NĐT nước ngoài có đang “tháo chạy” khỏi TTCK Việt Nam?

Friday, September 19, 2008 |

Cơn bão tài chính diễn ra tại Mỹ đang làm “nóng” lên những nghi ngại về khả năng tháo chạy của NĐT nước ngoài khỏi Việt Nam, tình hình có thực sự tồi tệ như vậy không?

Trong nhiều ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước không ngừng đưa tin về tình hình tồi tệ của nền kinh tế đứng đầu thế giới và nổi bật là các biến cố lớn ở Merrill Lynch và Lehman Brothers. Có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh vấn đề này về mức độ ảnh hưởng của nó đối với Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK), đặc biệt là động thái của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian này.

Cho đến thời điểm này, mặc dù Việt Nam đã gia nhập WTO được gần 2 năm, nhưng bất cứ ai cũng thấy mực độ hội nhập với kinh tế thế giới của Việt nam còn rất hạn chế. Đặc biệt là với TTCK non trẻ của Việt Nam thì còn ít hơn nữa, tính liên thông gần như chưa có, có chăng hiện nay chỉ là ảnh hưởng tâm lý đầu tư (?)

Theo dõi tình hình chứng khoán thế giới và tình hình chứng khoán VN trong thời gian qua có thể thấy rõ. Trong khi TTCK Mỹ xuống dốc đi cùng với thông tin về tình hình khó khăn của các tập đoàn tài chính lớn của Mỹ (khoảng thời gian tháng 8/2008), các thị trường CK hàng đầu châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan… xuống dốc thì TTCK Việt Nam ngược lại, tăng mạnh.

Ngày 17/9/2008, sau khi tin Lehman Brothers phá sản được xác nhận (cũng trong thời gian đó cũng có tin xác nhận Fed chi hơn 80 tỉ USD cứu AIG), TTCK Mỹ tăng, TTCK Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan tăng, nhưng Việt Nam vẫn giảm mạnh (ngày 18/9/2008). Hơn nữa trước đó TTCK Việt Nam đã sụt giảm liên tiếp 2 tuần. Như vậy có nên kết luận TTCK Việt Nam giảm mạnh do chịu ảnh hưởng từ các tín hiệu xấu của tình hình tài chính Mỹ không?

Tôi không bác bỏ hoàn toàn việc TTCK Việt Nam có chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới lúc này, nhưng sự ảnh hưởng đó chỉ dừng lại ở mức độ tâm lý nhà đầu tư, xa hơn nữa là ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp (với mức độ bài viết không phân tích sâu hơn)… nhưng đó là lâu dài và không lo ngại đến mức như hiện nay nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đưa. Không những thế, TTCK Việt Nam còn có lợi trong tình hình này, do là thị trường mới nổi, không chịu ảnh hưởng nhiều của cơn bão tài chính ở Mỹ nên đây cũng là một trong những nơi đầu tư tốt, ít nhất trong thời gian này.

Các số liệu giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài gần đây chưa cho thấy dấu hiệu của đợt tháo chạy.
(Số liệu giao dịch ngày 18/9/2008, theo CafeF)
(Nguồn: CafeF)

Trong thời gian này, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn chưa thực sự khởi sắc, nhưng về cơ bản đã đi dần vào ổn định, lạm phát đã có dấu hiệu giảm dần (điều đó càng được khẳng định trong tình hình giá dầu giảm dưới 100 USD/thùng). Thêm vào đó, tình hình hiện nay không tồi tệ như thời gian trước tháng 6/2008. Vậy thời điểm này có phải là cơ hội mua vào hay không? Cái đó mỗi nhà đầu tư cần tự tìm ra câu trả lời cho chính mình.

Trong bài viết này tôi không đưa ra nhiều phán đoán về đáy của đợt giảm trên quan điểm cá nhân, chỉ xin đưa ra một số nhận định giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin để có được quyết định chính xác hơn.
(theo Cafef)

0 comments: