ngày – nếu cả trên biểu đồ tuần thì còn mạnh hơn nữa.

Giá cp cao hơn TBDD25 từ 80% trở lên.

Những tín hiệu cảnh báo khi theo dõi tình trạng bùng nổ là :

Đỉnh tình thế : là khi cp tăng tốc ngay từ ngày đầu giao dịch.

Đỉnh khả tín : là sau khi giao dịch ở nhiều mức giá chênh lệch khá lớn, nó đóng cửa gần mức thấp trong ngày.

Đỉnh tối hậu : là mức giá đạt được sau 1 ngày có KLGD lớn nhất kể từ khi có bùng nổ.

Giá không tăng mặc dù KLGD rất lớn à biến chuyển này chắc chắn sắp kết thúc rồi

Mức giá cao mới sau 1 ngày KLGD rất thấp à đó chắn chắn là tín hiệu giá xuống

Để đối phó với trình trạng bùng nổ :

Hoặc bán bớt ½

Bán hết – cần xem them biểu đồ, tránh bán trể thì mất lời , hoặc lỗ.

7 Loại Cổ Phiếu

|

1. Blue chip stock : vốn hóa thị trường trên 1 tỷ đô ( hơn 16.000 tỷ vn ) : có thu nhập ổn định, chia cổ tức đều đặn, cao giá trên thị trường.

2. Cyclical stock : đồng hành cùng sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế : ngành giấy, ôtô, hóa chất.

3. Defensive stock : không lệ thuộc chu kỳ nền kinh tế : năng lượng và thực phẩm.

4. Value stock : cơ bản tốt, có lời nhưng còn vô danh, chỉ cần đợi thông tin tốt.

5. Concept stock : sản phẩm còn giai đọan thử nghiệm, nếu tung ra mà thành công có thể lời gấp nhiều lần – tuy nhiên cần hiểu biết.

6. Penny stock : tránh đầu tư vào.

7. Cổ phiếu tăng trưởng : tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình toàn ngành, ít lệ thuộc chu kỳ kinh tế

Những cách để tìm ra cổ phiếu dẫn đầu:

Cổ phiếu tăng giá cao có xu hướng tăng cao hơn nữa. cổ phiếu giảm giá có xu hướng giảm hơn nữa.

Những cổ phiếu chất lượng :

  1. Cần đạt được mức giá cao mới.
  2. Gần một mức cao mới.
  3. Có KLGD tăng đột biến.
  4. Lắng nghe thị trường chung.

Lưu ý : những cổ phiếu có độ cao mới trong thị trường đầu cơ giá lên có khuynh hướng cao hơn nữa. tìm những cổ phiếu có cơ sở chắc chắn, không dàn trải quá rộng.

Chứng khoán lấy lại niềm vui

|


Hàng loạt blue-chip quay đầu tăng giá đã truyền nhiệt sang những mã vừa và nhỏ trong không khí giao dịch sôi động và tất bật của cung cầu chứng khoán. Diễn biến ấy kéo Vn-Index lên 439,06 điểm, tăng 19,78 điểm (4,71%) trong phiên cuối tuần.

Ngay từ lúc mở cửa sàn TP HCM, nhiều cổ phiếu được đặt mua giá trần với khối lượng lớn, nhất là ở các blue-chip như STB, DPM, HPG, PVD, PPC... cộng với sự hợp tác của những mã vừa và nhỏ đã tạo sức bật cho Vn-Index. Chỉ số này sau nửa giờ giao dịch tăng đến 14,86 điểm, tạm dừng ở 434,14 điểm.

Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch bằng một phiên tăng mạnh 19,78 điểm. Ảnh: H.P.

Đáng chú ý, khối lượng giao dịch sau đợt 1 ở mức cao, với 12 triệu chứng khoán, gấp hơn 2 lần so với cùng đợt hôm qua, trị giá 428 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch ở mức cao chứng tỏ hành động chốt lời của nhà đầu tư vẫn chưa chấm dứt, nhất là khi 3 phiên giảm điểm vừa qua của Vn-Index đã lấy mất hơn 10% lợi nhuận của nhà đầu tư. Trong khi đó, lực cầu hôm nay đã dang rộng tay đón lấy nguồn cung chứ không còn do dự, chần chừ như các phiên trước.

Chính vì thế, chứng khoàn sàn HOSE tiến vào đợt khớp lệnh liên tục trong không khí sôi động và sự hào hứng của nhà đầu tư, lệnh mua được tăng cường và chiếm lĩnh diễn biến giao dịch. Trên bảng điện tử, dư mua đầy ắp, dư bán trống trơn với gần 100% mã tăng.

Việc nhà đầu tư xả hàng trở thành cơ hội để các nhà đầu tư khác mua vào, đón bước sóng tăng điểm mới. Do đó, tính thanh khoản của thị trường cải thiện hơn so với đợt 2 của 3 phiên liền trước khi có đến 22,4 triệu chứng khoán trao tay, tương ứng 762,5 tỷ đồng.

Kết phiên cuối tuần, Vn-Index tăng gần hết biên độ cho phép với 4,71% sau khi giảm tổng cộng 12,56% ở 3 phiên liền trước, vượt qua những lo ngại về sự suy giảm của thị trường tài chính Mỹ sẽ ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán hai sàn.

Đồng loạt 163 mã tăng, chỉ mỗi DCL đứng giá, không có mã giảm. DHG tăng mạnh 6 điểm, VPL, VNM, FPT cùng SJS có mức tăng 4.000 - 5.000 đồng một cổ phiếu. STB tiếp tục dẫn đầu thị trường về khối lượng khớp lệnh với gần 2 triệu cổ phiếu, kế đến là SSI (1.674.820 cổ phiếu), SAM (1.251.170 cổ phiếu).

Có 23,4 triệu chứng khoán khớp lệnh thành công, trị giá 801,1 tỷ đồng. Qua giao dịch thỏa thuận có thêm 2,1 triệu chứng khoán chuyển nhượng đưa tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 25,5 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, gấp hơn 2 lần so với chốt phiên hôm qua, tương ứng 850,6 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tăng cường bán ra. Cụ thể, khối ngoại chỉ mua vào gần 3,2 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trong khi lượng bán ra đến 5,3 triệu chứng khoán.

Giám đốc khối phân tích công ty chứng khoán EuroCapital, ông Ngô Văn Minh cho biết, việc khuyên các nhà đầu tư không nên bán tháo đã có cơ sở. Bởi lẽ, Mỹ có thể sẽ lập ra một công ty của chính phủ để mua lại tất cả các khoản nợ xấu trong báo cáo tài chính của các định chế tài chính Mỹ. Tình hình tài chính Mỹ sẽ có thể được cứu vớt. Do đó, ông Minh nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam tuần sau sẽ xác định lại xu hướng.

Chỉ số Hastc-Index của sàn Hà Nội cũng trải qua phiên giao dịch cuối tuần trong không khí sôi động với mức tăng 9,66 điểm (7,1%), dừng ở 145,74, chấm dứt chuỗi giảm điểm kéo dài 3 phiên trước đó. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 11,6 triệu chứng khoán, trị giá 325 tỷ đồng.


VnExpress


Ông Võ Văn Quyền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, nhận định về xu hướng giá xăng trong nước thời gian tới.

Nếu giá dầu thế giới giảm xuống thấp, giá xăng trong nước sẽ tiếp tục giảm hay sẽ tăng thuế thưa ông?

Đối với mặt hàng xăng dầu, nguyên tắc điều hành của Nhà nước là điều hành theo cơ chế thị trường nhưng Nhà nước quản lý, đảm bảo đủ lợi nhuận để bù đắp chi phí hoạt động, bù đắp lỗ do phải thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế.

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã nghiên cứu và tham vấn các hãng dầu lớn thế giới, và đều dự báo theo kịch bản là giá dầu thế giới sẽ tiếp tục giảm. Cũng có nguồn tin đáng tin cậy dự báo sẽ xuống đến 80 USD/thùng.

Tuy nhiên, câu chuyện thị trường luôn luôn khó lường trước, với những biến động như bất ổn chính trị, thiên tai... có thể sẽ trở lại.

Thuế nhập khẩu xăng dầu đã được tăng từ 0% lên 5%. Thuế nhập khẩu xăng dầu không chỉ góp phần tăng thu cho ngân sách mà còn có tác dụng điều tiết thị trường. Với mức giá cuối tháng 8 và đầu tháng 9, mức thuế nhập khẩu 5% là hợp lý.

Bởi vì, với mức thuế cao hơn, chênh lệch giá bán và chi phí sẽ sát vào nhau, nhiều doanh nghiệp có thể gặp khó khăn. Nếu giá thế giới hạ xuống, giá bán lẻ trong nước cũng hạ xuống mức thấp hơn giá của các nước láng giềng, tình trạng buôn lậu sẽ xảy ra.

Như vậy, câu chuyện về giá xăng dầu phải được cân đối, xem xét từ rất nhiều yếu tố: tiêu dùng, mức chịu đựng của nền kinh tế, xu hướng giá thế giới, thực trạng của các doanh nghiệp về lượng tồn kho và sức khỏe tài chính, chống buôn lậu, xét cả ngắn hạn và dài hạn.

Nguyên tắc chung cho bài toán này vẫn là đảm bảo lợi ích ba bên Nhà nước - Doanh nghiệp - Tiêu dùng. Tính toán đến sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng rất quan trọng. Đấy lại là những yếu tố luôn luôn khả biến.

Nếu giá dầu thế giới xuống sâu nữa, đến mức 80 USD/thùng, bài toán tăng thuế hay giảm giá xăng có thể được tính toán đến. Tuy nhiên, xét trên điều kiện hiện tại, cơ hội giảm giá xăng là rất khó.

Quyết định giảm giá dầu diesel và thực hiện cơ chế thị trường vào thời điểm này liệu có thích hợp không, thưa ông?

Quyết định giảm giá dầu vào thời điểm này là thích hợp. 100% sản phẩm dầu mỏ tiêu thụ ở Việt Nam đều qua nhập khẩu, vì vậy, những biến động tăng giảm của thị trường dầu mỏ thế giới có tác động trực tiếp đến thị trường trong nước.

Từ cuối tháng 7, đầu tháng 8, xu hướng giảm giá của thị trường dầu thế giới đã khá rõ nét. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô trong nước cũng bắt đầu có tín hiệu tốt. Đây là những điều kiện trong nước và quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện công tác điều hành thị trường xăng dầu trong nước theo cơ chế thị trường.

Việc giảm giá dầu lần này có gặp khó khăn gì và cơ chế tính toán bù lỗ cho doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào?

Bên cạnh một số điều kiện thuận lợi, việc giảm giá dầu vào thời điểm này vẫn có một số khó khăn. Đó là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong những tháng đầu năm thua lỗ khá cao.

Trong đó, Nhà nước bù lỗ cho kinh doanh dầu, nhưng lỗ do kinh doanh mặt hàng xăng lại không được bù lỗ và doanh nghiệp phải tự gánh vác từ năm 2004.

7 tháng đầu năm nay, vì mục tiêu chung của nền kinh tế nên việc tăng và giảm giá xăng trong thời gian này không thực hiện theo biến động của thị trường, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị lỗ khá nặng trong thời gian này.

Cũng trong thời gian đó, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo lượng dự trữ xăng dầu rất lớn, nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế xã hội. Vì vậy, khi giá thế giới bắt đầu quay đầu giảm, lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp là rất lớn với giá vốn tồn kho cao hơn mặt bằng giá thế giới và giá bán hiện nay.

Tính đến hết tháng 7, số tiền doanh nghiệp chịu lỗ từ xăng đã lên đến 3.000 tỷ đồng. Các khoản lỗ về xăng không được Nhà nước bù lỗ nhưng được tạm ứng vì hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang rất thiếu vốn. Số tiền này sẽ được trả lại dần cho ngân sách Nhà nước. Các khoản lỗ về dầu tiếp tục được Nhà nước bù lỗ bằng ngân sách trước thời điểm thị trường hóa.

Nếu giữ giá bán hiện nay, đối với xăng, nhiều doanh nghiệp đã hòa vốn và bắt đầu có lãi, cũng có đơn vị lỗ nhưng lỗ không đáng kể. Mặt hàng dầu hỏa cũng tạm ổn, mặt hàng dầu mazut là bắt đầu giảm lỗ. Mặt hàng dầu diesel giá vốn tồn kho khá cao so với giá bán hiện nay.

Cơ chế điều hành cũng cho phép đến hết năm 2008 bắt đầu tính toán lại. Các lô hàng nhập sau ngày 16/9 sẽ trích dần ra, tính trên cơ sở tạm ứng về khoản lãi để nộp dần vào. Cuối năm sẽ quyết toán các khoản lãi lỗ. Doanh nghiệp nào tiếp tục lỗ sẽ được khoanh lỗ và chuyển vào đầu năm 2009.

(18/09/2008 - VNE)

Sau khi bất ngờ tăng mạnh lên 18,3 triệu đồng/lượng khi mở cửa phiên giao dịch ngày 18/9, giá vàng trong nước đã giảm nhiệt dần xuống 17,88 triệu đồng vào cuối giờ chiều do người dân đổ xô đi bán và vàng thế giới cũng điều chỉnh giảm nhẹ. Sáng nay 19/9, giá vàng tiếp tục giảm thêm 100.000 đồng/lượng.

Cụ thể, giá vàng PNJ-DAB của PNJ Phú Nhuận Hà Nội vào lúc 9h00 sáng 19/9, đang được giao dịch ở mức 17,50 triệu (mua) và 17,90 triệu đồng/lượng (bán) so với 17,60 triệu đồng/lượng (mua) và 17,95 triệu đồng/lượng (bán) vào cuối giờ chiều 18/9.

Giá vàng 24-K của các cửa hàng vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu tại Hà Nội sáng 19/9, đang ở mức 17,48 triệu đồng/lượng (mua vào) và 17,78 triệu đồng/lượng (bán ra), so với 17,55 triệu đồng/lượng (mua) và 17,88 triệu đồng/lượng (bán) vào chiều 18/9.

Khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra tại các cửa hàng vàng bạc tại Hà Nội sáng 19/9 giảm từ mức 500.000 đồng/lượng hôm qua xuống 300.000-400.000 đồng/lượng.

Giá vàng trong nước hiện cao hơn giá thế giới 800.000 đồng/lượng.

Giá vàng trong nước giảm trong phiên giao dịch chiều qua là do người dân đổ xô đi bán vàng khi giá bất ngờ tăng vọt lên trên 18 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng được chiều chỉnh xuống nhẹ sáng 19/9 là do giá vàng quốc tế giảm gần 20USD so với cùng thời điểm này sáng qua.

PNJ Hà Nội cho biết, trong ngày 18/9, đã mua vào tổng cộng 1.000 lượng vàng, trong khi chỉ bán ra được 100 lượng.

Cũng vào ngày 18/9, thị trường tài chính Mỹ đã chứng kiến sự hoảng loạn của các nhà đầu tư. Do lo sợ cuộc khủng hoảng tại đây sẽ ngày càng tồi tệ và có thể sẽ kéo theo sự sụp đổ của các tập đoàn khác sau Lehman, Merrill… các nhà đầu tư tháo chạy chứng khoán và các kênh đầu tư khác để đổ dồn sang vàng khiến giá kim loại này tăng thêm gần 100 USD/ounce trong chỉ vài giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, cho tới sáng nay 19/9, thị trường đã bớt căng thẳng sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson và Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben S. Bernanke cam kết sẽ đưa ra một biện pháp tổng thể để làm hồi sinh thị trường tài chính và ngăn chặn các vụ đổ vỡ trong lĩnh vực này.

Phản ứng ngay lập tức với thông tin trên, đồng USD đã tăng giá khá mạnh trở lại, đặc biệt so với Yên Nhật, tới 9h45 sáng 19/9 giờ Tokyo, tỷ giá USD/yen đã tăng 0,8% so với ngày 18/9 lên mức 1USD bằng 106,18 yen. Còn tỷ giá euro/USD giảm từ 1,4348 chiều 18/9 xuống 1,4245.

Giá vàng cũng ngay lập tức giảm theo đà tăng giá của USD.

Trên sàn New York, vào 9h15 sáng 19/9 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đã giảm 19USD so với cùng giờ này sáng qua xuống 853,90 USD/ounce.

Giá vàng giao sau tháng 12 giảm 20,4USD xuống 859,60 USD/ounce.

Giá dầu thô giao tháng 10 trên sàn New York tính tới 9h20 sáng 19/9 (giờ Việt Nam), vẫn đứng ở mức 97,67 USD/thùng.

(19/09/2008 - VNE)



(ĐTCK-online) Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/09/2008, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 439,06 điểm, tăng 19,78 điểm (tương đương tăng 4,72%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 23.412.250 đơn vị, tăng 99,81% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 801,183 tỷ đồng, tăng 97,86% so với phiên trước.

Sau 10 phiên giao dịch trước đó, thị trường đã có đến 9 phiên giảm điểm, chỉ có 1 phiên tăng nhẹ hôm đầu tuần. 139,28 điểm (tương đương 25%) là số điểm mà chỉ số VN-index đã mất trong 2 tuần vừa qua. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường bất ngờ bùng nổ với gần như tất cả các cổ phiếu đều tăng điểm, cho dù vẫn chưa có một thông tin tốt đáng kể nào thêm, ngoại trừ thông tin ngân hàng Trung ương các nước bơm tiền cứu các ngân hàng đang gặp nguy và sự lên điểm của thị trường chứng khoán toàn cầu.

