Trong bài viết mới đăng trên tờ Project Syndicate, 2008, Nhà kinh tế học Mỹ, GS Joseph E.Stiglitz, người đã được giải Nobel Kinh tế 2001, đã nhận xét rằng, với sự lan rộng của cuộc khủng hoảng "Made in USA" thì các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển lại chịu hiểm nguy nhiều hơn là chính nước Mỹ phải chịu.

Theo GS Joseph E.Stiglitz, thế giới đang lấn sâu vào một cuộc khủng hoảng toàn cầu và toàn diện, có khả năng là một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 1/4 thế kỷ trở lại đây, mà cũng có thể là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng.

"Giờ thì cuộc khủng hoảng đã lan rộng, và có thể nhìn thấy trước, rằng nó còn lan toả và hoành hành mạnh ở các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển - những nền kinh tế mà sức đề kháng kém hơn. Thật đáng để lưu tâm, rằng nước Mỹ - tâm bão tài chính - sẽ vẫn là nơi trú ẩn an toàn nhất đối với những người cầm tiền trong bối cảnh này. Có thể đảm bảo một điều rằng những gì mà chính phủ Mỹ đảm bảo cho giới tài chính luôn chắc chắn hơn một đảm bảo tương tự từ một nước thuộc thế giới thứ 3", GS Joseph E.Stiglitz nhận xét.

Theo GS, khi nước Mỹ dùng tới cả tiền tiết kiệm của thế giới để giải quyết vấn đề khủng hoảng của mình, rõ ràng khủng hoảng sẽ lan rộng và tăng cấp, và thương mại, thu nhập quốc dân của mỗi nước, rồi giá nguyên vật liệu đầu vào... sẽ bị tác động tiêu cực và tệ hại thay cho các các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển - đó lại là thế mạnh tạo tăng trưởng của họ.

Nói cách khác, thế mạnh tạo tăng trưởng của các các nền kinh tế mới nổi và ít phát triển đang và sẽ bị cuộc khủng hoảng "Sản xuất tại Hoa Kỳ" ăn mòn tệ hại, đặc biệt là các nền kinh tế có quan hệ thương mại, đầu tư gần gũi với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, GS Joseph E.Stiglitz có cho rằng, những nước chưa tự do hoá dòng vốn hoàn toàn, như Trung Quốc chẳng hạn, sẽ đỡ bị tác động hơn vì họ không bị cuốn theo từng cú ra chiêu của ông Henry Paulson ở Mỹ.

GS Joseph E.Stiglitz cũng nhắc đến một thực tế đáng buồn hiện nay là đang có nhiều nước đã phải viện tới sự giúp đỡ không lấy gì làm dễ chịu từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dù biết rằng đi kèm gói trợ cứu tài chính luôn là những gì đó tương tự như mất công bằng trên trường quốc tế. Bởi trong khi các nước phát triển cố tạo ảnh hưởng, ghi dấu ấn riêng vào IMF và các chính sách của
định chế này, thì các nước viện tới sự trợ giúp của IMF lại là người phải áp dụng các chính sách ấy.

0 comments: