“Kỹ xảo” trên sàn chứng khoán

Wednesday, September 24, 2008 |

Lợi dụng sự sơ hở trong quản lý tài khoản, những kẻ đầu cơ đã tạo ra nhiều tài khoản riêng đứng tên những người khác nhau. Khi thực hiện lệnh mua hoặc bán, họ đặt giá ở nhiều cấp độ khác nhau. Đây là cái bẫy đối với những nhà đầu tư ít kinh nghiệm.

1. Bán cổ phiếu với giá sàn

Các “đại gia” muốn mua cổ phiếu giá rẻ nên đã chủ động đem bán ào ạt với giá sàn ở một tài khoản. Những NĐT “non” rơi vào tâm lý hoang mang, lo sợ cổ phiếu mình đang nắm giữ có “vấn đề” nên vội vã bán tống bán tháo phòng rủi ro. Lúc đó, NĐT “đại gia” ung dung mua lại số cổ phiếu này bằng một tài khoản khác.

2. Đặt mua giá trần

Để bán được cổ phiếu đang có với giá cao, một số NĐT đã dùng tiểu xảo là đặt lệnh mua ào ạt với giá trần. Những NĐT mới rất dễ bị sập bẫy vì tâm lý “ăn theo” nghĩ rằng đây là tin tốt nên cũng vội vàng mua vào. Lúc này, NĐT “đại gia” dùng tài khoản khác bán dần ra cổ phiếu đó ở giá thấp với số lượng lớn hơn. Vài hôm sau “đại gia” ngừng “diễn”, giá cổ phiếu đứng và xuống khiến nhiều NĐT “chết đứng”. Tuy nhiên, đây cũng là một hiện tượng thật do tác động của thông tin thật. Vì vậy cần tỉnh táo để phân biệt đâu là thật và đâu là “bẫy”.

3. Bán chặn giá trên

Kỹ xảo này cũng nhằm mục đích mua rẻ, những “đại gia” muốn mua CP giá rẻ, sẽ bán ra số lượng CP rất lớn ở tài khoản A ngay từ đầu giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn. Trong khi ở tài khoản B, “đại gia” này chỉ đặt mua CP với lượng vừa phải và đặt giá dưới tham chiếu. Thế là ai muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và số CP bán dưới giá tham chiếu này sẽ dễ dàng “sa bẫy” của “đại gia”.

4. Mua chặn giá dưới

Kỹ xảo này cũng nhằm bán được giá cao. Ngay từ đầu giờ giao dịch, NĐT lớn đặt mua số lượng lớn CP ở giá tham chiếu tại tài khoản A và đặt bán số lượng nhỏ ở giá cao hơn giá tham chiếu tại tài khoản B. Thấy lượng cung ít hơn nhiều so với lượng cầu, những NĐT nhỏ lao vào đặt mua giá cao để mua bằng được sẽ bị “mắc bẫy” vì ở một tài khoản khác, NĐT lớn đã trực sẵn lệnh bán lượng lớn CP với giá cao.

Các kỹ xảo 1, 2, 3, 4 nói trên làm môi trường giao dịch CP mất đi sự lành mạnh và NĐT nhỏ là người chịu thiệt thòi nhất.

5. “Rải đinh” che giá mua thật

NĐT lớn hay nhỏ đều có thể dùng kỹ xảo này để mua được giá tốt nếu không muốn mua trần. Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua 1 lô, ví dụ 1 lô mua tại giá 35.000 đồng, 1 lô mua giá 34.900 đồng và 1 lô mua giá 34.800 đồng. Khi đó toàn bộ các lệnh mua khác bị che khuất, vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất. Phía sau những thông số giả trên bảng điện là cuộc đấu trí thú vị giữa các NĐT. NĐT nước ngoài kinh doanh trên TTCK Việt Nam cũng học được cách “rải đinh”, song họ có tiềm lực tài chính mạnh, nên thường “rải đinh” to như mua 100 lô tại giá 27.000 đồng; 100 lô tại 26.900 đồng và 100 lô tại 26.800 đồng.

6. “Rải đinh” che giá bán thật

Ngược lại với “rải đinh” mua, cách “rải đinh” bán được thực hiện như sau: NĐT đặt bán ở mức 3 giá sàn thấp nhất, ví dụ bán 1 lô giá 32.200 đồng, 1 lô giá 32.300 đồng, 1 lô 32.400 đồng, khiến các lệnh bán khác bị che lấp hoàn toàn.

Khi gặp kỹ xảo “rải đinh”, NĐT nên để ý giá khớp dự kiến. Nếu muốn mua, nên đặt trên giá khớp dự kiến 300 đồng đến 500 đồng là có thể mua được. Nếu muốn bán, nên đặt giá bán dưới giá khớp dự kiến 500 đồng đến 500 đồng là có thể bán được.

7. “Rải đinh” để khớp mua giá thấp

Khi TTCK không “nóng” thì kỹ xảo này rất có tác dụng. Kỹ xảo này có đặc điểm là không đặt mua tất cả lượng CP muốn mua ở một mức giá, mà rải ra vài mức giá. Đây là sự lợi dụng nguyên tắc so sánh các sổ lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất.

Ví dụ, bên bán có 5.000 CP bán ở giá sàn 24.900 đồng; nếu bên mua đặt 2.000 CP giá trần 27.500 đồng thì thị trường sẽ khớp giá tham chiếu 26.200 đồng. Song nếu bên mua lại đặt mua 1.500 CP giá trần 27.500 đồng; 200 CP ở giá 27.400 đồng; 200 CP ở giá 27.300 đồng và 100 CP ở giá sàn 24.900 đồng thì người mua sẽ được mua giá sàn.

8. “Rải đinh” để khớp giá bán cao

Có trường hợp CP khớp giá 33.600 đồng, nhưng vẫn còn dư mua tại giá 44.100 đồng. Trong trường hợp này, nếu người bán tinh ý thực hiện “rải đinh” ở giá bán 44.100 đồng thì CP đó sẽ chuyển sang khớp tại giá 44.100 đồng. Người bán sẽ bán được CP với giá cao hơn 500 đồng so với cách không dùng kỹ xảo. Do đó, khi muốn bán CP, nên quan sát đặt nhiều mức giá để khớp được giá tốt nhất.

Nắm được những kỹ xảo sẽ giúp NĐT hạn chế những rủi ro trong kinh doanh đồng thời có phương án kinh doanh phù hợp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, khi áp dụng khớp lệnh liên tục và tăng thêm màn hình nhập lệnh. Khi đó, việc khớp lệnh sẽ nhanh hơn và mảnh đất cho những kẻ “làm giá” sẽ dần bị thu hẹp.

Theo OTC.Com

1 comments:

Nguyễn Lê Duy said...

Mr. Lê Duy(0915 581 499) Chuyên viên tư vấn bất động sản Smartland.vn Click để xem chi tiết: Bán căn hộ First Home Premium Thủ Đức HCM Giá Rẻ hoặc Ban can ho First Home Premium Thu Duc Gia Re