Trong khi đó, ở trong nước ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán, đồng thời là người phát ngôn của cơ quan này cho biết, hiện UBCK chưa có bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc thay đổi biên độ dao động giá chứng khoán.

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, màu đỏ vẫn tiếp tục là màu chủ đạo trên bảng giao dịch điện tử bởi đà giảm điểm trong 3 phiên trước đó quá mạnh. Tuy nhiên, dấu hiệu hồi phục đã thể hiện khá sớm với số mã tăng giá đã xuất hiện nhiều hơn. Cuối đợt 1 thị trường đảo chiều khá nhanh cổ phiếu lại đua nhau tăng giá trước sức cầu mạnh mẽ.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 14,86 điểm, lên 434,14 điểm (tương đương tăng 3,54%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 12.135.630 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 428,08 tỷ đồng. Khối lượng này đã vượt cả khối lượng được giao dịch trong cả phiên trước đó. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 98 mã tăng giá, 22 mã đứng giá tham chiếu nhưng vẫn còn 44 mã giảm giá.

Sau nhiều phiên dư mua trống trơn trong khi dư bán dày đặc thì đến phiên này, tình thế đảo ngược hoàn toàn. Lượng đặt mua tăng mạnh, áp đảo hoàn toàn bên bán. Bước sang đợt khớp lệnh liên tục đã có trên 70% mã tăng giá, chỉ số VN-Index tăng mạnh hơn 4%.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 19,79 điểm, lên 439,07 điểm (tương đương tăng 4,72%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 22.483.410 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 762,58 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index tăng 19,78 điểm, lên 439,06 điểm (tương đương tăng 4,72%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 23.412.250 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 801,18 tỷ đồng. Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.115.310 đơn vị, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 49,51 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch trong phiên sáng nay đạt 25.527.560 đơn vị, với tổng giá trị giao dịch tương ứng đạt 850,69 tỷ đồng.

Trong tổng số 164 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 163 mã tăng giá, thì có 159 mã tăng trần. Mã đứng giá tham chiếu duy nhất là DCL.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng trần. Cụ thể, VPL tăng 5.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,90%) đạt 107.000 đồng. VNM tăng 4.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,97%) đạt 95.000 đồng. FPT tăng 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,85%) đạt 86.500 đồng. PVD tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,49%) đạt 81.500 đồng. VIC tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,46%) đạt 82.000 đồng. DPM tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,76%) đạt 55.000 đồng. HPG tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,76%) đạt 55.000 đồng. SSI tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,85%) đạt 54.000 đồng. PPC tăng 1.300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,87%) đạt 28.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là STB với gần 2 triệu đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 24.200 đồng/cổ phiếu, tăng 1.100 đồng (tương đương 4,76%).

Trong phiên giao dịch sáng nay, có tới 8 cổ phiếu cùng tăng hết biên độ giao dịch 5% là DHA, DRC, SHC, SGH, VSC, VSG, HBD và VSH. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 6.000 đồng lên mức 127.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 27 nghìn cổ phiếu.

Tẩt cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên sàn Tp.Hồ Chí Minh đều tăng kịch trần. MAFPF1 tăng 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,35%) đạt 4.800 đồng. PRUBF1 tăng 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,26%) đạt 4.900 đồng. VFMVF1 tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,81%) đạt 10.900 đồng. VFMVF4 tăng 300 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,84%) đạt 6.500 đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 80 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.812.060 đơn vị. VPL là mã được mua vào nhiều nhất với 418.060 đơn vị, chiếm 14,87% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là SSI với 300.070 đơn vị. DPM với 255.450 đơn vị. FPT với 191.280 đơn vị. SAM với 173.560 đơn vị.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

24.200

1.100

4,76%

1.997.090

SSI

54.000

2.500

4,85%

1.674.820

SAM

23.500

1.100

4,91%

1.251.170

VIP

16.500

700

4,43%

798.930

FPT

86.500

4.000

4,85%

757.290

8 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

DHA

23.100

1.100

5,00%

28.700

DRC

33.600

1.600

5,00%

84.220

SHC

42.000

2.000

5,00%

155.830

SGH

84.000

4.000

5,00%

190

VSC

63.000

3.000

5,00%

5.020

VSG

21.000

1.000

5,00%

151.700

HBD

12.600

600

5,00%

3.210

VSH

29.400

1.400

5,00%

111.160